한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Nước Mắt của Mari Mađơlen


Xem lời trong Mathiơ thì thấy đã được ghi chép rằng “Cha chúng tôi” (Mathiơ 6:9). Còn tại Galati, Đức Chúa Trời còn được ghi chép là “Mẹ chúng ta” (Galati 4:26). Xem II Côrinhtô thì thấy chúng ta được biểu hiện là các con trai và các con gái của Đức Chúa Trời (II Côrinhtô 6:19). Tổng hợp hết thảy mọi lời này, thì thấy rằng Kinh Thánh cho biết sự thật rằng chúng ta là các con cái trên trời hầu việc Đức Chúa Trời là Cha Mẹ, và chúng ta là gia đình Nước Thiên Đàng.

Chúng ta - những người đã phạm tội trên trời và bị đuổi xuống trái đất này, không nhớ được sự thật này. Tại thế giới 3 chiều mà chúng ta đang sinh sống này, thật là khó để nhớ lại những việc đã từng xảy ra trên thế giới phần linh hồn. Song, Cha Mẹ chúng ta không chỉ là danh xưng đơn thuần đâu, mà là Cha và Mẹ thực tế của chúng ta. Thông qua chứng cớ Kinh Thánh, Đức Chúa Trời làm thức tỉnh rõ ràng cho chúng ta về điểm này.

Trong gia đình, đạo lý mà các con cái đáng phải làm đối với cha mẹ là “hiếu thảo”. Vì mọi sự dưới đất này đóng vai trò hình và bóng của những thứ trên trời, nên thông qua gia đình phần thể xác, chúng ta có thể dò xem kể cả nội dung về gia đình phần linh hồn nữa. Trong Kinh Thánh, có xuất hiện rất nhiều đấng tiên tri đức tin thực hiện hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời, là Cha Mẹ phần linh hồn. Vào thời gian này, chúng ta hãy cùng học hỏi tấm lòng hiếu thảo hướng tới Đức Chúa Trời thông qua việc làm của Mari Mađơlen, là một trong số những người ấy.

Một bình ngọc trắng đựng dầu thơm và nước mắt của Mari


Mari Mađơlen đã xức một bình ngọc trắng đựng dầu thơm lên Đức Chúa Jêsus. Đằng sau hành động ấy đã có nội dung nào mà Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hễ nơi nào Tin Lành này được giảng ra, thì cũng truyền bá hết thảy việc làm của người đàn bà này vậy? Trước tiên, chúng ta hãy xác minh lời trong sách Luca.

Luca 7:36-49 “Có một người Pharisi mời Đức Chúa Jêsus ăn tại nhà mình. Vậy, khi đã vào nhà người Pharisi thì Ngài ngồi bàn. Vả, có một người đàn bà xấu nết ở thành đó, nghe nói Đức Chúa Jêsus đang ngồi bàn tại nhà người Pharisi, bèn đem đến một bình ngọc trắng đựng đầy dầu thơm. Người đứng đằng sau, nơi chân Đức Chúa Jêsus, khóc, sa nước mắt trên chân Ngài, rồi lấy tóc mình mà chùi; lại hôn chân Ngài, và xức dầu thơm cho. Người Pharisi đã mời Ngài, thấy vậy, tự nghĩ rằng: Nếu người nầy là đấng tiên tri, chắc biết người đàn bà rờ đến mình đó là ai, cùng biết ấy là người đàn bà xấu nết. Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán cùng người rằng... Một chủ nợ có hai người mắc nợ: một người mắc năm trăm đơniê, một người mắc năm chục. Vì hai người đều không có chi mà trả, nên chủ nợ tha cả hai. Trong hai người đó, ai yêu chủ nợ hơn? Simôn thưa rằng: Tôi tưởng là người mà chủ nợ đã tha nhiều nợ hơn. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ngươi đoán phải lắm. Đoạn, Ngài xây lại người đàn bà mà phán cùng Simôn rằng: Ngươi thấy đàn bà nầy không? Ta vào nhà ngươi, ngươi không cho nước rửa chân; nhưng người đã lấy nước mắt thấm ướt chân ta, rồi lấy tóc mình mà chùi. Ngươi không hôn ta; nhưng người từ khi vào nhà ngươi, thì hôn chân ta hoài. Ngươi không xức dầu đầu ta; nhưng người lấy dầu thơm xức chân ta. Vậy nên ta nói cùng ngươi, tội lỗi đàn bà nầy nhiều lắm, đã được tha hết, vì người đã yêu mến nhiều; song kẻ được tha ít thì yêu mến ít. Ngài bèn phán cùng người đàn bà rằng: Tội lỗi ngươi đã được tha rồi...”

Xem ghi chép trong sách Luca thì thấy rằng một người đàn bà đã sa nước mắt trên chân Đức Chúa Jêsus, rồi lấy tóc mình mà chùi, lại xức dầu thơm lên Đức Chúa Jêsus. Còn trong sách Mathiơ, đã được ghi chép kể cả lời phán của Đức Chúa Jêsus rằng “Hễ nơi nào Tin Lành này được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người.”

Mathiơ 26:6-13 “Khi Đức Chúa Jêsus ở làng Bêthani, tại nhà Simôn là người phung, có một người đàn bà cầm cái chai bằng ngọc trắng đựng dầu thơm quí giá lắm, đến gần mà đổ trên đầu Ngài đang khi ngồi ăn. Môn đồ thấy vậy, giận mà trách rằng: Sao phí của như vậy? Dầu nầy có thể bán được nhiều tiền và lấy mà thí cho kẻ nghèo nàn. Đức Chúa Jêsus biết điều đó, bèn phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi làm khó cho người đàn bà đó? Người đã làm việc tốt cho ta; vì các ngươi thường có kẻ nghèo ở cùng mình, song sẽ không có ta ở cùng luôn luôn. Người đổ dầu thơm trên mình ta là để sửa soạn chôn xác ta đó. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, khắp cả thế gian, hễ nơi nào Tin Lành nầy được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người.”

Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng


Như lời phán của Đức Chúa Jêsus, hành động thế này của Mari Mađơlen đã được ghi chép trong bốn sách Tin Lành, mà không sót một quyển nào cả. Trong sách Giăng, có cảnh Mari đến cùng Đức Chúa Jêsus, sa nước mắt trên chân Ngài, rồi lấy tóc mình mà chùi, lại xức dầu thơm lên Ngài, trông thấy sự ấy ở bên cạnh, Giuđa Íchcariốt đã nổi cơn tức giận. Hắn đã lý luận rằng “Vì ấy là dầu thơm đắt tiền gần tương đương với số tiền lương của cả một năm, nên chẳng phải tốt hơn nếu bán dầu ấy đặng bố thí cho người nghèo hơn là đổ hết một lượt lên Ngài hay sao?” Song, Kinh Thánh cho biết rằng hắn nói như vậy là bởi tấm lòng muốn trộm cắp giá bán dầu thơm ấy, hơn là bởi tấm lòng muốn cứu thế những người nghèo (Tham khảo: Giăng 12:1-8).

Sở dĩ Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hễ nơi nào Tin Lành được giảng ra thì cũng hãy thuật lại việc người đàn bà này đã làm, là bởi giống như đã nhìn thấu trong lòng của Giuđa Íchcariốt, thì Ngài cũng nhìn thấy trong lòng của Mari Mađơlen.

I Samuên 16:6-7 “Khi chúng đến, Samuên thấy Êliáp, bèn thầm rằng: Quả hẳn, kẻ chịu xức dầu của Đức Giêhôva đang ở trước mặt Ngài. Nhưng Đức Giêhôva phán cùng Samuên rằng; Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giêhôva chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giêhôva nhìn thấy trong lòng.”

Loài người xem bề ngoài của loài người mà phán đoán, nhưng Đức Chúa Trời luôn nhìn thấy trong lòng của chúng ta. Bên trong sự Mari Mađơlen xức dầu thơm lên Đức Chúa Jêsus, đã chứa đựng tấm lòng hiếu thảo đặc biệt hướng về Đức Chúa Trời đã mặc áo xác thịt mà đích thân đến tận trái đất này để cứu rỗi chúng ta, là các tội nhân trên trời bị định phải chết đời đời. Dù ngày nào Đức Chúa Trời cũng được tiếp đãi lịch sự hết mức đi nữa cũng chẳng đủ, thế mà Ngài lại bị phỉ báng, hủy báng và chế giễu bởi loài người, nhưng Ngài vẫn không từ bỏ đôi tay cứu rỗi, và dẫn dắt chúng ta cho đến cuối cùng. Vì đã nhận thức sâu sắc tận đáy lòng về ân huệ của Đức Chúa Trời ấy, nên Mari đã không ngần ngại mà xức dầu thơm giá cao lên Ngài.

Trong giọt nước mắt sa xuống của Mari khi nhìn trông Đức Chúa Jêsus, có chứa đựng sự ăn năn hối cải và sự nhận thức rằng “Vì tội nhân như tôi, mà Đức Chúa Trời đã đến tận trái đất này, và đã sống cuộc đời thể này, dù cuộc đời thảm thương đang chờ đợi Ngài hay sao?” Vì đọc được tấm lòng đẹp đẽ thể ấy trong giọt nước mắt của Mari, nên Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hễ nơi nào Tin Lành được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người đàn bà này đã làm để nhớ đến người.
Đức Chúa Trời là Cha Trên Trời và là Mẹ Trên Trời của chúng ta, còn chúng ta là các con trai và các con gái trên trời mà chính Đức Thánh Linh làm chứng cho. Khi hết thảy mọi thành viên gia đình Nước Thiên Đàng hối cải ăn năn chân thật, đồng thời hiếu thảo như thế này đối với Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời thật sự sẽ vui mừng bởi tấm lòng của chúng ta.

Hành động hiếu thảo xuất phát từ tấm lòng hiếu thảo


Trước khi đến trái đất này, chúng ta đã sống cuộc sống hạnh phúc trên vương quốc trên trời, gọi Đức Chúa Trời là Cha và Mẹ. Song, bị cám dỗ bởi Satan, chúng ta đã phạm tội, mặc áo của tội nhân và bị đuổi xuống trái đất này, bị đặt để trong tình cảnh bị định phải chết đời đời. Vì chúng ta thể ấy, Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã từ bỏ kể cả vinh hiển trên trời, hạ mình xuống, mà đến trái đất này trong hình ảnh dưới thiên sứ, trải qua năm tháng hy sinh để mở ra con đường hầu cho chúng ta có thể trở về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Giờ này cũng vậy, Satan khiến cho nhân sinh không hiểu ra sự thật này, và hủy báng khiến cho loài người không thể làm trọn vẹn hiếu thảo phần linh hồn đối với Đức Chúa Trời.

Kể cả đối với cha mẹ phần xác thịt cũng vậy, chúng ta đáng phải làm hết đạo lý hiếu thảo. Song, tôi tin rằng không nên kết thúc ở điều này, mà chúng ta còn phải hiểu biết ngay thẳng kể cả nguyên lý phần linh hồn thông qua nguyên lý phần xác thịt, rồi đạt tới sự ăn năn hối cải trọn vẹn giống như Mari Mađơlen, mà làm hết đạo lý hiếu thảo đầy nhiệt tình hơn nữa đối với Cha Mẹ Trên Trời.

Mari Mađơlen, dù đã là người đàn bà ở trong nhiều sự khó khăn, nhưng đã hiểu ra rằng Đức Chúa Trời thậm chí đã lựa chọn mặc xác thịt đến thế này để cứu rỗi bản thân mình, là người nhiều tội lỗi, nên bà ấy đã đập vỡ bình ngọc trắng mà xức dầu thơm lên Đức Chúa Jêsus, sa nước mắt trên chân Ngài, mà lấy tóc mình chùi chân Đức Chúa Jêsus. Chúng ta nên ghi khắc sâu sắc trong tấm lòng về nước mắt mà Mari Mađơlen đã sa xuống, dầu thơm mà Mari Mađơlen đã xức và tấm lòng của Mari Mađơlen nữa, nhờ đó chúng ta nên làm trọn hiếu thảo đối với Cha Mẹ Trên Trời và dâng vinh hiển cùng cảm tạ lên Ngài.

Michê 6:6-8 “Ta sẽ đem vật gì chầu trước mặt Đức Giêhôva và quì lạy trước mặt Đức Chúa Trời rất cao? Ta sẽ đến trước mặt Ngài với những của lễ thiêu và với những bò con giáp niên sao? Đức Giêhôva há có thích những hàng ngàn chiên đực hay là hàng vạn sông dầu sao? Ta há nên dâng con đầu lòng của ta vì sự phạm pháp ta, và trái của thân thể ta vì tội lỗi linh hồn ta sao? Hỡi người! Ngài đã tỏ cho ngươi điều gì là thiện; cái điều mà Đức Giêhôva đòi ngươi há chẳng phải là làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời ngươi sao?”

Hiếu thảo phần linh hồn mà chúng ta có thể dâng lên Đức Chúa Trời không phải là thứ đặc biệt gì. Đức Chúa Trời đã phán rằng chẳng phải Ngài thích những hàng ngàn chiên đực hay là hàng vạn sông dầu đâu, nhưng khi chúng ta làm sự công bình, ưa sự nhân từ và bước đi cách khiêm nhường với Đức Chúa Trời, thì Ngài không còn điều gì mong muốn hơn. Rốt cuộc, sự hết thảy chúng ta cùng tham gia vào công việc cứu rỗi thế giới mà Đức Chúa Trời tiến hành, là hiếu thảo tối cao nhất mà chúng ta có thể làm.

Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về vấn đề rằng chúng ta có thể giúp đỡ công việc mà Cha làm như thế nào, có thể làm nhẹ bớt gánh nặng thập tự giá mà Mẹ đang gánh vác như thế nào, và hãy trở thành các con cái có thể làm trọn đạo lý hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời. Nên Đức Chúa Trời đã giao cho chúng ta việc giảng Tin Lành, và Ngài đã ban tài năng cho chúng ta trở thành người giúp việc giao ước mới (I Têsalônica 2:4, II Côrinhtô 3:6).

Kính sợ Đức Chúa Trời là phận sự của loài người


Salômôn - “vua của sự khôn ngoan” đã để lại một lời dạy dỗ quan trọng nhất. Salômôn nổi tiếng là người có sự khôn ngoan nổi trội hơn hết thảy mọi người khôn ngoan từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Ông ấy đã đưa ra kết luận sau cùng nhất về loài người như sau.

Truyền Đạo 12:11-14 “Lời của người khôn ngoan giống như đót; sắp chọn các câu châm ngôn khác nào đinh đóng chặt: nó do một đấng chăn chiên mà truyền ra... Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.”

Salômôn đã ghi chép sách Truyền Đạo do được cảm động bởi Đức Thánh Linh. Kết luận sau cùng mà ông ấy đưa ra như sau: Sự hầu việc tốt Đức Chúa Trời, là Cha Mẹ phần linh hồn, và vâng phục hết thảy lời phán của Ngài, chính là phận sự quan trọng nhất mà nhân sinh nhân loại phải làm. Rốt cuộc, Salômôn đã làm thức tỉnh chúng ta thông qua sự dạy dỗ của Đức Thánh Linh về sự thật rằng các con cái trên trời phải làm trọn hiếu thảo đối với Cha Mẹ Trên Trời.

Loài người quên mất những việc đã xảy ra ở thế giới thiên sứ, không biết đến lý do và mục đích của cuộc đời, mà ăn ở như thể những thứ trên trái đất - thế giới 3 chiều này, là toàn bộ. Loài người trải qua từng ngày từng ngày trong khi giải quyết vấn đề ăn, mặc, ở và theo đuổi phú quý và công danh của thế gian, thế rồi sau khi chết thì loài người phải đứng trước tòa phán xét của Đức Chúa Trời.

Salômôn đã hưởng thụ hết thảy mọi phú quý vinh hoa của thế gian, nhưng thông qua sách Truyền Đạo, ông ấy đã làm cho thức tỉnh rằng hết thảy đều hư không, theo luồng gió thổi, và rằng đối với chúng ta có thế giới vĩnh cửu mà chúng ta sẽ trở về. Kính sợ Đức Chúa Trời trị vì thế giới ấy, tức là Cha Mẹ phần linh hồn của chúng ta, và giữ gìn các điều răn của Ngài là phận sự của loài người. Vào lúc cuối cùng, Đức Chúa Trời tỏ ra hết thảy những sự việc đã giấu kín, rồi kết thúc hết thảy mọi công cuộc bởi sự trả phần thưởng và phán xét tùy theo việc làm của mỗi người.

Kể cả Đức Chúa Jêsus đến trái đất này trên lập trường của Con, cũng đã đích thân cho thấy tấm gương làm công việc hiếu thảo bởi sự vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời cho đến chết. Trong số các lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, chúng ta tìm lời dạy dỗ rằng hãy hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời.

Mathiơ 22:34-38 “Người Pharisi nghe nói Đức Chúa Jêsus đã làm cho bọn Sađusê cứng miệng, thì nhóm hiệp nhau lại. Có một thầy dạy luật trong bọn họ hỏi câu nầy để thử Ngài: Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết.”

Lời phán rằng “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.” là lời dạy dỗ rằng “Vì Đức Chúa Trời là Cha và là Mẹ chúng ta, nên hãy làm trọn hiếu thảo phần linh hồn đối với Ngài trên lập trường của con cái.” Đức Chúa Jêsus đã cho biết rằng điều này là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết trong luật pháp.

Rốt cuộc, giống như lời dặn cuối cùng của Salômôn, điều răn thứ nhất và lớn hơn hết chính là hãy hết lòng mà làm trọn đạo lý hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta đã nghĩ rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tuyệt Đối và là sự tồn tại riêng biệt hoàn toàn đối với chúng ta, nhưng thông qua mắt xích của giao ước mới, Đức Chúa Trời đã kết nối với chúng ta bởi thịt và huyết mà muốn cắt đứt cũng không thể cắt đứt nổi, nhờ đó Ngài trở nên Cha chúng ta, trở nên Mẹ chúng ta, và hầu cho chúng ta trở nên các con trai và các con gái của Đức Chúa Trời. Với tư cách là con cái, hết thảy chúng ta đương nhiên đáng phải thực hiện hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời.

Hãy trở nên nhân vật chính nói và hành động hiếu thảo đẹp đẽ, làm trọn hiếu thảo phần linh hồn


Ở trên trái đất này cũng vậy, khi trông thấy hình ảnh các con cái hiếu thảo đối với cha mẹ, thì chúng ta chẳng đẹp lòng và thích thú hay sao? Tuy là câu chuyện ngày xửa ngày xưa, nhưng câu chuyện về người con hiếu thảo thực tiễn hiếu thảo vẫn đang được truyền lại cho đến tận ngày nay, và mang lại giáo huấn và cảm động cho mọi người.

Chúng ta cũng hãy làm ra thật nhiều câu chuyện đẹp đẽ để có thể kể cho các thiên sứ nghe, khi đi vào vương quốc trên trời. Đức Chúa Trời xứng đáng được nhận lấy vinh hiển đời đời mãi mãi, đã đến trái đất này trong hình ảnh người, dâng hiến hết thảy cuộc đời Ngài vì sự tha tội và sự cứu rỗi của các con cái. Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết này: Kính sợ Đức Chúa Trời và vâng phục lời phán của Ngài, là đạo lý và phận sự đương nhiên mà chúng ta phải làm.

Rất nhiều thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai thực hiện hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời. Trong số đó, sứ đồ Phaolô - người nhận biết muộn, đã thực tiễn tốt một cách đặc biệt đạo lý hiếu thảo đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy xem nội dung về ông ấy.

Rôma 8:35-39 “Ai sẽ phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đấng Christ? Có phải hoạn nạn, khốn cùng, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, hay là gươm giáo chăng? Như có chép rằng: Vì cớ Ngài, chúng tôi bị giết cả ngày; Họ coi chúng tôi như chiên định đem đến hàng làm thịt. Trái lại, trong mọi sự đó, chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà thắng hơn bội phần. Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.”

Đức Chúa Trời nâng niu và yêu thương chúng ta hơn bất cứ thứ gì trên thế gian này. Đấng nâng niu và yêu thương chúng ta còn hơn cả chúng ta nâng niu và yêu thương chính bản thân mình, là Cha Mẹ, ngoài ra không có ai khác. Sứ đồ Phaolô đã tham gia công việc Tin Lành với quyết tâm rằng dù có bất cứ hoạn nạn và tình huống nào thì cũng không thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời sẽ vui mừng cho một tội nhân ăn năn hơn là chín mươi chín người công bình ở trên trời, nên để dâng niềm vui thể ấy lên Cha Mẹ Trên Trời, ông ấy đã làm hết sức mình trong sứ mệnh truyền đạo.

Tôi mong các người nhà Siôn chúng ta cũng yêu mến và kính sợ Đức Chúa Trời, sống cuộc đời khôn ngoan và ngay thẳng nhất, tuân theo hết thảy mọi điều răn và mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, theo như nội dung mà Kinh Thánh chỉ bảo. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta làm vậy thì nước mắt của tấm lòng chúng ta, giống như nước mắt chứa đầy lòng thành của Mari Mađơlen, cũng thấm ướt chân Đức Chúa Trời chăng. Mong các con cái trên trời nhanh chóng tìm kiếm hết thảy anh em chị em chúng ta bị mất mà vẫn chưa kiếm tìm được, nhờ đó chúng ta có thể dâng niềm vui lên Cha Mẹ hàng ngày và thực hiện hiếu thảo chân chính.