A. Đúng như quý vị nói, Đức Chúa Trời được ghi chép là Êlôhim (
) ở khắp mọi nơi trong Kinh Thánh tiếng Hêbơrơ. Nhiều người thường nghĩ rằng Đức Chúa Trời là một Đấng, nhưng có một từ ngữ lật đổ thường thức này. Đó là “Êlôhim”. Tại vì “Êlôhim” có khái niệm số nhiều. Đôi khi có những người chủ trương rằng Kinh Thánh ghi chép là “Êlôhim” để biểu hiện sự sung mãn của thần tánh cùng quyền năng của Đức Chúa Trời; hoặc để bày tỏ Đức Chúa Trời - Ba Vị Nhất Thể, nhưng đó là sự ước đoán vô căn cứ vì không hiểu đúng Kinh Thánh. Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu xem ý nghĩa rõ ràng của từ Êlôhim, và về lý do vì sao Kinh Thánh ghi chép Đức Chúa Trời là “Êlôhim”.
Sự mầu nhiệm trong Kinh Thánh - “Êlôhim” “Êlôhim” là từ ngữ gây ra tranh luận lớn giữa các nhà thần học Kinh Thánh và các nhà ngôn ngữ học ngay cả cho đến bây giờ. Người ta biết rằng Đức Chúa Trời là một Đấng vì Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo là Thần Duy Nhất, thế mà Kinh Thánh tiếng Hêbơrơ lại ghi chép rằng Ngài là “Êlôhim”; và biểu hiện là “Chúng Ta”, cho nên thậm chí kể cả các học giả - những người đã nghiên cứu Kinh Thánh từ lâu, cũng không hiểu ra được ý nghĩa rõ ràng, và gọi đó là sự mầu nhiệm.
【
Mysteries of the Bible by Reader''s Digest, p.21
The enigmatic "we" of Genesis 】
CLIMAX of Genesis 1 and the heart of its mystery comes in the description of the creation of adam, the Hebrew term meaning "human being" or "humanity." God had said, "Let there be light." But now, God does not say, "Let there be man." Instead he says,
"Let us make man (adam) in our image, after our likeness" (Genesis 1:26). Every other act of creation had been a singular act—a word spoken and carried out. Now it would appear that God is surrounded by others like himself.
This passage has long been a puzzle for interpreters of the Bible. The ancient Jewish philosopher Philo admitted that only God knows the reason for it, but argued that it reflected the mixed character of humanity, combining both good and evil. Early Christian interpreters thought of it as a reference to the presence of Christ at creation.
(Dịch nội dung được gạch chân đỏ)
【 Sự mầu nhiệm trong Kinh Thánh / Reader's Digest phát hành, trang 21 】
“Chúng Ta” - Từ ngữ như câu đố trong Sáng Thế Ký
Đức Chúa Trời phán rằng “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta.” (Sáng Thế Ký 1:26).
Câu này là câu đố đối với những người giải nghĩa Kinh Thánh trong khoảng thời gian lâu dài.
Ý nghĩa của “Êlôhim” “Êlôhim (
)” bằng tiếng Hêbơrơ là từ vựng được hình thành từ “Êlôah (
)” - danh từ số ít chỉ ra Đức Chúa Trời, và thêm “~im” để chỉ ra số nhiều ở cuối câu. “Êlôhim” có nghĩa là “Các Đức Chúa Trời”. “Êlôhim” là từ ngữ đã được sử dụng nhiều để chỉ ra Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh Cựu Ước được ghi chép bằng tiếng Hêbơrơ.
(Dịch nội dung được gạch chân đỏ)
【 Từ điển tiếng Hêbơrơ 】
410. Êl: Đức Chúa Trời
430. Êlôhim: Dạng số nhiều của từ “Đức Chúa Trời”
433. Êlôah: Đức Chúa Trời, Thần
Xem ghi chép Kinh Thánh thì thấy rằng Đức Chúa Trời - Đấng sáng tạo trời đất và muôn vật; Đức Chúa Trời - Đấng dẫn dắt người dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô, và tuyên bố Mười Điều Răn; Đức Chúa Trời - Đấng mà các thánh đồ ở trong giao ước mới, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn thảy đều sẽ biết, đều được biểu thị là “Êlôhim (Các Đức Chúa Trời)”. (Sáng Thế Ký 1:1-31, Xuất Êdíptô Ký 20:1, Giêrêmi 31:33-34).
【 Kinh Thánh Đối Chiếu với sách Cựu Ước bản gốc 】
Sáng Thế Ký 1:26-27 “Ðức Chúa Trời (Êlôhim) phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta... Ðức Chúa Trời (Êlôhim) dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời (Êlôhim); Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” Xuất Êdíptô Ký 20:1 “Bấy giờ, Ðức Chúa Trời (Êlôhim) phán mọi lời nầy, rằng...” Giêrêmi 31:33 “Ðức Giêhôva phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Ðức Chúa Trời (Êlôhim) chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta.” “Chúng ta” hãy làm nên loài người như hình taSáng Thế Ký 1:1 “Ban đầu Ðức Chúa Trời (Êlôhim) dựng nên trời đất.” Sáng Thế Ký 1:3 “Đức Chúa Trời (Êlôhim) phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.” Ghi chép về Êlôhim được hiện ra từ Sáng Thế Ký chương 1. Đức Chúa Trời - Đấng sáng tạo trời đất và muôn vật, là Êlôhim, tức là Các Đức Chúa Trời. Và Đấng dựng nên loài người cũng là Đức Chúa Trời Êlôhim. Chúng ta cũng có thể tìm thấy nội dung như thế này trong Kinh Thánh bản dịch khác cũng như trong Kinh Thánh tiếng Anh nữa.
Sáng Thế Ký 1:26 (Bản Dịch Mới) “Đức Chúa Trời phán: Chúng ta hãy tạo nên loài người như hình thể Ta và giống như Ta...” Sáng Thế Ký 1:26 (Bản dịch tiếng Anh) “Then God said, “Let us make man in our image, in our likeness” Như câu trên, khi dựng nên loài người, Đức Chúa Trời đã phán rằng “Chúng Ta” đã làm, chứ không phải là “Ta” đã làm. Vì sao Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời là “Chúng Ta” vậy? Nếu xem hình ảnh của loài người đã được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời thì chúng ta có thể biết được lý do ấy.
Sáng Thế Ký 1:27 “Ðức Chúa Trời (Êlôhim) dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” Loài người được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời là người nam cùng người nữ. Điều này chứng minh rằng không chỉ Đức Chúa Trời mang hình Nam mà còn Đức Chúa Trời mang hình Nữ cũng tồn tại nữa, nói cách khác, có hai Đấng Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời Êlôhim đến với tư cách là Thánh Linh và Vợ MớiNhững người hiểu lầm thường thức như là lẽ thật, hiểu Đức Chúa Trời là một Đấng, là Cha, như họ đã tin theo từ trước, và từ chối vô điều kiện những lý luận trái với điều ấy. Tuy nhiên, Kinh Thánh làm chứng rõ ràng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời mang hình Nam và Đức Chúa Trời mang hình Nữ. Sự bí mật của Êlôhim được ghi chép trong Sáng Thế Ký chương 1 sẽ được giải thích chính xác tại Khải Huyển, là sách trang trí cuối cùng của Kinh Thánh.
Khải Huyền 22:17 “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Thánh Linh và Vợ Mới - Đấng tiến hành công cuộc sự cứu rỗi bằng cách ban nước sự sống cho loài người cách nhưng không, là Đức Chúa Trời mang hình Nam cùng Đức Chúa Trời mang hình Nữ - Đấng đã sáng tạo trời đất tại Sáng Thế Ký chương 1. Theo cách nhìn dựa trên Ba Vị Nhất Thể, Thánh Linh là Đức Chúa Trời Cha. Vậy thì, Vợ Mới - Đấng ban phát nước sự sống cùng với Thánh Linh (Đức Chúa Trời Cha), là Ai? Chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết hơn nữa về sự tồn tại của Vợ Mới.
Khải Huyền 21:9-10 “ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống...” Vợ Mới mà sứ đồ Giăng đã thấy thông qua sự mặc thị là thành thánh Giêrusalem từ trên trời mà xuống. Giêrusalem là biểu hiện một cách tượng trưng, còn Thật Thể ấy ở trong chứng cớ của sứ đồ Phaolô.
Galati 4:26 “Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.” Giêrusalem ở trên cao (trên trời) là Mẹ của chúng ta. Nói cách khác, Thánh Linh và Vợ Mới là Đức Chúa Trời Cha Mẹ - Đấng cứu rỗi linh hồn của chúng ta.
Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ hiện đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa của thời đại này theo lời tiên tri, đã cho chúng ta biết về sự quan phòng của sự sáng tạo và sự cứu rỗi. Và phán bảo chúng ta hãy rao truyền thiếp mời của sự cứu rỗi được ban cho từ Cha Mẹ, tới cả loài người. Chúng ta nên bày tỏ sự vinh quang của Đức Chúa Trời Êlôhim bằng cách truyền bá rộng rãi tin tức của sự cứu rỗi, sao cho xứng đáng là các con cái được nhận lấy sứ mệnh quý báu.