한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Lẽ thật cơ bản

Hội Thánh của Đức Chúa Trời, nơi tiếp nhận Đấng An Xang Hồng làm Đấng Christ Tái Lâm, đang giữ đúng ngày thứ bảy Sabát vào Thứ Bảy, theo lời dạy dỗ trong Kinh Thánh.

Rất nhiều Cơ đốc nhân trên toàn thế giới đều nhầm lẫn rằng ngày thứ bảy Sabát mà Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi dựng nên trời đất và muôn vật là Chủ nhật (Chúa nhật) theo chế độ thứ ngày nay, tuy nhiên trên thực tế Kinh Thánh làm chứng rằng ngày Sabát là Thứ Bảy.

Thậm chí còn có trường hợp dù biết rằng Thứ Bảy là ngày Sabát, nhưng vẫn không giữ, vì bị ràng buộc bởi thói quen giữ Chủ nhật.

Tuy nhiên, Kinh Thánh đang khiển tránh nghiêm khắc hành vi thêm hoặc bớt dù chỉ là một chấm một nét trong Kinh Thánh.

Khải Huyền 22:18-19 “Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.”


Ngày Kỷ Niệm Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo

Trước khi có ý nghĩa đơn thuần là “ngày nghỉ”, ngày Sabát đã có ý nghĩa là “ngày kỷ niệm Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, dựng nên trời đất và muôn vật.” Sau khi kết thúc công việc sáng tạo trong sáu ngày, Đức Chúa Trời đã nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy, và lại ban phước cho ngày đó.

Sáng Thế Ký 2:1-3 “Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.”

Cho nên, vào thời Môise, Đức Chúa Trời đã phán điều răn thứ tư trong mười điều răn là “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh.”, lý do là “vì trong sáu ngày Ðức Giêhôva đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Ðức Giêhôva đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” (Xuất Êdíptô Ký 20:11). Như vậy, ngày Sabát là ngày kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Trời, là ngày mà Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, ban phước lành.

Cho nên, những người dân hầu việc Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên trời đất và muôn vật, đã giữ chí thánh ngày Sabát như là một ngày thánh, và Đức Chúa Trời cũng ban cho người dân của Ngài ngày Sabát như là một dấu công nhận rằng họ là những người dân của Ngài. (Êxêchiên 20:11-17, Êsai 56:1-7)

Như vậy, ngày Sabát có ý nghĩa sâu sắc là thờ lạy và dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo, hơn là chỉ đơn giản là một ngày nghỉ ngơi. Đức Chúa Trời ban phước cho những người giữ ngày Sabát, nhưng giáng hình phạt và tai vạ kinh hoàng cho những người không giữ ngày Sabát.

Giêrêmi 17:24-27 “Nếu các ngươi chăm chỉ nghe ta... nếu các ngươi biệt riêng ngày sabát ra thánh và không làm việc gì trong ngày đó... và thành ấy sẽ còn đời đời.... Nhưng nếu các ngươi không nghe ta để biệt riêng ngày sabát ra thánh, mà trong ngày sabát khiêng gánh và vào cửa thành Giêrusalem, thì ta sẽ đặt lửa nơi cửa thành, lửa ấy sẽ thiêu hủy cung điện của Giêrusalem, không bao giờ tắt.”


Ngày Sabát là Thứ Bảy

Ngày nay, chúng ta đang gọi các thứ trong một tuần có bảy ngày là Chủ nhật, Thứ Hai v.v… chứ không gọi là ngày thứ nhất, ngày thứ hai v.v…. Chế độ thứ ngày nay được qui định ở Rôma, nơi mọi người qui định ngày thứ nhất của một tuần là Sunday (Chủ nhật), ngày thứ hai là Monday (Thứ Hai), ngày thứ ba là Tuesday (Thứ Ba) v.v… và ngày thứ bảy là Saturday (Thứ Bảy).

1) Xem lịch năm thì một tuần có 7 ngày. Ngày thứ nhất mà xuất hiện đầu tiên trong lịch năm là Chủ nhật, và ngày thứ bảy là Thứ Bảy.
Chẳng phải vì thế mà người ta gọi Thứ Bảy là cuối tuần hay sao?

2) Và hãy nghĩ xem “Phim cuối tuần” mà rất nhiều khán thính giả yêu thích, được chiếu vào thứ mấy?

3) Hơn nữa, vào giờ dự báo thời tiết, khi nói về thời tiết cuối tuần thì chẳng phải ấy là dự báo thời tiết của Thứ Bảy hay sao?

4) Ngay cả từ điển cũng ghi rằng Chủ nhật là ngày thứ nhất trong tuần (Sunday is the first day of the week), còn Thứ Bảy là ngày thứ bảy trong tuần (Saturday is the seventh day of the week). Thông qua thường thức xung quanh, chúng ta cũng biết được rằng Chủ nhật là ngày thứ nhất trong tuần, còn ngày thứ bảy là Thứ Bảy.

5) Kinh Thánh cũng làm chứng rằng ngày thứ bảy Sabát là Thứ Bảy thông qua cảnh phục sinh của Đức Chúa Jêsus.

Mác 16:9 “Vả, Đức Chúa Jêsus đã sống lại buổi sớm mai ngày thứ nhứt trong tuần lễ.” Ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh khỏi mộ là “ngày thứ nhất trong tuần lễ”, mà “ngày thứ nhất trong tuần lễ” mà Đức Chúa Jêsus phục sinh ấy là Chủ nhật, theo chế độ thứ ngày nay.

Chẳng phải vì thế mà tất thảy các tín hữu Cơ đốc trên toàn thế giới này đang giữ Lễ Phục Sinh vào Chủ nhật hay sao? Nội dung này được chép trong Bản dịch Tiếng Anh Good News Bible như sau:

“After Jesus rose from death early on Sunday (Sau khi Đức Chúa Jêsus sống lại lúc sáng sớm ngày Chủ nhật)”, ngày Đức Chúa Jêsus phục sinh là ngày thứ nhất, tức Chủ nhật, thì ngày trước khi phục sinh, tức ngày Sabát, sẽ là thứ mấy?

Đức Chúa Jêsus đã phục sinh và ngày thứ nhất (Chủ nhật) là một ngày sau ngày Sabát (Thứ Bảy). Như vậy, kể cả thông qua cảnh phục sinh của Đức Chúa Jêsus trong Kinh Thánh, chúng ta cũng có thể biết được rằng ngày Sabát là Thứ Bảy.


Đức Chúa Jêsus và Các Sứ Đồ Giữ Ngày Sabát

Cựu Ước là hình và bóng của Tân Ước. Tất thảy mọi luật pháp giữ vào thời Cựu Ước chỉ là bóng của những sự tốt lành ngày sau vào thời đại Tân Ước (Hêbơrơ 10:1). Cho nên, ngày Sabát được gọi là “ngày Sabát ta (Giêhôva)” trong Kinh Thánh Cựu Ước (Xuất Êdíptô Ký 31:13, Êxêchiên 20:12), còn vào thời Tân Ước thì Đức Chúa Jêsus là “Chúa ngày Sabát” (Mathiơ 12:8, Luca 6:5).

Nói cách khác, ngày Sabát giữ theo luật pháp thời đại Cựu Ước là hình bóng, còn vào thời đại Tân Ước các sứ đồ cũng lấy tâm thần và lẽ thật mà giữ ngày Sabát theo tấm gương giữ ngày Sabát của Đức Chúa Jêsus, nên ngày Sabát của giao ước mới được giữ trong Đấng Christ chính là thực thể. Đức Chúa Jêsus giữ ngày Sabát theo thói quen của Ngài.

Luca 4:16 “Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội...”

Bước vào thời đại Tân Ước, Chủ Nhân của ngày Sabát là Đức Chúa Jêsus Christ, nên ngày Sabát được gọi là “ngày của Đức Chúa Jêsus (Chúa)”. “Con người là Chúa ngày Sabát” (Mathiơ 12:8, Luca 6:5). Các sứ đồ đã giữ ngày Sabát này là “ngày của Chúa (Đức Chúa Jêsus”.

Khải Huyền 1:10 “Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa…”

Khi thời đại chuyển từ Cựu Ước sang Tân Ước, thì phương pháp giữ ngày Sabát thay đổi (từ ngày Sabát theo luật pháp cũ dâng của lễ thiêu và không được làm gì khác, thậm chí không được nhóm lửa trong nhà, sang ngày Sabát nghỉ ngơi, lấy tâm thần và lẽ thật mà dâng thờ phượng, tán dương và cầu nguyện lên Đức Chúa Trời), chứ không phải là ngày giữ ngày Sabát bị thay đổi đâu.

Bởi vì ngày Đức Chúa Trời nghỉ ngơi sau khi dựng nên trời đất và muôn vật là ngày thứ bảy. Cho nên, mỗi khi đến ngày Sabát, các sứ đồ cũng giữ ngày Sabát theo thói quen mình, và thường biện luận.

Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2 “Phaolô tới nhà hội theo thói quen mình, và trong ba ngày Sabát biện luận với họ, lấy Kinh thánh cắt nghĩa…”

Công Vụ Các Sứ Đồ 18:4 “Hễ đến ngày Sabát, thì Phaolô giảng luận trong nhà hội, khuyên dỗ người Giuđa và người Gờréc.”

Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13 “Đến ngày Sabát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những đàn bà đã nhóm lại.”

Thông qua các câu Kinh Thánh trên, chúng ta biết rằng các sứ đồ đã giữ ngày Sabát. Ngày thứ bảy Sabát, là ngày của Đức Chúa Jêsus (Thứ Bảy), đã được giữ cho tới tận thời đại Sứ Đồ. Mặc dù vậy tại sao ngày nay rất nhiều Cơ đốc nhân không dâng lễ thờ phượng vào ngày Sabát, mà lại dâng lễ thờ phượng vào Chủ nhật, là ngày thứ nhất đây?

Dựa theo lịch sử thì, thờ phượng Chủ nhật có nguồn gốc từ sự thờ thần mặt trời của những người ngoại đạo. Ngay từ trước khi Đức Chúa Jêsus giáng sinh, nước Rôma đã thờ thần mặt trời vào ngày thứ nhất (Chủ nhật), gọi đó là ngày của thần mặt trời (Sunday).


Ngày Sabát Bị Biến Đổi Thành Chủ Nhật

Khi các sứ đồ đều đã qua đời, và đạo Cơ đốc được truyền bá tới các khu vực phương Tây trong đó có cả Rôma, thì Hội Thánh đã tiếp xúc với những người thờ thần mặt trời, và cuối cùng đến đầu thế kỷ 4, hoàng đế Rôma, người lãnh đạo của những người thờ thần mặt trời, đã cải đạo sang đạo Cơ đốc, và rất nhiều người thờ thần mặt trời đã đua nhau đổ dồn vào Hội Thánh.

Thời gian càng ngày càng trôi đi thì tinh thần của đạo Cơ đốc ngày càng bị suy thoái, thay vào đó Hội Thánh tiếp nhận rất nhiều ý thức của những người thờ thần mặt trời. Trong quá trình đó, chế độ nghỉ ngơi và dâng lễ thờ phượng vào ngày thứ nhất (Chủ nhật) đã được du nhập vào.

Hoàng đế Constantine của Rôma đã ban bố sắc lệnh như sau vào năm 312 SCN.

“Mọi quan án, thị dân và người thợ phải nghỉ vào ngày Chủ nhật - là ngày Mặt Trời tôn nghiêm!”

Một số người lập luận rằng việc xóa bỏ ngày Sabát là chính sách để dụ nhiều người cải đạo sang đạo Cơ đốc, tuy nhiên chúng ta không được quên rằng trong đó có mưu đồ gian xảo của ma quỉ Satan hòng chống đối lại Đức Chúa Trời. Satan đã vận dụng rất nhiều phương pháp để làm hao mòn người dân của Đức Chúa Trời.

Ma quỉ Satan nỗ lực phá hủy Hội Thánh bằng cách tăng thêm nhiều bắt bớ, và cám dỗ những Cơ đốc nhân. Tuy nhiên, càng gặp phải khó khăn thì những người dân của Đức Chúa Trời càng trông cậy vào Đức Chúa Trời hơn.

Thế nhưng, Satan đã thay đổi phương pháp bắt bớ, khi nó cám dỗ bằng cách đề cao Hội Thánh rằng “Hãy cùng theo đạo!” thì các thánh đồ đã phủ phục quỳ gối trước nó. Khi Satan trao trả lại tài sản đã bị tịch thu lúc còn bị bắt bớ, cho các linh mục miễn nghĩa vụ quân sự, thậm chí còn trao cả quyền giải phóng nô lệ cho Hội Thánh, thì Hội Thánh đã xoay lưng lại với Đức Chúa Trời. Thật giống hệt như con gấu ngốc nghếch không nhận ra túi mật của nó đang bị lấy đi bởi chỉ chú tâm vào cái kẹo ngọt ngào.

Đức Chúa Trời đã phán rõ ràng rằng “Chỉ những kẻ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì mới được đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 7:21-23).” Đức Chúa Trời vui mừng khi chúng ta dâng lễ thờ phượng vào ngày nào đây? Là Chủ nhật mà rất nhiều người thế gian đang giữ, hay là ngày Sabát (Thứ Bảy) mà Đức Chúa Trời phán dặn hãy giữ đây? Chúng ta có thể trả lời ngay rằng đó là ngày Sabát (Thứ Bảy) mà Đức Chúa Trời phán phải giữ, mà không cần phải do dự gì cả.


Hội Thánh của Đức Chúa Trời Do Đức Chúa Trời Lập Ra

“Hội Thánh của Đức Chúa Trời” do Đức Chúa Trời lập ra, tuyệt đối không làm theo luật pháp do người ta đặt ra, mà duy chỉ làm theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Bởi vì ngoài Đức Chúa Trời, là Đấng dựng nên trời đất và muôn vật ra, thì không ai có thể ban cho sự cứu rỗi được cả. Và bởi vì Đức Chúa Jêsus đã sớm phán dạy rằng những người giữ điều răn của loài người sẽ không thể đạt đến sự cứu rỗi được.

Mác 7:6-9 “Ngài (Đức Chúa Jêsus) đáp rằng: Hỡi kẻ giả hình, Êsai đã nói tiên tri về việc các ngươi phải lắm, như có chép rằng: Dân nầy lấy môi miếng tôn kính ta, Nhưng lòng chúng nó cách xa ta lắm. Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra. Các ngươi bỏ điều răn của Đức Chúa Trời, mà giữ lời truyền khẩu của loài người! Ngài cũng phán cùng họ rằng: Các ngươi bỏ hẳn điều răn của Đức Chúa Trời, đặng giữ theo lời truyền khẩu của mình.”

Hội Thánh của Đức Chúa Trời được dựng nên trên nền của các sứ đồ mà có trọng tâm là giáo huấn của Đức Chúa Jêsus Christ, và không hề thay đổi ngay từ khi mới được thành lập. Hội Thánh lẽ thật mà chúng ta có thể xác minh vào thời điểm này chỉ là Hội Thánh làm theo qui định mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương và các sứ đồ đã vâng giữ thôi.

Cho dù có nhiều tín hữu đến thế nào đi chăng nữa, nhưng nếu hội thánh có giáo lý khác với những điều Đức Chúa Jêsus đã đích thân thực hiện, thì có thể nói rằng ấy là tôn giáo không bắt nguồn từ Đức Chúa Jêsus. Chúng ta giữ ngày Sabát, ngày kỷ niệm của Đấng Sáng Tạo, vào thời đại này vì đó là qui định của giao ước mới bắt nguồn từ công việc của Đức Chúa Jêsus và của các sứ đồ, chứ không phải theo luật pháp Cựu Ước.

Những thánh đồ được nhận sự cứu rỗi vào ngày cuối cùng mà Đức Chúa Trời giáng sự phán xét chỉ là những người đi theo dấu chân của Đức Chúa Jêsus mà thôi. Ngày Sabát là qui định, điều răn thật quan trọng của Đức Chúa Trời, là một trong những dấu chân của Đấng Christ.