한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Lẽ thật cơ bản

Loài người được ra đời một lần, cũng phải chết một lần. Tại sao chúng ta không sống được đời đời mà phải trải qua cuộc đời ngắn ngủi ấy, rồi lại bị chết vậy? Kinh Thánh dạy dỗ rằng mọi hiện tượng này là hậu quả của tội lỗi.

Chúng ta không thể đi tới đường đến sự sống đời đời được trong khi còn gánh vác tội lỗi. Để nhận lấy sự sống đời đời thì tội lỗi phải được loại trừ. Để chuộc tội chúng ta, Đức Chúa Trời ban cho phép Báptêm là bước chân đầu tiên đến sự cứu rỗi.

Cho nên, Hội Thánh của Đức Chúa Trời cử hành phép Báptêm theo lời dạy dỗ của Đấng Christ Tái Lâm Đấng An Xang Hồng.


Khởi Nguyên của Phép Báptêm

Đức Chúa Trời hứa trước rằng trước khi Ngài đến với tư cách là Đấng Mêsi, Ngài sẽ sai đấng tiên tri Êli để làm san bằng đường của Ngài. Êli có sứ mạng đầu tiên là làm chứng về Đấng Mêsi, cũng đóng vai trò san bằng đường cho Đấng Mêsi nữa.

Êsai 40:3 “Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giêhôva; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta!”

Giăng Báptít, người có một phần sứ mạng của Êli, đã kêu la lớn tiếng làm chứng tin tức về hối cải cho người dân Ysơraên đang không giữ lẽ thật của Đức Chúa Trời, mà chỉ theo khuôn khổ tín ngưỡng ngoại hình và hình thức.

Mathiơ 3:7-9 “Bởi Giăng thấy nhiều người dòng Pharisi và Sađusê đến chịu phép báptêm mình, thì bảo họ rằng: Hỡi dòng dõi rắn lục kia, ai đã dạy các ngươi tránh khỏi cơn giận ngày sau? Vậy, các ngươi hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn, và đừng tự khoe rằng: Ápraham là tổ chúng ta; và ta nói cho các ngươi rằng Ðức Chúa Trời có thể khiến đá nầy sanh ra con cái cho Ápraham được.”

Mác 1:4-5 “Giăng đã tới, trong đồng vắng vừa làm vừa giảng phép báptêm ăn năn, cho được tha tội. Cả xứ Giuđê và hết thảy dân sự thành Giêrusalem đều đến cùng người, xưng tội mình và chịu người làm phép báptêm dưới sông Giôđanh.”

Giăng Báptít làm phép Báptêm cho người dân không tuỳ theo suy nghĩ riêng tư, nhưng ấy là theo mạng lịnh của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đã lập ra một nguyên lý tha tội bởi phép Báptêm - lễ này là một trong những phép đạo công bình của Đức Chúa Trời (Tham khảo: Giăng 1:33). Vậy, để lấy phép Báptêm làm luật lệ thánh của Ngài, Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm để làm gương cho chúng ta.

Mathiơ 3:14-15 “Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báptêm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài.”

Mathiơ 21:32 “Vì Giăng đã theo đường công bình đến cùng các ngươi, nhưng các ngươi không tin...”

Phép Báptêm, lẽ thật mà Ngài đã ban cho với tư cách là việc công bình, không chỉ đơn giản là một luật lệ để làm chứng về Đức Chúa Jêsus mà còn là luật lệ của giao ước mới - điều này được làm chứng bởi việc Đức Chúa Jêsus làm phép Báptêm cho nhiều người; và Ngài làm gương cho chúng ta phương pháp làm phép Báptêm bằng nước (Tham khảo: Mathiơ 4:16).

Giăng 3:22-23 “Kế đó, Ðức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báp báptêm. Giăng cũng làm phép báptêm tại Ênôn, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báptêm.”


Thời Kỳ Chịu Phép Báptêm

Phép Báptêm là bước đầu tiên để được tha tội và đi đến ân huệ của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta ví dụ thì phép Báptêm như sự sanh ra mới của một đứa bé từ trong lòng mẹ.

Giống như quá trình trưởng thành của phần xác được bắt đầu từ sự ra đời, được nuôi dưỡng và lớn lên, học tập được khôn ngoan, linh hồn chúng ta cũng thông qua phép Báptêm mà cởi bỏ tội ác lầm lỗi để được sanh lại mới để trở thành con cái Đức Chúa Trời, đồng thời được mặc lấy sự sống mới để được nuôi dưỡng, học tập sự sắp đặt và lẽ thật trên trời.

Êphêsô 1:7-9 “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội theo sự dư dật của ân điển Ngài, mà Ngài đã rải ra đầy dẫy trên chúng ta cùng với mọi thứ khôn ngoan thông sáng, khiến chúng ta biết sự mầu nhiệm của ý muốn Ngài...”

Trước khi được tha tội, chúng ta chưa được ban cho sự khôn ngoan để hiểu biết Đức Chúa Trời. Cho nên chủ trương việc chịu phép Báptêm sau khi hiểu biết Đức Chúa Trời là sự nghịch sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Vậy, nếu có lòng muốn tin Đức Chúa Trời thì người nấy phải chịu phép Báptêm trước đã, rồi được trở thành một người mới có tánh phẩm của Đức Chúa Trời. Ấy mới là sự sắp đặt đúng đắn.

Kinh Thánh ghi chép rất nhiều tấm gương chịu phép Báptêm ngay sau khi hiểu biết Đức Chúa Jêsus, nhờ đó tham dự vào sự công bình của Đức Chúa Trời.

Hoạn quan Êthiôbi, làm quan hầu của Canđác, nữ vương nước Êthiôbi, đã chịu phép Báptêm ngay lập tức sau khi được Philíp làm chứng về Đấng Christ được ghi chép trong Kinh Thánh (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:27-38). Ngoài ra, còn một đàn bà tên là Lyđi - làm nghề buôn hàng sắc tía, cũng nghe lời giảng của sứ đồ và cả nhà đều chịp phép Báptêm ngay lập tức (Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13-15); người đề lao trông giữ sứ đồ Phaolô và Silla đang bị tù, cũng chịu phép Báptêm ngay sau khi nghe về Đức Chúa Jêsus và họ mừng vì họ trong đức tin Ngài (Công Vụ Các Sứ Đồ 16:25-33).

Vậy, phép Báptêm là xuất phát đầu tiên đức tin để tin vào Đức Chúa Trời, lại là sự ra đời mới linh hồn chúng ta. Hơn nữa, phép Báptêm còn là lời hứa của chúng ta với Đức Chúa Trời rằng từ giờ trở đi chúng ta sẽ ăn năn về mọi tội lỗi trong quá khứ, sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời và mong Ngài nhớ đến chúng ta trước đài phán xét.

Giả sử có nơi chủ trương rằng phải chịu phép Báptêm sau khi phải được học hành 6 tháng hay một năm và có đức tin chắc và sâu. Nếu một người nào đó đột nhiên chết bởi tai nạn trong khi đang học giáo lý mà chưa được nhận lời hứa với Đức Chúa Trời, thì khi phải đến trước đài phán xét, linh hồn ấy sẽ kêu trách ai được đây?


Phép Báptêm và Được Sanh Lại Mới

Đã định cho mọi người thế gian phải chết một lần. Cho nên, nếu không được sanh lại thì không thoát khỏi được sự chết. Nước Thiên Đàng là nơi tội nhân không thể trở về được, cho nên dù phần xác bị cầm trong vòng tội lỗi trọn đời và đến sự chết, nhưng phần linh hồn phải được sanh lại bởi sự chịu phép Báptêm để nhận lấy Nước Thiên Đàng đời đời.

Giăng 3:3-5 “Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Nicôđem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Ðức Chúa Trời.”

Để được sanh lại mới (phục sinh) thì thân thể tội lỗi phải trả giá bằng sự sống mình, tức là trả giá bởi sự chết, và được sống lại mới. Để dạy dỗ chúng ta điều này, Đức Chúa Jêsus đổ máu trên thập tự giá, chuộc tội lỗi cho chúng ta, rồi phục sinh; và chúng ta nhờ điều này mà biết được nguyên lý về sự sanh lại.

Nói cách khác, như Đức Chúa Jêsus chịu chết một lần, phần xác tội lỗi chúng ta cũng phải chết một lần và được chôn vùi; giống như Ngài phục sinh lại, chúng ta, những người đã được rửa tội bởi chịu phép Báptêm, cũng được trở nên công bình và được sống lại mới nhờ ân huệ của Đấng Christ.

I Phierơ 3:21 “Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Ðức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Ðức Chúa Jêsus Christ.”

Rôma 6:3-11 “Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báptêm trong Ðức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy… Vả, nếu chúng ta đã cùng chết với Ðấng Christ, thì chúng ta tin rằng mình cũng sẽ sống lại với Ngài, … Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Ðức Chúa Trời trong Ðức Chúa Jêsus Christ.”

Nghi thức rửa tội bởi chịu phép Báptêm không phải là một hình thức đơn giản để rửa dơ dáy chúng ta, nhưng lại là nghi thức rất thánh nhờ đó mà linh hồn đã bị ô uế bởi tội lỗi của chúng ta được sống lại mới.


Phép Báptêm và Sách Sự Sống

Đức Chúa Jêsus đã phán rằng: Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh lại, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. “Được sanh lại” có nghĩa là được ra đời hai lần - một lần là được sanh phần xác, còn một lần nữa là được sanh phần linh hồn (Giăng 3:1-8). Giống như khi chúng ta được sanh ra đời này thì đi chính quyền khai sinh, và biên tên chúng ta vào sổ hộ khẩu, khi chúng ta được sanh ra bởi linh hồn thì tên chúng ta cũng được biên vào sách sự sống trên trời. Cho nên, nếu một người chịu phép Báptêm trong lẽ thật, thì tên của người ấy được biên vào sách sự sống của Hội Thánh cũng như sách sự sống trên trời.

Mathiơ 16:19 “Ta sẽ giao chìa khoá nước thiên đàng cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ được mở ở trên trời.”

Câu trên có nghĩa là tên của người nào được biên vào sách sự sống dưới đất thì cũng được biên vào sách sự sống trên trời. Còn sứ đồ Phaolô nói rằng:

I Côrinhtô 4:15 “Vì tôi đã dùng Tin Lành mà sanh anh em ra trong Ðức Chúa Jêsus Christ.”

Philíp 3:20 “Nhưng chúng ta là công dân trên trời.”

Philíp 4:3 “Tôi khuyên Êvôđi và khuyên Sintycơ phải hiệp một ý trong Chúa. Hỡi kẻ đồng liêu trung tín, tôi cũng xin anh giúp hai người đàn bà ấy, nhân hai bà ấy cùng tôi đã vì đạo Tin lành mà chiến đấu; Cơlêmăn và các bạn khác đồng làm việc với tôi cũng vậy, có tên những người đó biên vào sách sự sống rồi.”

Còn Đức Chúa Jêsus thì phán rằng:

Luca 10:20 “Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng.”

Thi Thiên 69:27-28 “Cầu xin Chúa hãy gia tội ác vào tội ác chúng nó; Chớ cho chúng nó vào trong sự công bình của Chúa. Nguyện chúng nó bị xoá khỏi sách sự sống, Không được ghi chung với người công bình.”

Dù tin Đức Chúa Trời sốt sắng, nhưng nếu tên của chúng ta không được biên vào sách sự sống trên trời thì không được đi vào Nước Thiên Đàng. Cho nên được chép rằng:

Khải Huyền 20:15 “Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa.”

Khải Huyền 21:27 “Kẻ ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành; nhưng chỉ có những kẻ đã biên tên trong sách sự sống của Chiên Con.”

Êsai 4:3-4 “Phàm những kẻ còn ở lại Siôn, những kẻ sót lại ở Giêrusalem, tức là những kẻ ở Giêrusalem được chép vào sổ người sống (được chép vào sách sự sống), thì sẽ được xưng là thánh; khi Chúa đem thần công bình cùng thần thiêu đốt mà rửa sự ô uế của những con gái Siôn, tẩy sạch huyết Giêrusalem khỏi giữa nó.”

Đaniên 12:1 “Trong kỳ đó, Micaên quan trưởng lớn, là đấng đứng thay mặt con cái dân ngươi sẽ chỗi dậy. Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia (sách sự sống) thì sẽ được cứu.”

Tuy nhiên, Đavít, tác giả sách Thi Thiên, đã chép rằng:

Thi Thiên 69:27-28 “Cầu xin Chúa hãy gia tội ác vào tội ác chúng nó; Chớ cho chúng nó vào trong sự công bình của Chúa. Nguyện chúng nó bị xoá khỏi sách sự sống, Không được ghi chung với người công bình.”

Cho nên, tuy đã được biên vào sách sự sống một lần, nhưng nếu kẻ nào phạm tội không được tha thứ thì tên của kẻ ấy sẽ bị xoá trong sách sự sống. Nên được chép rằng:

Khải Huyền 3:5-6 “Kẻ nào thắng, sẽ được mặc áo trắng như vậy. Ta sẽ không xóa tên người khỏi sách sự sống và sẽ nhận danh người trước mặt Cha ta, cùng trước mặt các thiên sứ Ngài. ”

Chúng ta chịu phép Báptêm để được tha tội, mà nhờ đó được phục sinh sự sống mới giống như Đức Chúa Jêsus đã phục sinh, để tên của chúng ta được biên vào sách sự sống trên trời. Không chịu phép Báptêm thì không được phép dự phần vào Lễ Vượt Qua; không được dự phần vào Lễ Vượt Qua thì tên của người ấy không được biên vào sách sự sống. Chúng ta phải chịu phép Báptêm để dự phần vào Lễ Vượt Qua, như thế mới được thoát khỏi tai vạ, và cũng được đi vào Nước Thiên Đàng đời đời.