“Khi loài người chết đi thì sẽ ra sao?” “Liệu loài người có linh hồn thật không?” “Khi qua đời, thì loài người sẽ đi về đâu?” Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm nhất trong lịch sử, nhưng không ai có thể tìm ra câu trả lời.
Tất thảy nhân loại đều suy nghĩ và nghiên cứu về tồn tại “tôi” của bản thân, nhưng bất cứ ai cũng không thể đưa ra lời đáp. Loài người muốn tìm ra câu trả lời đến nỗi tự làm ra triết học, nhưng triết học ấy cũng không thể cho họ biết rằng ai đã làm ra họ.
Chúng ta vốn là những người vô tri, không hiểu biết về linh hồn như thế này, nhưng Đấng An Xang Hồng đã đến và lập ra Hội Thánh của Đức Chúa Trời, và dạy chúng ta rằng tất thảy nhân loại đều là những thiên sứ đã phạm tội trên trời mà bị đuổi xuống trái đất này, theo như lời dạy dỗ của Kinh Thánh, lại cũng cho chúng ta biết rõ về giá trị của bản thân chúng ta, và cũng cho biết rằng chúng ta phải đặt mục đích cuộc sống trên Nước Thiên Đàng.
Linh Hồn Được Tỏ Ra Thông Qua Qúa Trình Sáng Tạo Loài Người
Sáng Thế Ký 2:7 “Giêhôva Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.”
Sanh linh có nghĩa là “linh hồn sống”, “sinh mệnh sống”, nên bụi đất không thể là cốt lõi của sự sống.
Cho tới tận khi lấy bụi đất nắn nên hình người thì Đức Chúa Trời đã không gọi là “sanh linh”, mà phải đến sau khi Đức Chúa Trời hà sanh khí của Ngài vào trong bụi đất ấy, thì Ngài đã gọi nó là “sanh linh”, thế nên cốt lõi của sự sống loài người không phải là xác thịt mà là sanh khí, tức là linh hồn (thần linh) do Đức Chúa Trời ban cho.
Xác thịt của loài người có nguồn gốc từ bụi đất, nhưng linh hồn (thần linh) trong nó được tạo ra bởi Đức Chúa Trời, và đến từ Đức Chúa Trời. Salômôn đã ghi chép rằng
“và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó.” (Truyền Đạo 12:7).
Đức Chúa Jêsus Cho Biết về Linh Hồn
Đến thời đại Tân Ước, khái niệm về linh hồn càng được rõ ràng hơn.
Mathiơ 10: 28 “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục.”
Có thể coi lời này của Đức Chúa Jêsus chính là nội dung cho xem thấy y nguyên quá trình sáng tạo loài người trong Sáng Thế Ký chương 2. Đó là bởi Đức Chúa Jêsus đã phân biệt riêng sự chết của xác thịt (bụi đất) và sự chết của linh hồn. Từ “linh hồn” trong câu này là “Pneuma” bằng tiếng Hy Lạp, là tiếng gốc chép Kinh Thánh Tân Ước, mà có nghĩa là “thần linh”.
Giăng 4:24 “Đức Chúa Trời là Thần (Pneuma).”
II Côrinhtô 3:17 “Vả, Chúa (Đức Chúa Jêsus) tức là Thánh Linh (Pneuma).”
Hêbơrơ 1:14 “Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần (Pneuma) hầu việc”
Đức Chúa Trời là Thần Linh không thuộc về xác thịt. Đức Chúa Jêsus cũng là Thần Linh không thuộc về xác thịt. Các thiên sứ cũng đều là những thần linh không thuộc về xác thịt. Cho nên sự chết của loài người được phân biệt ra thành sự chết của xác thịt và sự chết của linh hồn.
Loài người hoặc ma quỉ chỉ có thể giết được thân thể của chúng ta, nhưng Đấng có thể làm cho mất linh hồn duy chỉ là Đức Chúa Trời mà thôi.
Khi gởi thơ cho Hội Thánh Côrinhtô, sứ đồ Phaolô đã ghi chép như sau:
I Côrinhtô 2:11 “Vả, nếu không phải là thần linh (Pneuma) trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh (Pneuma) của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.”
Thông qua giáo huấn của Đức Chúa Jêsus, chúng phải học được sự thật rằng cốt lõi sự sống của chúng ta là linh hồn chứ không phải là xác thịt.
Tư Tưởng của Sứ Đồ Phaolô về Linh Hồn
Sở dĩ chúng ta học theo tư tưởng của các sứ đồ là bởi tư tưởng của họ được thiết lập dựa trên giáo huấn và lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus. Tư tưởng không hề thay đổi của các sứ đồ là: xác thịt của chúng ta là nhà ở của linh hồn.
II Côrinhtô 5:1 “Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát (xác thịt chết đi), thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra.”
Hiện tại linh hồn của chúng ta đang sống tạm thời trong nhà tạm (xác thịt), nhưng sau khi được nhận sự cứu rỗi và đi vào Nước Thiên Đàng thì linh hồn sẽ được sống trong nhà đời đời bởi Đức Chúa Trời làm ra, chứ không phải trong nhà tạm nữa.
II Côrinhtô 5:6-9 “Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy thì cách xa Chúa... Vậy, tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn. Cho nên chúng ta dầu ở trong thân thể nầy, dầu ra khỏi, cũng làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.”
Trong bức thư này, sứ đồ Phaolô nói rằng Chúa (Đức Chúa Jêsus) ngự trong thế giới linh hồn, còn chúng ta đang ở trong thế giới xác thịt, và khi chúng ta còn ở trong xác thịt thì cách xa Chúa, và Phaolô cùng các sứ đồ đều muốn nhanh chóng lìa bỏ xác thịt để ở cùng Chúa.
Trong câu này, tồn tại mà ở trong xác thịt và lìa khỏi xác thịt là gì? Bản thân Phaolô, tức là chính linh hồn của Phaolô, là tồn tại muốn lìa bỏ xác thịt. Có nghĩa là xác thịt mà sứ đồ Phaolô đã mặc không phải là cốt lõi của sự sống, mà chính linh hồn ở trong xác thịt mới là bản thân Phaolô.
Nói cách khác, sứ đồ Phaolô không muốn chỉ sống tạm thời trong nhà tạm (xác thịt), mà đã chuẩn bị cho cuộc sống ở trong nhà đời đời mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho khi linh hồn của ông lìa khỏi nhà tạm (xác thịt).
Trong bức thơ gởi cho các thánh đồ Hội Thánh Philíp, sứ đồ Phaolô đã ghi chép như sau:
Philíp 1:21-24 “Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy... Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn; nhưng tôi cứ ở trong xác thịt, ấy là sự cần hơn cho anh em.”
Lời “chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy” trong II Côrinhtô 5:6 và lời “Tôi… muốn đi” trong Philíp chương 1 đều là cùng một nội dung. Vì câu tiếp nối là “cứ ở trong xác thịt” nên câu “Tôi… muốn đi” có nghĩa là muốn lìa khỏi xác thịt.
Vậy thì tồn tại ở trong xác thịt và có thể lìa khỏi xác thịt là gì? Đó chính là bản thân Phaolô, tức là linh hồn của Phaolô.
Và sứ đồ Phaolô còn nói rằng sự bản thân mình ở trong xác thịt là cần hơn cho các thánh đồ, so với sự mình lìa bỏ xác thịt. Câu này có nghĩa là khi Phaolô lìa bỏ xác thịt (qua đời) thì được ở cùng với Đấng Christ, nên ấy là điều tốt cho bản thân Phaolô, nhưng khi Phaolô cứ ở trong xác thịt và dạy dỗ cho các thánh đồ về lẽ thật của Đức Chúa Trời và dẫn dắt họ đi đường đúng thì ấy là sự cần hơn cho họ.
Và sứ dồ Phaolô cũng đã giải thích và ghi chép về sự mặc thị mà mình được nhận từ Đức Chúa Trời như sau:
II Côrinhtô 12:1-3“Tôi cần phải khoe mình, dầu chẳng có ích gì; nhưng tôi sẽ nói đến các sự hiện thấy và sự Chúa đã tỏ ra. Tôi biết một người trong Đấng Christ, cách mười bốn năm trước, đã được đem lên đến từng trời thứ ba (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết). Tôi biết người đó (hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết).”
Sứ đồ Phaolô đã chép lặp lại đến hai lần rằng “hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết”.
Theo câu này thì Phaolô có tư tưởng rằng linh hồn tồn tại riêng biệt, hay có tư tưởng rằng linh hồn không tồn tại vậy?
Giả sử sứ đồ Phaolô có tư tưởng rằng linh hồn không tồn tại thì làm sao ông đã có thể nói được rằng “hoặc trong thân thể người, hoặc ngoài thân thể người, tôi chẳng biết, có Đức Chúa Trời biết” đây?
Điều này có nghĩa là khi bản thân Phaolô trông thấy sự mặc thị (ông đã xưng chính bản thân mình là “người đó” ở ngôi thứ ba), ông đã không biết rằng linh hồn của bản thân mình đã lìa khỏi xác thịt và đi lên trời, hay đã lên trời cùng với xác thịt.
Tư Tưởng của Sứ Đồ Phierơ về Linh Hồn
Phierơ luôn ghi nhớ kỹ những lời Đức Chúa Jêsus phán ngay trước khi Ngài thăng thiên.
Giăng 21:18-19 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, khi ngươi còn trẻ, ngươi tự mình thắt lưng lấy, muốn đi đâu thì đi; nhưng khi ngươi già, sẽ giơ bàn tay ra, người khác thắt lưng cho và dẫn ngươi đi đến nơi mình không muốn. Ngài nói điều đó để chỉ về Phierơ sẽ chết cách nào đặng sáng danh Đức Chúa Trời.”
Ngay trước khi gần kết thúc cuộc đời Tin Lành, Phierơ đã hồi tưởng lại lời Đức Chúa Jêsus ban cho bản thân mình, mà đã ghi chép như sau vì lo lắng cho các thánh đồ sau khi mình qua đời.
II Phierơ 1:12-15 “… tôi cũng sẽ nhắc lại những điều đó cho anh em chẳng thôi. Nhưng tôi còn ở trong nhà tạm nầy bao lâu, thì coi sự lấy lời răn bảo mà tỉnh thức anh em, là bổn phận của tôi vậy; vì tôi biết tôi phải vội lìa nhà tạm nầy, như Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đã bảo cho tôi. Nhưng tôi ân cần rằng sau khi tôi đi, anh em có thể hằng nhớ điều tôi đã nói.”
Phierơ đã biểu hiện sự chết của bản thân mình là “lìa nhà tạm”, và nói rằng “sự lìa nhà tạm” là “tôi đi” nên ấy không có nghĩa rằng Phierơ (linh hồn của Phierơ) lìa khỏi xác thịt thì còn có ý nghĩa gì nữa đây? Khi linh hồn của Phierơ còn ở trong xác thịt, thì xác thịt ấy là nhà của Phierơ, nhưng sau khi linh hồn lìa khỏi rồi thì xác thịt ấy sẽ quay trở về bụi đất.
Sở dĩ chúng ta tìm hiểu tư tưởng của các sứ đồ là để muốn biết các sứ đồ đã nhận sự dạy dỗ gì từ Đức Chúa Jêsus. Thông qua tư tưởng của các sứ đồ mà chúng ta đã tìm hiểu cho tới giờ, chúng ta có thể biết rằng họ đã được nhận từ Đức Chúa Jêsus lời dạy dỗ rằng linh hồn của loài người chúng ta có tồn tại.
Cuộc Sống Vì Tôi
Trong cuộc sống, nhiều khi loài người chúng ta thường tự hỏi “Tôi là ai?” Có những người nói rằng “Loài người ăn để sống”, cũng có những người nói rằng “Loài người sống để ăn”. Tất nhiên cả hai lời này đều không đúng.
Bản chất của chính “tôi” không phải là xác thịt này, mà chính là linh hồn bị nhốt bên trong xác thịt. Lời “tôi (nói một cách chính xác là linh hồn tôi) ở trong nhà tạm nầy (tức là xác thịt)” đang gợi ý cho chúng ta một điều gì đó. Khi chúng ta đi cắm trại hoặc đi dã ngoại thì ở trong nhà tạm (lều trại) khoảng mấy ngày đúng không? Nói một cách khác cuộc sống trong nhà tạm chỉ là sinh hoạt tạm thời mà thôi. Giống như vậy cuộc sống trong xác thịt được ví với nhà tạm bất quá cũng chỉ là nhà ở tạm thời mà thôi.
Nếu sống vì xác thịt, là cái vỏ bề ngoài, thì ấy là người sống chỉ vì ngôi nhà. Chúng ta phải nên sống vì bản thân mình chứ không nên sống vì ngôi nhà, phải không?
Trong khi sống cuộc đời tín ngưỡng, đôi khi chúng ta thường tập trung thiên vào đời sống xác thịt hơn là đời sống linh hồn. Tất nhiên, khi đang còn ở trong xác thịt thì chúng ta không thể phủ nhận đời sống xác thịt. Thế nhưng nếu chúng ta sống chỉ vì ngôi nhà tạm tồn tại tạm thời rồi sớm biến mất, thì ấy thật là hành vi ngốc nghếch và hư vô biết bao nhiêu?
Tuy chúng ta sống trong nhà tạm vì tội lỗi của chúng ta, nhưng sau khi đã được nhận sự cứu chuộc, tức sự tha tội, bởi công lao Lễ Vượt Qua của Đấng Christ, thì nhà đời đời mà Đức Chúa Trời sắm sẵn đang chờ đợi chúng ta. Hãy suy xét kỹ xem chúng ta nên tập trung vào sự gì khi đang còn sống trên trái đất này.
II Côrinhtô 4:18 “Bởi chúng ta chẳng chăm (trông mong) sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.”