한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Q. Tôi hay nghe nói rằng cứ tin vào Đức Chúa Trời là có thể được cứu rỗi vô điều kiện. Lời nói này có đúng không?

A. Chúng ta nhận được sự cứu rỗi bởi đức tin là sự thật chắc chắn. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Theo như đức tin các ngươi, phải được thành vậy”, sứ đồ Phaolô cũng nhấn mạnh đức tin đến mức lựa chọn đó làm một trong 3 yếu tố của tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, mà nói rằng “Người công bình sẽ được cứu rỗi bởi đức tin.” (Mathiơ 9:29, I Côrinhtô 13:13).

Rôma 1:17 “Vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Ðức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin.”

Galati 3:11 “Vả lại chẳng hề có ai cậy luật pháp mà được xưng công bình trước mặt Ðức Chúa Trời, điều đó là rõ ràng lắm, vì người công bình sẽ sống bởi đức tin.”

Đức tin trong Kinh Thánh khác với đức tin mà những người bình thường hay nói đến. Hầu như mọi hội thánh chỉ gọi ý nghĩ trong đầu là đức tin trong khi loại trừ chế độ của giao ước mới, là điều Đức Chúa Jêsus dạy dỗ rằng “Hãy làm theo”, tuy nhiên đó không thể được gọi là đức tin chân thật.


Đức tin và việc làm là một thân

Khi người khách thăm viếng nhà nói rằng “Tôi đã ăn cơm rất ngon!” sau khi được tiếp đãi bữa ăn, thì không có người nào hiểu lời ấy rằng người ấy đã chỉ ăn mỗi cơm mà không với thức ăn. Mặc dù từ khác không được nhắc đến, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng người ấy đã ăn ngon cả các món ăn nữa.

Lời phán rằng “nhận sự cứu rỗi bởi đức tin” cũng vậy. Dầu chỉ thấy được mỗi từ “đức tin” thôi, nhưng ấy không phải chỉ ra riêng bản thân đức tin đâu. Trong từ “đức tin” có chứa đựng hành vi dựa trên đức tin.

Hêbơrơ 11:7-8 “Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy. Bởi đức tin, Ápraham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không biết mình đi đâu.”

Kinh Thánh nói rằng sự Nôê đóng chiếc tàu, sự Ápraham rời khỏi Urơ, Canhđê, và di chuyển sang Canaan, đều là việc làm bởi “đức tin”. Theo chủ trương lưỡng phân của những người muốn chia đôi đức tin và việc làm, thì họ đưa ra kết luận mâu thuẫn với Kinh Thánh rằng sự đóng tàu hoặc di chuyển sang Canaan chỉ là việc làm, chứ tuyệt đối không phải là đức tin.

Nếu tin vào Đức Chúa Jêsus thì phải đi đôi với việc làm được tiến hành đức tin. Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ rằng chúng ta cần thiết phải làm theo chế độ của giao ước mới, là việc làm bởi đức tin vì sự cứu rỗi.


Đức tin và chế độ của giao ước mới

Mác 16:15-16 “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.”

Nếu cứ tin vào Tin Lành mà không chịu phép Báptêm thì chẳng khác nào với người không tin. Để nhận được sự cứu rỗi, thì chúng ta không chỉ tin vào Tin Lành mà còn phải chịu phép Báptêm, là dấu của “sự cứu rỗi” theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.

I Phierơ 3:21 “Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Ðức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Ðức Chúa Jêsus Christ.”

Chủ trương rằng “Cứ tin là có thể nhận lấy sự cứu rỗi một cách vô điều kiện và không cần bất cứ việc làm nào cả”, là chủ trương sai lầm phát sinh từ sự không biết rõ ràng rằng đức tin đúng theo Kinh Thánh, tức là đức tin cho chúng ta đạt đến sự cứu rỗi, là gì. Khi nói rằng được cứu rỗi bởi đức tin, thì trong từ “đức tin” ấy đã bao gồm chế độ của giao ước mới, là “phép Báptêm”.
Lễ Vượt Qua cũng giống như vậy.

Giăng 6:53-54 “Ðức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.”

Đức Chúa Jêsus đã nói rằng nếu không ăn thịt và uống huyết Ngài thì chúng ta tuyệt đối không có sự sống. Là nhân loại không thể tránh khỏi sự chết do tiền công của tội lỗi, đối với chúng ta, sự cứu rỗi có nghĩa là được nhận sự sống đời đời. Thế mà, Đức Chúa Jêsus đã trực tiếp phán rằng Ngài ban sự sống đời đời chỉ riêng cho những người ăn thịt và uống huyết của Ngài, nên chúng ta tuyệt đối phải có việc làm ăn uống thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus để được cứu rỗi. Nếu tự xưng mình tin vào Đức Chúa Jêsus mà lại không ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus thì không thể nhận lấy được sự sống đời đời theo như lời phán rằng “Nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu.” Dầu có đức tin lớn đến đâu đi nữa, nhưng nếu không có việc làm ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Trời thì không thể nhận lấy được sự cứu rỗi.

Phương pháp ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus, đó chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới.

Mathiơ 26:17-28 “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Ðức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Ðức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Ðức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”

Luca 22:14-20 “Ðến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Ðoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”

Đức Chúa Jêsus, là Đấng đến thế gian này để ban sự sống, đã rất tha thiết muốn chúng ta ăn Lễ Vượt Qua (Luca 19:10, Giăng 10:10). Chẳng phải điều ấy có nghĩa rằng việc giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới cần thiết cho chúng ta đến mức ấy để nhận được sự cứu rỗi, tức là sự sống đời đời, hay sao?


Bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua là thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus

Sự bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua chỉ ra thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, được tỏ ra thật rõ ràng trong lời phán và công việc của Đức Chúa Jêsus. Dầu vậy, nhiều người có nhận thức sai lầm về đức tin, lại chủ trương cố chấp rằng chính sự tin vào Đức Chúa Jêsus là sự ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus, còn việc ăn bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua chẳng liên quan gì tới sự sống đời đời.

Giăng 6:47 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời.”

Tại đây, điều quan trọng là tin vào “cái gì” thì mới được sự sống đời đời. Đọc tiếp nội dung sau thì có thể biết được rằng chúng ta phải tin rằng Đức Chúa Jêsus là “bánh của sự sống từ trời xuống” và ăn.

Giăng 6:47-51 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ ai tin thì được sự sống đời đời. Ta là bánh của sự sống. Tổ phụ các ngươi đã ăn mana trong đồng vắng, rồi cũng chết. Ðây là bánh từ trời xuống, hầu cho ai ăn chẳng hề chết. Ta là bánh từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng; và bánh mà ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian tức là thịt ta.”

Người nào tin rằng Đức Chúa Jêsus là bánh của sự sống thì phải ăn bánh ấy để được nhận lấy sự sống đời đời. Lời phán trong Kinh Thánh có nghĩa rằng bản thân đức tin không thể là việc ăn Đức Chúa Jêsus, là Đấng đã được biểu tượng là bánh của sự sống, cho nên hãy tin rằng Đức Chúa Jêsus là bánh của sự sống và ăn. Thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus ban sự sống đời đời chính là bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua. Có chứng cớ khác về sự này nữa.

Trước tiên, Đức Chúa Jêsus đã hứa ban “sự tha tội” thông qua Lễ Vượt Qua (Mathiơ 26:27-28).
Vì Kinh Thánh cho biết rằng tiền công của tội lỗi là sự chết, nên nếu chúng ta nhận được sự tha tội thì sự chết cũng biến mất (Rôma 6:23). Tức là chúng ta có thể sống đời đời. Phước lành được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua giống y hệt với lời phán trong Giăng chương 6, có nghĩa là bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua chính là thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, làm cho chúng ta nhận lấy được “sự sống đời đời”.

Một chứng cớ khác nữa là sự Đức Chúa Jêsus đã đến với tư cách là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.

Hêbơrơ 5:8-10 “Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Ðức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.”

Mênchixêđéc là thầy tế lễ đã chúc phước cho Ápraham bằng bánh và rượu nho.

Sáng Thế Ký 14:18-19 “Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Ðức Chúa Trời Chí cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Ðức Chúa Trời Chí cao, là Ðấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram!”

Đức Chúa Jêsus ban phước lành của sự tha tội và sự sống đời đời cho chúng ta bằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua là vì Ngài đã đến với tư cách là Thật Thể của Mênchixêđéc. Chính vì thế, chủ trương rằng bánh và rượu nho chẳng liên quan tới sự sống đời đời là chủ trương ngốc nghếch bỏ qua sự thật rằng Đức Chúa Jêsus là Thật Thể của Mênchixêđéc.


Tầm quan trọng của việc làm

Đức tin rất quan trọng trong việc được cứu rỗi. Song, điều chúng ta phải tin thực sự, chính là lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus, là đường đi, lẽ thật và là sự sống, chứ không phải là giáo lý vô ích bị đặt ra bởi loài người đâu.

Đức Chúa Jêsus đã phán rằng người nào tin và chịu phép Báptêm sẽ được cứu rỗi, và Ngài ban phước lành của sự sống đời đời bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua với tư cách là Thật Thể của Mênchixêđéc. Nếu tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa thì phải nghe lời phán của Đức Chúa Jêsus, và phải chịu phép Báptêm cũng như Lễ Vượt Qua của giao ước mới bởi đức tin ấy.

Chúng ta cũng có thể thấy rằng việc làm quan trọng dường nào thông qua cảnh Đức Chúa Jêsus phán với Phierơ trong nghi thức rửa chân trước lễ thờ phượng Lễ Vượt Qua. Phierơ đã nghĩ rằng không thể có chuyện Đức Chúa Jêsus, là Thầy, lại rửa chân cho các môn đồ, nên Phierơ đã không cho Đức Chúa Jêsus rửa chân mình. Lúc đó, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng nếu không rửa chân thì Phierơ chẳng có phần chi với Ngài.

Giăng 13:8 “Phierơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết.”

Vào đương thời đó, Phierơ đã tin chắc chắn hơn bất cứ ai khác, rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ (Mathiơ 16:16). Dầu vậy, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Nếu Ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta.” Người nào chẳng có phần chi với Đức Chúa Jêsus, là Đấng Cứu Chúa, thì người ấy không thể nhận được sự cứu rỗi. Điều này cho chúng ta biết rằng việc giữ nghi thức Lễ Vượt Qua gồm nghi thức rửa chân, là việc ắt phải có vì sự cứu rỗi của chúng ta.


Những người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời đi vào Nước Thiên Đàng

Nước Thiên Đàng là nơi những người “làm theo” ý muốn của Đức Chúa Trời đi vào.

Mathiơ 7:21 “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”

Chỉ bởi miệng kêu rằng tôi tin hoặc chỉ bởi suy nghĩ, thì không thể đi vào Nước Thiên Đàng. Để đi vào Nước Thiên Đàng thì tuyệt đối phải làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Jêsus rõ ràng đã phán rằng phải tin và chịu phép Báptêm thì sẽ được cứu rỗi, và nếu không ăn thịt và uống huyết Ngài thì không có sự sống. Tin vào mọi lời phán này và làm theo y như thế này là đức tin chân thật có thể đạt đến sự cứu rỗi. Đó là sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus và ý muốn của Đức Chúa Trời.