Q. Mọi hội thánh đều nói rằng rao truyền Tin Lành, thế nhưng ý nghĩa của Tin Lành lại không được rõ ràng. Vậy Tin Lành là gì?
A.
2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã đến thế gian này và rao truyền Tin Lành Nước Thiên Đàng để cứu rỗi chúng ta. Đấng truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng chính là Đức Chúa Jêsus, vì vậy Tin Lành nghĩa là hết thảy mọi sự dạy dỗ mà Đức Chúa Jêsus đã ban cho để dẫn dắt chúng ta đến Nước Thiên Đàng.
Mathiơ 24:14 “Tin lành này về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.”
Mathiơ 28:18-20 “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng các môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi...”
Sự dạy dỗ mà Đức Chúa Jêsus đã phán dặn và cho thấy như là tấm gương trong khoảng 3 năm chính là Tin Lành. Do đó, để xác minh xem Hội Thánh nào rao truyền Tin Lành chân thật, chúng ta cần phải xem nơi đó có tuân theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus được ghi chép trong Kinh Thánh hay không.
Khi xem xét tin lành đang được truyền rao ở vô số các hội thánh trên thế giới, thật tiếc là có quá nhiều điều khác với Tin Lành mà Đức Chúa Jêsus đã truyền dạy. Bởi vì sự dạy dỗ trọng tâm nhất trong Tin Lành Nước Thiên Đàng đã bị biến mất, mà ấy lại là lẽ thật giúp giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết.
Tin Lành Nước Thiên Đàng để cứu rỗi tội nhân
Tin Lành trên chữ nghĩa có nghĩa là “tin tức tốt lành”. Thế thì, tin tức tốt lành nhất đối với chúng ta ấy là gì? Tin tức vui mừng nhất đối với tử tù chính là sự tha tội và được tự do. Về phần linh hồn, chúng ta cũng không khác gì tử tù.
Chúng ta đang đứng trên lập trường là kẻ tội nhân đã gây tội đáng bị tử hình ở trên trời rồi bị đuổi xuống trái đất này. Vì thế tin tức tốt lành và vui mừng nhất đối với tội nhân chúng ta chính là tin tức đặc biệt rằng được nhận sự tha tội đã gây ra ở Nước Thiên Đàng và có thể quay trở về Nước Thiên Đàng là nơi tự do đời đời.
Mục đích Đức Chúa Jêsus đích thân đến trái đất này và rao truyền Tin Lành chính là để cứu rỗi nhân loại đang rơi vào tội lỗi và sự chết. Vì thế Đức Chúa Jêsus đã rao truyền Tin Lành Nước Thiên Đàng cho chúng ta, là “các tội nhân”, và kêu gọi chúng ta “hối cải”.
Mathiơ 9:13 “... Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.”
Mathiơ 4:17-23 “Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần... Đức Chúa Jêsus đi khắp xứ Galilê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời...”
Vì vậy, Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus rao truyền có mối quan hệ mật thiết với sự tha tội của chúng ta. Bởi vì danh “Jêsus” cũng chứa đựng ý nghĩa rằng “Đấng cứu dân mình ra khỏi tội” (Mathiơ 1:21). Các đấng tiên tri thời đại Cựu Ước đã tiên tri rằng Đấng Christ sẽ đích thân đến thế gian này và rao truyền Tin Lành để hầu cho nhân loại vốn đang làm tôi mọi của tội lỗi và sự chết lại được tự do, và Đức Chúa Jêsus đã phán rằng lời tiên tri ấy được ứng nghiệm bởi Ngài.
Luca 4:16-21 “Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Êsai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng: Thần của Chúa ngự trên ta, vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha, kẻ mù được sáng, kẻ bị hà hiếp được tự do; và để đồn ra năm lành của Chúa. Đoạn, Ngài xếp sách, trả lại cho kẻ giúp việc, rồi ngồi xuống; mọi người trong nhà hội đều chăm chỉ ngó Ngài. Ngài bèn phán rằng: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó.”
Mathiơ 4:14-16 “Để cho ứng nghiệm lời đấng tiên tri Êsai đã nói rằng: Đất Sabulôn và Néptali, ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giôđanh, tức là xứ Galilê thuộc về dân ngoại. Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, đã thấy ánh sáng lớn; và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, thì ánh sáng đã mọc lên.”
Trọng tâm của sự tha tội là Lễ Vượt Qua
Nhân loại đang sống trên trái đất này dù có lý luận rằng bản thân mình không phải là tôi mọi mà là người tự do đi chăng nữa, nhưng thật ra hết thảy chỉ là sự tồn tại đang làm tôi mọi của tội lỗi và sự chết, mà nếu không nhận được sự tha tội thì không thể tránh khỏi phải đi vào hồ lửa địa ngục.
Giăng 8:32-34 “Các ngươi sẽ biết lẽ thật và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi. Người Giuđa thưa rằng: Chúng tôi là dòng dõi Ápraham, chưa hề làm tôi mọi ai, vậy sao thầy nói rằng: Các ngươi sẽ trở nên tự do? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi.”
Rôma 6:23 “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết...”
Khải Huyền 20:12-15 “... những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy... Hồ lửa là sự chết thứ hai, kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa.”
Thông qua lịch sử đã qua làm hình bóng, Đức Chúa Trời đã cho thấy con đường mà nhân loại có thể được giải phóng khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết. Ấy chính là lịch sử người dân Ysơraên được giải phóng khỏi ách nô lệ Êdíptô.
Vào thời kỳ Môise, ngày mà Đức Chúa Trời giải phóng người dân Ysơraên khỏi Êdíptô chính là ngày Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Trời đã phán lệnh người dân Ysơraên hãy giữ Lễ Vượt Qua, rồi trong đêm đó Ngài đã giáng tai vạ giết hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô. Người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua đã thoát khỏi tai vạ đồng thời cũng được ra khỏi Êdíptô. Lễ Vượt Qua là ngày của tự do, và là ngày giải phóng đối với người dân Ysơraên lúc bấy giờ.
Xuất Êdíptô Ký 12:11-42 “... ấy là Lễ Vượt Qua của Đức Giêhôva... vả, khi giữa đêm, Đức Giêhôva hành hại mọi con đầu lòng tại xứ Êdíptô, từ thái tử của Pharaôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả của người bị tù, và hết thảy con đầu lòng súc vật... Khi mãn bốn trăm ba mươi năm rồi, thì, cũng trong ngày đó, các quân đội của Đức Giêhôva ra khỏi xứ Êdíptô. Ấy là một đêm người ta phải giữ cho Đức Giêhôva, vì Ngài rút dân Ysơraên khỏi xứ Êdíptô. Trải các đời, cả dân Ysơraên phải giữ đêm đó, để tôn trọng Đức Giêhôva.”
Kinh Thánh làm chứng rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Tiên Tri giống như Môise (Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:18-19, Công Vụ Các Sứ Đồ 3:20-23). Lịch sử mà Đức Chúa Trời làm hoàn thành thông qua Môise chính là sự việc hình bóng cho thấy trước rằng Đức Chúa Jêsus đến với tư cách là Đấng Tiên Tri giống như Môise vào thời đại Tân Ước sẽ bởi Lễ Vượt Qua mà giải phóng cho nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết (Hêbơrơ 3:5, 10:1).
Đức Chúa Jêsus đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ và ban cho lời hứa sự tha tội và sự sống đời đời.
Mathiơ 26:17-28 “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men... Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà phán rằng: Hết thảy hãy uống đi, vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”
Giăng 6:54 “Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại.”
Vì vậy, tin tức tốt lành nhất đối với nhân loại đang sắp rơi vào sự chết đời đời vì tội lỗi, chính là Lễ Vượt Qua mà Đấng Christ đã ban lời hứa phước lành sự tha tội và sự sống đời đời. Lẽ thật Lễ Vượt Qua chính là trọng tâm của Tin Lành Nước Thiên Đàng.
Tin Lành và giao ước mới
Đức Chúa Jêsus đã rất khẩn thiết mong muốn giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ, và đặc biệt Ngài đã phán rằng Lễ Vượt Qua chính là giao ước mới.
Luca 22:14-20 “Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua này với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự này để nhớ ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ mà phán rằng: Chén này là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”
Ngay cả sứ đồ Phaolô là người đã nhận biết trọng tâm của Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus rao truyền là gì, đã nói bản thân mình vừa là kẻ giúp việc rao truyền Tin Lành cũng vừa là kẻ giúp việc rao truyền giao ước mới. Ấy là chứng cớ rằng Tin Lành tức là giao ước mới.
Côlôse 1:23 “... đạo tin lành mà anh em đã nghe, là đạo được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời, và chính tôi, Phaolô, là kẻ giúp việc của đạo ấy.”
II Côrinhtô 3:6 “Và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới...”
Sứ đồ Phaolô là người đã mong muốn đi theo và truyền bá Tin Lành của Đấng Christ cho đến chết, ông đã nhấn mạnh về việc mình đã nhận sự dạy dỗ liên quan đến Lễ Vượt Qua giao ước mới từ Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa.
I Côrinhtô 11:23-25 “Vả, tôi đã nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều này để nhớ ta. Cũng một lẽ ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén này là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều này để nhớ ta.”
Kết cục của những kẻ rao truyền tin lành khác
Như những gì chúng ta đã xem cho đến giờ, Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus đã rao truyền để giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi chính là Lễ Vượt Qua giao ước mới. Vì vậy, Hội Thánh rao truyền Tin Lành thì nhất định phải có lẽ thật Lễ Vượt Qua. Thế nhưng, vô số các hội thánh ngày nay đang kêu la tin lành mà lại không hề có giao ước mới hay Lễ Vượt Qua.
Sự thật rằng trọng tâm Tin Lành của Đấng Christ nằm ở Lễ Vượt Qua giao ước mới đều được làm chứng ở nhiều nơi trong Kinh Thánh Tân Ước, thế nhưng từ giữa thế kỷ thứ 2 thì Tin Lành đã bắt đầu bị biến đổi từng cái một cho đến giữa thế kỷ thứ 4 thì bị thay đổi hoàn toàn. Thậm chí ngày nay người ta cũng không hề biết được rằng Tin Lành mà đích thân Đức Chúa Jêsus đã truyền dạy 2000 năm trước đã bị thay đổi những gì. Điển hình là đa số các hội thánh đều không giữ Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Jêsus đã làm gương giữ gìn và phán dạy cho, mà họ lại đưa ngày 25 tháng 12, là ngày sinh nhật của thần mặt trời, vào trong hội thánh và tổ chức to lớn.
Kinh Thánh cảnh báo rằng những người dù thừa nhận Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa bằng môi miệng nhưng không giữ theo Tin Lành Nước Thiên Đàng mà Ngài đã truyền dạy, thì đều sẽ bị diệt vong. Những kẻ thay đổi Tin Lành của Đấng Christ mà rao truyền tin lành khác, hoặc không vâng giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới, là Tin Lành của Đấng Christ thì nhất định sẽ bị hình phạt.
Galati 1:6-8 “Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ tin lành của Đấng Christ. Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em thì người ấy đáng bị anathem.”
II Têsalônica 1:7-9 “... trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết tin lành Đức Chúa Trời, và không vâng phục tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài.”
Bất chấp lời cảnh báo như thế, nhiều người trên thế gian vẫn đang trông mong rằng họ có thể đi vào Nước Thiên Đàng dù không giữ Lễ Vượt Qua như thể không biết đến sự nguy hiểm của tin lành khác. Đức Chúa Trời đã đích thân đến trái đất này để cứu sống nhân sinh nhân loại đang không biết đến lẽ thật sự sống mà Đức Chúa Jêsus rao truyền 2000 năm trước là gì, lại chạy theo tin lành khác và dần dần xa rời Nước Thiên Đàng (Êxêchiên 34:5-23).
Sở dĩ Tin Lành giao ước mới bị biến mất trong lịch sử lại đã được khôi phục và sự sáng của Lễ Vượt Qua lại được chiếu sáng, là vì có sự hy sinh của Đức Chúa Trời đã bỏ hết thảy vinh hiển trên trời mà đến trái đất này để cứu rỗi chúng ta. Chúng ta phải dâng vinh hiển cùng cảm tạ vô hạn lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ là Đấng bỏ vinh hiển trên trời và hy sinh suốt thời gian dài đằng đẵng, và cũng phải nhanh chóng chiếu sự sáng của Tin Lành lẽ thật trên khắp cả thế gian.