Q. Có rất nhiều người trên thế gian này tự xưng rằng đi theo Đức Chúa Jêsus. Thế thì tại sao họ lại không giữ giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus đã lập ra?
A. Mục đích Đức Chúa Jêsus đã đến trái đất này là để ban sự sống đời đời cho loài người đã bị định phải chết bởi tội lỗi mình. Để dẫn dắt chúng ta đến với sự cứu rỗi, Đức Chúa Jêsus đã lập ra giao ước mới vào ngày Lễ Vượt Qua, và Ngài đích thân đổ huyết trên thập tự giá mà trở nên của lễ chuộc tội. Trong lẽ thật giao ước mới có 3 kỳ 7 lễ trọng thể bao gồm Lễ Vượt Qua, và cũng có cả ngày Sabát.
Những người tin vào Đức Chúa Jêsus và mong muốn được cứu rỗi thì cần phải biết đến giao ước mới và phải giữ gìn. Tuy nhiên, ngày nay có rất ít người giữ gìn giao ước mới. Đó là vì lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập ra đã bắt đầu bị biến đổi sau thời đại các sứ đồ và rồi hoàn toàn bị biến mất.
Lời tiên tri về lẽ thật giao ước mới bị xóa bỏ
Có rất nhiều lời tiên tri trong Kinh Thánh bày tỏ rằng lẽ thật giao ước mới sẽ bị hủy phá, và sự trái luật pháp sẽ thắng thế trong hội thánh. Một trong số các lời tiên tri ấy là ví dụ về cỏ lùng mà Đức Chúa Jêsus cho biết.
Mathiơ 13:24-30 “Đức Chúa Jêsus phán ví dụ khác cùng chúng rằng: Nước thiên đàng giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Nhưng đang khi người ta ngủ, thì kẻ thù chủ ruộng liền đến, gieo cỏ lùng vào trong lúa mì, rồi đi. Đến khi lúa mì lớn lên, và trổ bông, thì cỏ lùng cũng lòi ra. Các đầy tớ của chủ nhà bèn đến thưa rằng: Thưa chủ, chủ không gieo giống tốt trong ruộng chủ sao? Vậy thì cỏ lùng bởi đâu mà ra? Chủ đáp rằng: Ấy là một kẻ thù đã làm điều đó. Các đầy tớ thưa rằng: Vậy chủ có muốn chúng tôi đi nhổ cỏ đó chăng? Chủ rằng: Chẳng nên, e khi nhổ cỏ lùng, hoặc các ngươi nhổ lộn lúa mì đi chăng. Hãy để cho cả hai thứ cùng lớn lên cho đến mùa gặt; đến mùa gặt, ta sẽ dặn con gặt rằng: Trước hết hãy nhổ cỏ lùng, bó lại từng bó mà đốt đi; song hãy thâu trữ lúa mì vào kho ta.”
Mathiơ 13:40-42 “Còn người ta nhổ cỏ lùng mà đốt trong lửa thể nào, thì ngày tận thế cũng sẽ như vậy... Con người sẽ sai các thiên sứ Ngài thâu mọi gương xấu và những kẻ làm ác khỏi nước Ngài, và quăng những người đó vào lò lửa...”
Cỏ lùng có sức sống mạnh mẽ; nếu chúng ta để chúng lớn lên cùng lúa mì, cả đồng ruộng sẽ đầy ắp cỏ lùng. Vì thế, cỏ lùng, bị gieo ra sau khi Đức Chúa Jêsus rời trái đất này, đã phát triển nhanh chóng với sức sống mạnh mẽ của nó, và lan tỏa khắp đồng ruộng. Nói cách khác, cả thế gian này trở nên đầy sự trái luật pháp.
Đó là hậu quả của hội thánh bị cai trị bởi kẻ đối nghịch Đức Chúa Trời, theo lời tiên tri trong sách Đaniên.
Đaniên 7:25 “Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ [lễ trọng thể] và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ.”
Đaniên 7:25 bản dịch mới “Vua này sẽ nói phạm đến Đấng Tối Cao và áp bức dân thánh của Ngài. Vua định thay đổi kinh luật và các ngày lễ. Dân thánh sẽ bị nộp vào tay vua trong ba năm rưỡi.”
Sách Khải Huyền cũng có lời tiên tri đồng nhất với sách Đaniên.
Khải Huyền 13:5-7 “Nó được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng; và nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng. Vậy, nó mở miệng ra nói những lời phạm đến Đức Chúa Trời, phạm đến danh Ngài, đền tạm Ngài cùng những kẻ ở trên trời. Nó lại được phép giao chiến cùng các thánh đồ và được thắng. Nó cũng được quyền trị mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng và mọi nước.”
Được tiên tri rằng con thú sẽ thắng các thánh. Điều này có nghĩa là nó sẽ cướp mất lẽ thật sự sống từ các thánh đồ.
Liên quan đến sự xuất hiện của kẻ làm trái luật pháp mà xóa bỏ lẽ thật sự sống, sứ đồ Phaolô cũng đã nói tiên tri như sau:
II Têsalônica 2:3-7 “... Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra, tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời... Vì đã có sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đang hành động rồi; song Đấng còn ngăn trở cần phải cất đi.”
Công Vụ Các Sứ Đồ 20:29-30 “Còn tôi biết rằng sau khi tôi đi sẽ có muông sói dữ tợn xen vào trong vòng anh em, chẳng tiếc bầy đâu; lại giữa anh em cũng sẽ có những người nói lời hung ác dấy lên, ráng sức dỗ môn đồ theo họ.”
Theo những lời tiên tri trên của Kinh Thánh, mọi lẽ thật của giao ước mới đã biến mất bởi sự trái luật pháp xuất hiện sau thời đại sứ đồ.
Lịch sử hội thánh được diễn ra theo lời tiên tri của Kinh Thánh
Thông qua lịch sử hội thánh, chúng ta hãy xem xét một cách vắn tắt lịch sử lẽ thật giao ước mới đã biến mất dựa theo lời tiên tri trong Kinh Thánh.
1) Thời đại sứ đồ
Kinh Thánh tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ chúc phước sự tha tội và sự sống đời đời tại Siôn, thành của các kỳ lễ trọng thể. Theo lời tiên tri này, Đức Chúa Jêsus đã lập ra “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” trên trái đất này vì sự cứu rỗi của nhân loại khi Ngài sơ lâm cách đây 2000 năm. Vào đương thời hoạt động của các sứ đồ
được dạy dỗ trực tiếp bởi Đức Chúa Jêsus, Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ gìn trọn vẹn lẽ thật giao ước mới (Êsai 33:20, Thi Thiên 132:13-133:3). Đi theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus, họ giữ ngày Sabát của giao ước mới theo thói quen và giữ Lễ Vượt Qua - lẽ thật sự sống đời đời (Công Vụ Các Sứ Đồ 17:2, 18:4; I Côrinhtô 5:7, 11:23).
2) Thời đại bắt bớ của La Mã
Sau thời đại sứ đồ, Hội Thánh bị bắt bớ kinh khủng bởi đế quốc La Mã cho đến khi Cơ Đốc giáo được thiết lập như là quốc giáo của La Mã. Trong quá trình đó, hội thánh bị phân chia làm hai. Hội thánh Đông phương ở Tiểu Á đi theo Tin Lành của Đấng Christ và giữ ngày Sabát cùng Lễ Vượt Qua, mà Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ đã giữ. Hội thánh Tây phương, có trung tâm ở La Mã, thuận theo sự dâng thờ phượng thần mặt trời La Mã và bắt đầu giữ ngày Chủ nhật, và từ chối ngày Sabát, vào khoảng năm 100 SCN. Hơn thế nữa, giáo hoàng La Mã - Anicetus vào khoảng năm 155 SCN và Victor vào khoảng năm 197 SCN - đã chủ trương rằng lễ tiệc thánh phải được tiến hành vào Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Vượt Qua, là ngày mà Đức Chúa Jêsus phục sinh, và họ bắt buộc hội thánh Đông phương phải từ bỏ Lễ Vượt Qua mà đã được giữ theo như ghi chép Kinh Thánh.
3) Thời đại thế tục hóa
Vì Cơ Đốc giáo được công bố là quốc giáo của La Mã bởi Sắc lệnh Milan năm 313 SCN và bắt đầu được công nhận trên toàn thế giới, hội thánh nhanh chóng bị thế tục hóa. Vào năm 321 SCN, hoàng đế La Mã Constantine đã lập Chủ nhật là ngày lễ và ngày nghỉ ngơi trên khắp đế quốc. Vì thế, Chủ nhật trở nên ngày thờ phượng theo chủ trương của hội thánh Tây phương. Vào năm 325 SCN, Lễ Vượt Qua hoàn toàn bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea bởi sự quyết định tổ chức lễ tiệc thánh vào Chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn tính từ xuân phân. Tiếp theo, vào năm 354 SCN, hội thánh La Mã bắt đầu tổ chức ngày sinh của Đức Chúa Jêsus vào ngày 25/12, vốn là ngày sinh của thần mặt trời.
Sự trái luật pháp bắt đầu chiếm ưu thế trong các hội thánh vì họ từ bỏ ngày Sabát và Lễ Vượt Qua và chọn giữ Chủ nhật và lễ Nôen theo Rôma Catholic. Thế nên, các thánh đồ có đức tin chân thật đã phải trốn lên núi hay sa mạc để giữ gìn lẽ thật. Họ giữ gìn lẽ thật với nhiều sự khó khăn, nhưng cuối cùng thì lẽ thật cũng bị biến mất bởi đó chẳng một ai trên thế gian có thể tìm ra lẽ thật trong suốt thời gian dài. Đó là sự ứng nghiệm của lời tiên tri Kinh Thánh rằng ma quỉ - kẻ nói phạm Đức Chúa Trời sẽ thay đổi thời kỳ (lễ trọng thể) và luật pháp của Đức Chúa Trời.
4) Thời đại thể chế giáo hoàng
Từ cuối thế kỷ thứ 4, bộ tộc German, di cư vào đế quốc La Mã, đã bắt đầu cải đạo sang giáo hội công giáo; và giáo hoàng - người đứng đầu Rôma Catholic được nắm quyền hành tuyệt đối khắp châu Âu. Thế rồi lẽ thật biến mất và thời đại tối tăm tôn giáo bắt đầu: Sự phạm pháp trở nên đầy dẫy, và thể chế giáo hoàng nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong 1260 năm và áp bức người dân của Đức Chúa Trời thông qua tòa án tôn giáo và các hình thức tra tấn khác (Đaniên 7:25).
5) Thời đại phục hưng
Vì sự chuyên quyền của thể chế giáo hoàng đạt đến mức cực độ, nên cải cách tin lành nổi dậy và nhiều hội thánh Tin Lành được lập ra. Tuy nhiên, không một hội thánh nào có thể phục hồi lại lẽ thật giao ước mới mà đã tồn tại vào thời đại sứ đồ. Những nhà cải cách chỉ kêu la về sự cải cách đức tin và vẫn giữ theo giáo lý của giáo hội công giáo.
Ngay cả cho đến ngày nay, rất nhiều hội thánh Tin Lành vẫn giữ theo những luật lệ được làm ra bởi Rôma Catholic: Họ giữ Chủ nhật, ngày thánh của đạo thần mặt trời Mithra, và họ tổ chức lễ Nôen vào 25/12, là ngày sinh của thần mặt trời. Suốt khoảng 1600 năm từ khi Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ vào năm 325 SCN, rất nhiều nhà cải cách tôn giáo và các nhà thần học đã xuất hiện và nghiên cứu Kinh Thánh, nhưng không một ai trong họ có thể khôi phục lại lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm đã lập ra.
Đức Chúa Jêsus Tái Lâm khôi phục lại lẽ thật sự sống
Mặc dù các nhà cải cách tôn giáo và các nhà thần học đã nỗ lực thật nhiều, nhưng họ không thể khôi phục lại lẽ thật sự sống đời đời mà Đức Chúa Jêsus Sơ Lâm đã lập ra. Đó là vì Đấng có thể khôi phục lại lẽ thật giao ước mới đã bị biến mất trên trái đất này duy chỉ là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm mà thôi.
Khải Huyền 5:1-5 “Rồi tôi thấy trong tay hữu Đấng ngồi trên ngôi một quyển sách viết cả trong lẫn ngoài, có đóng bảy cái ấn. Tôi cũng thấy một vị thiên sứ mạnh mẽ cất tiếng lớn kêu rằng: Ai đáng mở quyển sách nầy và tháo những ấn nầy? Dầu trên trời, dưới đất, bên dưới đất, không ai có thể mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa. Vì không có ai đáng mở quyển sách ấy hoặc nhìn xem nó nữa, nên tôi khóc dầm dề. Bấy giờ, một người trong các trưởng lão nói với tôi rằng: Chớ khóc, kìa, sư tử của chi phái Giuđa, tức là Chồi của vua Đavít, đã thắng, thì có thể mở quyển sách ấy và tháo bảy cái ấn ra.”
Từ khi lẽ thật giao ước mới biến mất, loài người không thể được cứu rỗi. Liên quan đến tình huống này, Kinh Thánh đã chép rằng quyển sách bị đóng bảy ấn. Những sự mầu nhiệm của Kinh Thánh, mà đã bị đóng ấn, duy chỉ được mở bởi Chồi của vua Đavít, chính là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Khải Huyền 22:16).
Theo như lời tiên tri này, Đức Chúa Jêsus đã đến lần nữa trong xác thịt để khôi phục lại lẽ thật sự sống mà các thánh đồ đã bị cướp mất một lần (I Côrinhtô 4:5, Hêbơrơ 9:28). Các lễ trọng thể của giao ước mới bao gồm Lễ Vượt Qua thật là quý giá đến nỗi đích thân Đức Chúa Trời trên trời phải đến và rao truyền cho chúng ta. Chúng ta hãy dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời đã đến đất này lần nữa để giải phóng chúng ta khỏi xiềng xích của sự trái luật pháp, và hãy giữ lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Trời đã tìm lại cho, nhờ đó được đạt đến sự cứu rỗi.