한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Lễ Vượt Qua và Ấn của Đức Chúa Trời

Ngày nay, tại khắp mọi nơi trên làng địa cầu rất nhiều những tai vạ đang xảy ra như chiến tranh giữa các quốc gia, phân rẽ giữa các dân tộc, khủng bố, nạn đói, động đất, và cái lạnh, cái nóng, lũ lụt mang tính chết người bởi các hiện tượng biến đổi khí hậu v.v.… Mỗi khi tai vạ như vậy ập đến, người ta run rẩy trong mối bất an, không biết phải đặt lòng trông cậy vào đâu.
Từ rất lâu trước đây Kinh Thánh đã tiên tri trước về những tai vạ sắp xảy ra, và về hành động mà loài người sẽ lựa chọn vào lúc xảy ra tai vạ.

Amốt 9:2-9 “Dầu chúng nó đào đến Âm phủ, tay ta cũng sẽ móc chúng nó ra; dầu chúng nó trèo lên trên trời… Dầu chúng nó ẩn mình nơi chót núi Cạtmên… dầu chúng nó lánh khuất mắt ta nơi đáy biển…”


Theo lời tiên tri thì loài người vô vọng cố gắng ẩn trốn vào bất cứ mọi nơi. Bởi tai vạ lớn đến mức loài người không thể chịu đựng nổi, sẽ giáng xuống trên đất này.
Những sự việc này không phải việc sẽ xảy ra vào thời đại của đấng tiên tri Amốt vào 2800 năm trước, tức đương thời sách Amốt được ghi chép, mà là lời cảnh cáo về tai vạ sẽ xảy ra vào ngày lớn và đáng sợ của Đức Giêhôva, tức ngày phán xét cuối cùng của Đức Chúa Trời.

Tai vạ cuối cùng không thể được tránh khỏi bằng phương pháp của loài người


Những người hiện đại mà đang sống ở thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, đang sợ hãi về tai vạ sắp đến và ngày tận thế của loài người, nên đang tìm kiếm những phương pháp để tránh khỏi tai vạ bằng nhiều cách. Họ đang dốc hết sức nỗ lực để tìm ra nơi ẩn trốn dưới lòng đất hoặc dưới đáy biển hoặc trên hành tinh bên ngoài trái đất để thoát khỏi mối đe dọa của vũ khí hạt nhân mà có thể phá huỷ trái đất đến mấy chục lần. Rất nhiều các phương pháp khác nhau đang được thảo luận như tàu ngầm nguyên tử để giúp ẩn trốn dưới đáy biển sâu, tàu vũ trụ để trốn lên hành tinh khác trên trời v.v…. Trong tình hình này, có báo cáo rằng những cường quốc như Mĩ đang làm Tòa nhà trắng ngầm dưới núi Weather, và làm tới tận 97 đô thị ngầm ở nhiều khu vực khác nhau để đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên Kinh Thánh nói rằng bằng những phương pháp khoa học này, hoặc những biện pháp của loài người cũng không thể tránh khỏi cơn thạnh nộ kịch liệt của Đức Chúa Trời được.

Luca 21:35 “vì ngày đó sẽ đến cho mọi người ở khắp trên mặt đất cũng vậy.”

Êsai 24:3-13 “Trên đất sẽ đều trống không và hoang vu cả… Vì giữa các dân trên đất sẽ…”

Vậy hãy tìm hiểu trong Kinh Thánh xem tai vạ xảy đến giữa các dân trên đất, ở trên khắp mặt đất, sẽ xảy đến cho nhân loại bằng cách nào.

II Phierơ 3:7-10 “Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa, lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và huỷ phá kẻ ác… ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả.”

Đức Chúa Trời phán rằng Ngài đang để dành lửa như là một dụng cụ cho ngày phán xét, nên tai vạ sẽ giáng xuống khắp trên mặt đất chính là lửa. Khi ngày ấy đến, các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, tất thảy mọi thứ sẽ bị đốt cháy trầm trọng trong ngọn lửa nóng bỏng, và sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn, đó sẽ là ngày đau đớn đến nỗi thậm chí ngay cả dũng sĩ mạnh dạn cũng run rẩy trong nỗi sợ hãi mà kêu khóc đắng cay.
Tuy nhiên, dù trong tình huống run rẩy và sợ hãi thế nào chăng nữa, thì Đức Chúa Trời cũng sắm sẵn và cho chúng ta biết về con đường cứu rỗi để có thể thoát khỏi tai vạ. Đức Chúa Trời đang cho chúng ta biết rõ về tin tức cứu rỗi, và phương pháp để có thể tránh khỏi tai vạ chỉ thông qua Kinh Thánh, chứ không thông qua các thiết bị khoa học tối tân mà các nhà khoa học phát minh và làm ra.

“Lễ Vượt Qua tránh khỏi tai vạ”, chứa đựng lời hứa của Đức Chúa Trời


Vậy hãy cùng mở rộng tất thảy tai, mắt và tâm hồn của chúng ta, để tìm hiểu Kinh Thánh xem lời hứa của Đức Chúa Trời giúp chúng ta vượt qua tai vạ có ở đâu.

Xuất Êdíptô Ký 12:11-14 “… ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật… Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn huỷ diệt các ngươi.”

Đương thời Xuất Êdíptô, khi tai vạ hành hại các con trưởng giáng xuống trên xứ Êdíptô, các thiên sứ của sự chết đã không giáng bất cứ tai vạ nào xuống gia đình Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua, và vượt qua gia đình ấy. Cho nên, Lễ Vượt Qua trong tiếng Hán Việt là Du Việt Tiết. Du (逾) nghĩa là quá, vượt ra ngoài, Việt (越) nghĩa là vượt quá, nên Du Việt có nghĩa là “vượt qua tai vạ”. Lễ Vượt Qua được biểu hiện trong Kinh Thánh tiếng Anh là Passover, trong tiếng Gờ réc (Hy Lạp) là Pasca (πασχα), trong tiếng Hêbơrơ là Pesach.
Những lịch sử vượt qua tai vạ nhờ Lễ Vượt Qua này được chép trong Kinh Thánh như là lời giáo huấn cho chúng ta là những người đang sống vào những ngày sau rốt. Lịch sử của nước Ysơraên đã hành động phản nghịch vì không tin vào quyền năng của Lễ Vượt Qua, và lịch sử của Êxêchia, vua Giuđa, người đã coi trọng và giữ Lễ Vượt Qua, làm thức tỉnh chúng ta về tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua thêm một bậc nữa.
Êxêchia, vua nước Giuđa, đã đọc sách giao ước được phát hiện ra trong khi sửa sang lại đền thờ, và hiểu ra giao ước của Đức Chúa Trời, nên để giữ Lễ Vượt Qua mà đã không được giữ trong rất lâu, vua liền sai các trạm đi khắp xứ Giuđa và Ysơraên để rao truyền tin tức rằng “Hãy tới Giêrusalem đặng giữ Lễ Vượt Qua”. Khi ấy, nước Bắc Ysơraên đã chê cười, nhạo báng các trạm. Mấy năm sau, Ysơraên đã bị diệt vong bởi sự tấn công của nước Asiri (II Các Vua 18:9-12). Tuy nhiên, nước Giuđa mà đã giữ Lễ Vượt Qua một cách rất thánh, đã còn lại và đẩy lùi sự xâm lược mãnh liệt của Asiri bởi quyền năng của Đức Chúa Trời (II Sử Ký 30:1-27, II Các Vua 18:13-19:37). Lịch sử này đã được ghi chép lại trong Kinh Thánh.
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng vào thời đại này cũng vậy, cũng có những nhóm người không thể tránh khỏi tai vạ kinh khiếp, cũng có những người dân đượt thoát khỏi tai vạ bởi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.

Khải Huyền 7:1-4 “Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại… một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Đức Chúa Trời hằng sống… Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn…”

Phương pháp để thoát khỏi tai vạ cuối cùng chỉ là phương pháp được nhận ấn của Đức Chúa Trời. Vậy, ấn của Đức Chúa Trời là gì? Kinh Thánh tiên tri rằng huyết của Chiên Con Lễ Vượt Qua sẽ trở thành “ấn của Đức Chúa Trời” để cứu rỗi người dân của Đức Chúa Trời khỏi tai vạ cuối cùng.
Đương thời Xuất Êdíptô, người dân Ysơraên đã bôi huyết chiên con giáp niên lên hai cây cột và mày cửa nhà, nên huyết ấy trở thành dấu hiệu, và họ đã có thể được nhận sự bảo hộ từ tai vạ đáng sợ hành hại tất thảy các con đầu lòng. Chiên con Lễ Vượt Qua trong Cựu Ước biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus thời đại Tân Ước.

I Côrinhtô 5:7-8 “…Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi. Vậy thì, chúng ta hãy giữ lễ…”

Nên phương pháp duy nhất để thoát khỏi tai vạ cuối cùng chỉ là “huyết của Đức Chúa Jêsus Christ” là Chiên Con Lễ Vượt Qua.
Vào lúc cuối cùng, khi các thiên sứ được nhận quyền làm hại đất và biển, thả gió (chiến tranh) ra thì tai vạ kinh hoàng sẽ giáng xuống trên đất này (Tham khảo: Khải Huyền 7:1-). Đức Chúa Trời đóng ấn trên trán của các con cái Ngài để giúp chúng vượt qua tai vạ cuối cùng này. Vậy nên, “ấn của Đức Chúa Trời” chính là ấn của sự cứu rỗi để thoát khỏi tai vạ.

Êxêchiên 9:4-6 “mà phán rằng: Hãy trải qua giữa thành, tức giữa Giêrusalem, ghi dấu trên trán những người nào than thở khóc lóc về mọi sự gớm ghiếc đã phạm giữa thành nầy… hãy giết hết; nhưng chớ lại gần một kẻ nào là kẻ đã có ghi dấu; và khá bắt đầu từ nơi thánh ta. Vậy các người ấy bắt đầu từ các người già cả ở trước mặt nhà.”

Đức Chúa Trời đã phán lệnh với các thiên sứ giáng tai vạ rằng hãy giết từ những người nào? Ngài đã phán rằng hãy bắt đầu từ những người già cả (trưởng lão, người lãnh đạo) của hội thánh giả dối mà không có dấu trên trán, tức là không được nhận huyết của Chiên Con Lễ Vượt Qua, ấn của Đức Chúa Trời.
Khi xem lời tiên tri Kinh Thánh, thì thấy rằng thời đại chúng ta đang sống chính là thời đại tai vạ cuối cùng. Nên, Đức Chúa Trời nhắc nhở con cái Ngài biết sự thật rằng phương pháp có thể thoát khỏi tai vạ chỉ là cách nhận “ấn của Đức Chúa Trời”. Và Đức Chúa Trời cũng cho biết sự thật rằng đã có lời tiên tri rằng công việc đóng ấn cuối cùng của Đức Chúa Trời sẽ bắt đầu từ phía mặt trời mọc, tức từ phương đông mà được rao truyền sang phương tây.

Khải Huyền 7:2 “Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Đức Chúa Trời hằng sống…”

Từ trung tâm đảo Bátmô, nơi sứ đồ Giăng trông thấy sự mặc thị, công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời phải bắt đầu từ phía mặt trời mọc, tức phương đông thì lời tiên tri Kinh Thánh mới được ứng nghiệm.

Vì là sở hữu của Đức Chúa Trời nên Ngài đóng ấn


Người giữ Lễ Vượt Qua sẽ biết được rằng Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và chúng ta ở trong Đức Chúa Trời (Giăng 6:56, 15:4-8). Chúng ta, những người ở trong Đức Chúa Trời, là sở hữu của Đức Chúa Trời.

II Côrinhtô 1:21-22 “Vả, Đấng làm cho bền vững chúng tôi với anh em trong Đấng Christ… Ngài cũng lấy ấn mình mà đóng cho chúng tôi và ban của tin Đức Thánh Linh trong lòng chúng tôi.”

Câu này được dịch trong Kinh Thánh của Người Hiện Đại (bản tiếng Hàn) là “Ngài cũng đóng dấu xác minh là của Ngài trên chúng tôi”. Đức Chúa Trời đã đóng dấu của Đức Chúa Trời trên chúng ta với khái niệm là “sở hữu của Đức Chúa Trời”. Vậy, hãy tìm hiểu xem phước lành nào được ban cho chúng ta, là những người được Đức Chúa Trời lấy làm sở hữu của Ngài.

Êsai 43:1-3 “Bây giờ, hỡi Giacốp!... Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi…”

Đức Chúa Trời đã lấy chúng ta làm sở hữu của Ngài thông qua lẽ thật Lễ Vượt Qua, và đóng dấu xác minh cho chúng ta. Và Ngài đã định ra lời hứa vững chắc rằng sẽ bảo vệ chúng ta an toàn dù bất cứ tai vạ hoặc sự huỷ diệt nào xảy đến. Hơn nữa, Ngài cũng đang gọi tất thảy các con cái đang sống ở thời đại tai vạ cuối cùng này rằng “Hãy nhanh chóng giữ Lễ Vượt Qua để được thoát khỏi tai vạ cuối cùng”.
Trước khi các thiên sứ cầm bốn hướng gió (chiến tranh) thả tay ra, chúng ta phải cho toàn thế giới biết về Lễ Vượt Qua giao ước mới, là ấn của Đức Chúa Trời, làm tròn sứ mệnh của các trạm rao truyền tin tức của sự cứu rỗi.
Tôi mong tất thảy các anh chị em Siôn đều cảm tạ vì Đức Chúa Trời đã lấy chúng ta làm sở hữu đặc biệt của Ngài, và hãy đồng tham vào công việc cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban phát vào thời đại này.