Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Mầu Nhiệm trong Các Mầu nhiệm
Một vấn đề khó khăn nhất trong việc học Kinh Thánh là sự hiểu biết về Đấng Christ, và lập đức tin của mình trên Ngài một cách bền vững. Chính vì thế trong Kinh Thánh được nói rằng sự nhìn biết Đấng Christ là sự mầu nhiệm lớn nhất trong Kinh Thánh.
2000 năm trước, người dân Ysơraên đương bị đau đớn trong sự chuyên chế bạo ngược và đàn áp của Rôma. Đối với họ niềm hy vọng duy nhất là Đấng Mêsi được tiên tri trong Kinh Thánh sẽ đến và giải phóng họ ra khỏi sự đau đớn ấy, là động cơ duy trì cuộc sống của họ. Trong thời gian thật đã lâu họ cầu khẩn, chờ đợi Đấng Mêsi và nhẫn nhịn sự chuyên chế bạo ngược của Rôma rồi. Tuy nhiên, khi Đấng Mêsi tức là Đức Chúa Jêsus - Đấng Christ đã đến, họ lại từ chối Đấng Mêsi mà họ đã thật ước vọng trông đợi, và đóng đinh Ngài trên cây thập tự.
Đối với dân Ysơraên, Đức Chúa Trời là Đấng quý hơn cả mạng sống của họ. Dân tộc mà thà quăng bỏ mạng sống của mình chớ không bỏ tín ngưỡng, lại đóng đinh Đức Chúa Trời là Đấng họ yêu quý hơn mạng sống của họ. Nếu không biết nguyên nhân tại sao và làm sao mà họ đã phạm tội khủng khiếp như vậy thì, dầu cho Đức Chúa Trời đến thế gian ở thời đại này một lần nữa, loài người vẫn tiếp tục phạm tội cũng thể ấy mà thôi.
Đức Chúa Trời Toàn Tri Toàn Năng đến trong xác thịt loài người
Để hiểu biết vấn đề này, cần thiết sự nghiên cứu trước về Đức Chúa Jêsus. Hãy dò xem Kinh Thánh để biết Đức Chúa Jêsus vốn là ai.
Côlôse 1:13-18 “ …Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài (Đấng Christ), bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả…”
Đức Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn vật. Đức Chúa Trời toàn năng toàn tri mang hình ảnh loài người mà ngự trên trái đất này với danh Jêsus.
Thế nhưng, quan niệm cố hữu sai lầm về Đức Chúa Trời đã châm rễ sâu trong ý thức của người dân Ysơraên đương thời. Đức Chúa Trời trong suy nghĩ của họ là Đức Chúa Trời quyền năng mà chỉ cần phán một lời thì có ánh sáng, trời và đất bị phân rẽ, bão mưa và gió cuốn ập tới.
Vì Đức Chúa Trời là Đấng đã làm cho mọi người Êdíptô sợ hãi bởi 10 hiện tượng siêu nhiên khi Môise dẫn dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô vào 3500 năm trước, cho nên nếu Đấng ấy đến thế gian này với tư cách là Đấng Mêsi thì đương nhiên họ trông mong rằng Ngài phải đến một cách vinh hiển như vậy. Mọi người theo đạo Cơ đốc ngày nay cứ mỗi khi nhắc đến “Đức Chúa Trời” là liên tưởng về hình ảnh của Ngài như thế. Đó là thực tế bây giờ.
Về thần tánh của Đức Chúa Jêsus, sứ đồ Giăng đã chép ra như sau đây:
Giăng 1:1-14 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài… Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy… Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một (Đức Chúa Jêsus) đến từ nơi Cha.”
Những người tôn giáo đương thời rất tự tin rằng họ nhận biết được ngay nếu Đấng Mêsi, tức là Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo đến với họ. Song, họ đã không nhận lấy được Đức Chúa Trời dựng nên thế gian, ngược lại, họ rất ghét Đức Chúa Trời đã đến xứ của Ngài một cách khắc nghiệt đến đỗi giết Ngài đi nữa.
Nếu Đức Chúa Trời hiện đến với họ cùng với muôn vàn thiên sứ hầu hạ trong sự uy nghiêm thì họ không thể không nhận biết Ngài được đâu. Trong lòng người dân Ysơraên hình ảnh của Đức Chúa Trời như thế đã bị hoá ra một khuôn khổ nhất định theo sự hiểu biết của họ. Nhưng trái với thành kiến của họ, Đấng Christ đã mang hình ảnh không bằng thiên sứ là một vật thọ tạo mà đến thế gian rồi.
Hêbơrơ 2:6-8 “… Con người là ai, mà Chúa săn sóc đến? Chúa đã đặt Người ở dưới thiên sứ một chút; Cho Người đội mão triều vinh hiển tôn trọng; Và đặt mọi vật dưới chân Người…”
Người dân Ysơraên làm sao tưởng tượng nổi Đức Chúa Trời trong hình ảnh không bằng thiên sứ đây? Dù chính Đức Chúa Trời đã đến rồi nhưng họ nhổ mặt, đấm Ngài bằng tay. Những người trong đền thờ đã hết sức tìm kiếm Đức Chúa Trời lại từ chối Đức Chúa Trời một cách triệt để vì không phù hợp với khuôn khổ thành kiến của mình. Vì theo họ Đức Chúa Trời không thể đến với hình ảnh không bằng thiên sứ như thế. Vì Đức Chúa Jêsus đến trong hình ảnh không bằng thiên sứ ấy, các anh chị em cũng chẳng tin Ngài, bà con cũng toan bắt lấy Ngài vì tưởng Ngài bị quỉ ám.
Vì họ không thể tin vào Đấng Christ như vậy, nên đương thời, lời phán “Hãy tin” được nhấn mạnh rất nhiều lần. Nếu ai cũng tin được Đấng Christ một cách dễ dàng thì há cần phải truyền đạo rằng “Hãy tin Đức Chúa Jêsus!” chăng? Trong câu “Hãy tin Đức Chúa Jêsus!” bao hàm ý nghĩa rằng sự tin Đức Chúa Jêsus thật là khó thể ấy. Bởi vì giữa hình ảnh của Đức Chúa Trời được vẽ ra trong lòng họ và hình ảnh Đức Chúa Trời thực đã đến có khoảng cách quá lớn. Khi lý giải tình huống thể ấy và nhận lấy Đấng Christ, chúng ta mới đồng ý về cách miêu tả “Đấng Christ là sự mầu nhiệm giấu kín từ các kiếp và các đời” vậy.
Côlôse 1:26-27 “tức là sự mầu nhiệm đã giấu kín trải các đời các kiếp, mà nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài… nghĩa là Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển.”
Côlôse 2:2-3 “… đến nỗi có thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ, mà trong Ngài đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng.”
Các đấng tiên tri và người chép Tin Lành làm chứng rằng Đấng Christ chính là Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn vật (Êsai 9:5, Côlôse 1:16, Giăng 1:1). Chính Đức Chúa Trời ấy đến tận thế gian này rồi lại bị xử tử hình bởi những kẻ xưng mình tin theo Đức Chúa Trời.
Lý do những lịch sử đương thời mà Đức Chúa Jêsus bị từ chối được ghi chép trong Kinh Thánh là gì? Mọi điều chép từ thuở xưa trong Kinh Thánh đều để dạy dỗ chúng ta (Rôma 15:4). Loài người thế gian này vẫn có thành kiến rằng Đức Chúa Trời không thể đến được với hình ảnh không bằng thiên sứ, và đang chờ đợi Đấng Christ Tái Lâm mà sẽ đến trong hình ảnh thật kinh khiếp và ngạc nhiên.
Chúng ta phải phá vỡ khuôn khổ những thành kiến trong chúng ta về Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri Toàn Năng đúng như tên của Ngài, cho nên Ngài có thể đến thế gian với hình ảnh Toàn Năng ấy, cũng có thể đến thế gian với hình ảnh loài người. Ngài có thể đến thế gian thông qua mượn xác thịt của gái đồng trinh, cũng có thể thông qua cha mẹ phần xác mà giáng sinh nữa. Nếu có ai làm ra khuôn khổ thành kiến cho mình trước rồi mà toan nhận lấy Đấng Christ theo khuôn khổ ấy thì sẽ không thể nhận lấy được Đấng Christ Tái Lâm.
Đừng xét đoán theo suy tưởng riêng mình
Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng con gà kêu “Cục tác”, con chó sủa “gâu gâu”, con mèo kêu “meo meo”. Nhưng theo người Mỹ thì con gà kêu “cackle cackle”, con chó sủa “baw-wow”, con mèo kêu “mew mew”. Không phải tùy theo đất nước mà thú vật kêu tiếng khác nhau đâu. Dầu vậy mà tùy theo mỗi nước có từ miêu tả tiếng kêu các thú vật khác nhau là vì từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, người dân họ được giáo dục như vậy, và họ cứ vừa suy nghĩ vậy vừa nghe suốt thời gian qua.
Chúng ta hãy suy nghĩ về nhụy hoa màu vàng. Đối với mắt chúng ta thì nó là màu vàng, nhưng đối với mắt con chó là màu trắng(1) , đối với mắt ong mật là màu đỏ. Vậy thì mắt chúng ta xem thấy được màu thật của nhụy hoa ấy chăng? Chúng ta tin được cảm giác của chúng ta bao nhiêu phần trăm một cách tự tin?
(1) chó mù màu nên nhìn tất cả vạn vật thánh màu đen trắng
Về vận động quay của quỹ đạo của trái đất, thân thể chúng ta không cảm nhận được gì hết nhưng chính giờ này trái đất này đang chạy với tốc độ 108.000 km/giờ. Vậy, dầu thật có nhiều điều chúng ta không nhận thấy được bằng giác quan chúng ta nhưng đại bộ phận loài người cứ cho rằng những gì mắt mình thấy mới là phải, những gì mình cảm nhận được bằng cảm giác của mình mới là phải, những khuôn khổ suy nghĩ của mình mới là phải mà thôi. Đây thật là ngốc nghếch thay!
Bởi vì bằng cảm giác chúng ta không thể phân biệt được lẽ thật với giả dối nên Ngài đã nhắc nhở chúng ta “Chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến!” (I Côrinhtô 4:5) vậy. Thế nhưng loài người thế gian giải nghĩa Kinh Thánh tùy theo mỗi ý tưởng riêng mình. Rồi, mỗi người lại chủ trương người khác là sai, mình là đúng vậy. Thậm chí, tuy Đức Chúa Trời phán lẽ thật họ cũng nói là “Không phải!” vậy.
Thật là ngu xuẩn. Chớ nên tưởng rằng những gì mắt mình thấy được là tất cả. Đừng định hình khuôn khổ suy nghĩ của mình mà chúng ta phải cầu khẩn Đức Chúa Trời ban cho mắt linh hồn thấy thấu được Kinh Thánh một cách đúng đắn. Bởi vì theo khuôn khổ suy nghĩ của mình thì không thể nhận lãnh được Đấng Christ một cách trọn vẹn.
Để nhìn biết được Đấng Christ một cách đúng đắn thì chúng ta phải nhìn Ngài bằng quan điểm nào? Phần thưởng cuối cùng của đức tin chúng ta là sự cứu rỗi linh hồn, cho nên khi nào chúng ta phải nhìn Ngài bằng quan điểm của những người được cứu rỗi thì chúng ta mới đến được sự cứu rỗi. Chúng ta hãy mượn mắt những người được cứu mà nhìn Đấng Christ xem.
Khải Huyền 14:1-5 “Tôi nhìn xem, thấy Chiên Con đứng trên núi Siôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người… Không ai học được bài ca đó, họa chăng chỉ có mười bốn vạn bốn ngàn người đã được chuộc khỏi đất mà thôi…”
Bằng quan điểm của mười bốn vạn bốn ngàn là những người được cứu mà nhìn, rồi thấy rằng Đấng Christ đang ở Siôn. Chúng ta phải tìm kiếm Siôn và nhận biết luật pháp Siôn mới tìm kiếm được Đấng Christ. Bởi quan điểm của những kẻ ở ngoài Siôn thì không hề nhận lãnh được Đấng Christ bao giờ. Tuy có một hội thánh nào nói thế này thế kia, chúng ta không đọc Kinh Thánh bằng quan điểm của hội thánh đó. Chúng ta cũng đừng nên đọc Kinh Thánh theo chủ trương một cá nhân.
Khi nhìn nhụy hoa bằng mắt con người chớ không bằng mắt côn trùng như ong hay bằng con mắt thú vật, chúng ta mới thấy được nó là màu vàng chính xác. Nếu chưa hiểu biết được những sự việc thần bí thường xuyên xảy ra chung quanh thì chúng ta không thể hiểu ra được Đức Chúa Trời. Khi nào hiểu ra được dầu là chỉ một phần một trăm tỷ trong sự sắp đặt mà Đức Chúa Trời tạo dựng nên, chúng ta mới có thể hiểu được Kinh Thánh. Bởi vì họ cứ xem lời của Đức Chúa Trời đang bị bao bọc bằng mưu định của Đấng Lạ Lùng bằng suy nghĩ hạn hẹp và trí thức nông cạn nên không thể tránh khỏi được sự sai lầm.
Đấng Christ, Mầu Nhiệm của các mầu nhiệm gặp được tại Siôn
Trong lời của sách Khải Huyền chương 14 thì Đấng Christ ở Siôn. Siôn là nơi thế nào mà Chiên Con và mười bốn vạn bốn ngàn thánh đồ ở cùng như vậy? Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem.
Êsai 33:20-24 “Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta!...Vì Đức Giêhôva sẽ ở đó với chúng ta trong sự oai nghi… Thật, Đức Giêhôva là quan xét chúng ta, Đức Giêhôva là Đấng lập luật cho chúng ta, Đức Giêhôva là vua chúng ta; chính Ngài sẽ cứu chúng ta!...”
Siôn chính là nơi giữ gìn các kỳ lễ trọng thể. Đức Chúa Trời là Quan Xét, là Đấng Lập Luật Pháp, là Vua của những người ở Siôn cùng với Ngài. Giống như ở thế gian, cũng có luật pháp giữa vua và dân của vua ấy là công cụ để cai trị, Đức Chúa Trời là Vua của Siôn cũng có luật pháp giao ước mới là luật pháp trị vì của Ngài.
Giống như mọi nước có luật pháp khác nhau nên người nước ngoài khó thích ứng với luật pháp của nước khác, đối với kẻ không thuộc về Đức Chúa Trời mà thuộc về thế gian thì không dễ theo luật pháp của Siôn bởi chính Đức Chúa Trời lập ra. Bởi vì người đó không phải là người dân của nước ấy.
Thời mà Đức Chúa Trời tuyên bố luật pháp ở Siôn là thời kỳ sau rốt (Michê 4:1). Những ngày sau rốt, nhiều người đổ về Siôn để tìm kiếm luật pháp mà nhờ đó được cứu rỗi; khi phán xét, ai không biết luật pháp Siôn sẽ bị phán xét bởi luật pháp được lập ra ở Siôn (giao ước mới). Nếu không ở Siôn thì không thể biết được luật pháp ấy nên phải chịu ứng hầu toà xét đoán mà thôi.
Cần phải tháo gỡ hết thảy khuôn khổ thành kiến trong lòng một cách sạch sẽ và chúng ta phải được dẫn dắt theo bởi Kinh Thánh mà gặp gỡ Đức Chúa Trời mà Kinh Thánh làm chứng. Vậy thì những ân huệ và phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho tại Siôn là những gì? Chúng ta hãy dò xem Kinh Thánh.
Thi Thiên 132:13-14 “Vì Đức Giêhôva đã chọn Siôn; Ngài ước Siôn làm nơi ở của Ngài; Đây là nơi an nghỉ ta đời đời; Ta sẽ ngụ ở đây, vì ta có ước ao như thế.”
Thi Thiên 133:1-3 “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau Thật tốt đẹp thay!... Lại khác nào sương móc Hẹtmôn Sa xuống các núi Siôn; Vì tại đó Đức Giêhôva đã ban phước, Tức là sự sống cho đến đời đời.”
Như thế, Đức Chúa Trời cho tiên tri rằng Ngài lựa chọn Siôn để làm nơi ở của Ngài, và ban phước lành sự sống đời đời cho Siôn. Phải ở trên quan điểm của người dân Siôn mà nhìn thì chúng ta mới nhìn biết và nhận lấy được Đấng Christ là Mầu Nhiệm trong các mầu nhiệm. Chỉ có ai ở trong Siôn mới nhận được phước lành sự sống đời đời. Vì Đức Chúa Trời đã đặt mắt của người ở Siôn làm tiêu chuẩn, và Ngài cũng nhận định rằng tất cả quan điểm của người ở Siôn mới là phải.
Nơi mà hiểu biết được Đấng Christ, là Mầu Nhiệm trong các mầu nhiệm mà chính Đức Chúa Trời đã giấu kín, chỉ là Siôn mà thôi. Đức Chúa Trời ban phước sự sống đời đời cho chúng ta là những ai ở Siôn ấy, cùng ban thiệp mời chúng ta vào Nước Thiên Đàng. Thật giá trị và quý báu thay là thiệp mời!
Còn nhiều anh chị em chưa có mắt linh hồn có thể nhận biết Đấng Christ do bị lưu lạc giữa muôn dân. Chúng ta cũng hãy mau mau dẫn dắt họ đến Siôn và làm cho họ được mở mắt để họ gặp được Đấng Christ là Đấng Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời. Như thế hãy làm cho họ cùng tham dự vào sự cứu rỗi với chúng ta. Chúc anh chị cùng như tôi hãy ban phát thiệp mời của Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta hãy đến Nước Thiên Đàng một cách siêng năng, rồi khi trở về quê hương trên trời chúng ta sẽ được Đức Chúa Trời khen thưởng.