Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Đức Chúa Trời Đến vào Ngày Không Hề Biết
Khi bị rơi vào suy nghĩ rằng “Bình hoà và yên ổn.” thì dù có bề ngoài là Cơ đốc nhân nhưng bề trong người ấy thật sự lại không có hình của Cơ đốc nhân; cũng có trường hợp của một số người đã từng có đức tin siêng năng ngay cả trong hoạn nạn và bắt bớ, thế nhưng ngược lại không như vậy nữa khi được đặt trong hoàn cảnh thuận lợi hơn.
Kinh Thánh là sách được ghi chép bởi Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo dựng nên loài người chúng ta, nên là sách biểu hiện chính xác và chi tiết nhất về tấm lòng của loài người. Là Đấng biết rất rõ về thế giới nội tâm của loài người, Đức Chúa Trời đã ghi chép hết thảy mọi lời của Ngài trong 66 quyển Kinh Thánh để loài người chúng ta không bị ngã sụp bởi tà thuật (邪術) của ma quỉ Satan và giành được sự cứu rỗi. Đôi khi những lời ghi chép của Đức Chúa Trời để khiển trách chúng ta, đôi khi làm tỉnh thức chúng ta, dẫn dắt để chúng ta không biếng nhác.
Sự khác nhau của suy nghĩ rằng ‘đến chậm’ và suy nghĩ rằng ‘nôn nả đến’
Khi đọc những lời của Đức Chúa Trời, điều quan trọng nhất là suy nghĩ của chúng ta về việc tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời. Suy nghĩ là nguồn động lực quyết định hành động của mỗi người. Đấng tiên tri Giêrêmi đã rao truyền lời dạy dỗ rằng có thể phải gánh chịu tai vạ hoặc được nhận phước lành tuỳ theo kết quả của suy nghĩ.
Giêrêmi 6:17-19 “Ta đã lập vọng canh kề các ngươi; hãy chăm chỉ nghe tiếng kèn. Nhưng chúng nó đáp rằng: Chúng tôi không khứng nghe. Vì vậy, hỡi các nước, hãy nghe; hỡi hội chúng, hãy biết điều xảy đến giữa chúng nó! Hỡi đất, hãy nghe: Nầy, ta sẽ khiến tai vạ đến trên dân nầy, tức là quả báo của ý tưởng nó, vì nó chẳng chăm nghe lời ta, và đã bỏ luật pháp ta.”
Nếu tất thảy đều là kết quả của suy nghĩ thì chẳng phải chúng ta nên kiểm tra xem hiện tại suy nghĩ của chúng ta đang dừng ở điểm nào sao? Người được nhận phước lành có suy nghĩ đáng được nhận phước lành, người phải chịu tai nạn có suy nghĩ đáng phải chịu tai nạn. Phước lành và tai vạ phụ thuộc vào suy nghĩ của người ấy. Nếu luôn khớp suy nghĩ của chúng ta với ý muốn chí thánh của Đức Chúa Trời, thì kết quả của suy nghĩ ấy sẽ chẳng đạt đến vị trí được nhận phước lành cuối cùng hay sao?
Vì chúng ta đang sống trong khoảng thời gian của lời tiên tri rằng “Chàng rể đến chậm” nên tôi lo lắng rằng một số người sẽ căng thẳng trong suy nghĩ rằng “Chàng rể mãi mãi đến chậm thì biết phải làm sao đây?” hoặc một số người sẽ sống tùy tiện trong suy nghĩ đơn thuần rằng không có ngày mai hoặc tương lai, bởi lời phán rằng “Sẽ nôn nả đến”. Tuy nhiên Đức Chúa Trời luôn dạy đi dạy lại chúng ta rằng “Dù mai là ngày tận thế thì chúng ta cũng phải tiến hành hết mọi việc mà chúng ta phải làm trong ngày hôm nay để chào đón ngày vinh hiển ấy.” Dù Đấng Christ đến vào một năm sau, hoặc đến vào hai năm sau, hoặc đến vào ngày mai, hoặc đến vào bất cứ lúc nào, thì chúng ta cũng phải làm việc với suy nghĩ rằng “Hôm nay, Đấng Christ sẽ đến.” Đây chính là tư thế của đức tin đúng đắn, và đây cũng lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta.
Suy nghĩ rằng “Liệu Đấng Christ sẽ đến chậm chăng?” là suy nghĩ rất nguy hiểm làm huỷ phá đức tin của chúng ta, mọt ruỗng niềm trông mong của chúng ta, và đóng vai trò thuốc ngủ ru ngủ linh hồn của chúng ta. Vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu lời Kinh Thánh để xem “tỉnh thức” có ý nghĩa gì, và chúng ta cần phải tỉnh thức và chuẩn bị sẵn để có thể tiếp rước Đức Chúa Trời, là Đấng đến trong ngày chúng ta không ngờ.
Mathiơ 24:48-51 “Nếu, trái lại, là một đầy tớ xấu, nó nghĩ thầm rằng: Chủ ta đến chậm, bèn đánh kẻ cùng làm việc với mình, và ăn uống với phường say rượu, thì chủ nó sẽ đến trong ngày nó không ngờ và giờ nó không biết. Chủ sẽ đánh xé xương và định phần nó đồng với kẻ giả hình. Đó là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng.”
Kinh Thánh cho biết rằng chủ sẽ đến vào ngày chúng ta không ngờ, và giờ chúng ta không biết. Và lúc ấy sự khóc lóc và nghiến răng là kết quả của “suy nghĩ của đầy tớ xấu”.
Có một số người nỗ lực và hết sức sẵn sàng chuẩn bị tiếp rước Đấng Christ, dù Ngài đến sau hai năm nữa, hoặc đến sau một năm nữa, hoặc đến ngay ngày mai, hoặc đến ngay ngày hôm nay. Những người như vậy được Đức Chúa Trời sắm sẵn phước lành được nhận bởi kết quả của suy nghĩ của chính họ.
Ngược lại, những người không làm việc đáng phải làm do suy nghĩ rằng “Đấng Christ sẽ đến chậm”, sẽ hoãn lại toàn bộ kể cả những việc được nhận phước lành. Như vậy thì khi Đấng Christ đến, họ sẽ bị ứng nghiệm bởi lời tiên tri rằng “chủ nó sẽ đến trong ngày nó không ngờ và giờ nó không biết. Chủ sẽ đánh xé xương và định phần nó đồng với kẻ giả hình. Đó là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng.”
Trong Mathiơ chương 24, Đức Chúa Jêsus giải thích về những việc sẽ xảy ra vào những ngày sau rốt, và cho thấy trước những sự việc sẽ xảy ra với chúng ta vào thời điểm Đấng Christ giáng lâm lần cuối cùng (Tham khảo: Mathiơ 24:3). Lời này không phải là lời Đức Chúa Trời ban cho các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai, cũng không phải là lời tiên tri ban cho các đấng tiên tri đức tin đương thời Cựu Ước. Mà là lời ban cho chúng ta, là những người đang sống trong thời đại gần với lời tiên tri này nhất.
Vậy thì vào những ngày sau rốt, chắc chắn sẽ có những người có suy nghĩ giống “suy nghĩ của đầy tớ xấu”. Những người này không hề để lộ suy nghĩ của họ ra bên ngoài. Tuy nhiên, vì suy nghĩ rằng “Chủ ta đến chậm” nên họ chìm đắm vào các trò tiêu khiển cá nhân như đánh kẻ cùng làm việc với mình, ăn uống với phường say rượu v.v…. Bởi vậy họ lãng quên nhiệm vụ mà mình đáng phải làm với tư cách là Cơ đốc nhân, và cuối cùng họ sẽ bị Chủ trừng phạt trong trong ngày họ không ngờ và giờ họ không biết.
Mathiơ 24:40-42 “Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại; và có hai người nữ đương xay cối, một người được đem đi, còn một người bị để lại. Vậy hãy tỉnh thức…”
Mathiơ 24:44 “Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ.”
Hãy trở thành đầy tớ trung tín, thông minh, và hãy tỉnh thức
Kinh Thánh nhấn mạnh với chúng ta rằng “Hãy tỉnh thức” hoặc “Hãy chực cho sẵn.” Bởi vì Con người sẽ đến trong giờ chúng ta không ngờ. Vậy thì tỉnh thức có nghĩa là gì?
Mathiơ 24:45-47 “Ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà người chủ đặt cai trị đầy tớ mình, đặng cho đồ ăn đúng giờ? Phước cho đầy tớ đó, khi chủ đến thấy làm như vậy! Quả thật, ta nói cùng các ngươi, chủ sẽ đặt kẻ ấy coi sóc cả gia tài mình.”
Xem lời này thì có thể thấy rằng việc tỉnh thức và chực cho sẵn dường như không phải là việc khó khăn. Đó chính là việc chia sẻ cỏ lẽ thật đúng giờ cho những người cần đồ ăn, tức là rao truyền lời của Đức Chúa Trời, siêng năng cầu nguyện, siêng năng giữ mạng lịnh của Đức Chúa Trời, sốt sắng hầu việc anh chị em.
Thông qua ví dụ về đầy tớ trung tín và đầy tớ xấu mà Đức Chúa Jêsus ban cho, chúng ta có thể thấy rằng kết quả trái ngược của họ được bắt nguồn từ sự khác biệt của suy nghĩ. Một người đều dốc toàn tâm toàn lực trong việc cho đồ ăn đúng giờ bất luận gặp thời hay không gặp thời, còn một người định ra thời hạn mà làm việc với suy nghĩ rằng “Ta sẽ chỉ làm việc đến thời hạn nào đó.” Nếu chủ đến nhanh thì làm việc siêng năng, còn nếu chủ đến chậm thì không làm việc, thế nên đức tin của người đó bị lảo đảo không được vững vàng.
Đầy tớ tỉnh thức và chực cho sẵn có sự khác biệt căn bản về suy nghĩ so với đầy tớ xấu. “Đây là công việc của Cha tôi, là sứ mệnh Cha giao phó cho tôi, nên sao tôi có thể định ra thời hạn mà làm việc này đây? Cho đến tận ngày còn sự sống mà Cha ban cho, tôi sẽ nỗ lực hết sức để làm việc này.” Đây chính là suy nghĩ của người tỉnh thức và chực cho sẵn. Những người chực cho sẵn như vậy nhịn nhục cho đến cuối cùng, siêng năng làm việc đều đặn với suy nghĩ rằng việc Tin Lành là công việc của tôi, công việc của Cha tôi, và là công việc của Mẹ tôi, chứ không chỉ nhất thời siêng năng làm việc trong khoảng thời gian nhất định do bị ảnh hưởng bởi bầu không khí ai đó nói rằng “Sự giáng lâm của Đấng Christ là rất gần.”
Thông qua lời ví dụ này, Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét tâm linh chúng ta, đã giải thích một cách chính xác về tâm linh và trạng thái tâm lý của tất thảy chúng ta, là những người đồng tham vào công việc Tin Lành trong thời đại cuối cùng. Vậy, chúng ta phải có suy nghĩ như thế nào và đồng tham vào kết quả thế nào?
Vì chính công việc này, Cha đã mặc áo xác thịt và rao truyền Tin Lành, đi trên con đường khổ nạn và hy sinh trong suốt 37 năm. Thế mà chúng ta, là những người đi theo Cha, lại không noi theo đúng bước chân ấy của Cha mà lại đi chệnh choạng thì sao có thể hoàn toàn bước theo con đường hy sinh 37 năm của Đức Chúa Trời đây?
Những người vẫn chưa được vào trong lẽ thật thì có thể đồng tham vào ý muốn của Đức Chúa Trời sau khi được vào trong lẽ thật. Tuy nhiên, những người được gọi trước và vào trong lẽ thật trước thì phải chạy mạnh mẽ hơn cho đến cuối cùng thì mới ân huệ.
Đôi khi kẻ thù ma quỉ cũng tạo ra những tình huống khó khăn giống trường hợp của Gióp để thử thách chúng ta. Hãy sốt sắng truyền đạo ngay cả trong hoàn cảnh không thể tập trung vào Tin Lành bởi vấn đề mang tính kinh tế. Khi chúng ta không ngừng truyền đạo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho điều kiện tốt hơn, hoàn cảnh thuận lợi hơn. Rốt cục, ma quỉ, kẻ thử thách Gióp, đã phải khuất phục trước đức tin không hề đổi thay của Gióp, và Đức Chúa Trời đã ban lại cho Gióp phước lành gấp bằng hai lần lúc trước. Tôi mong các anh chị em hãy nghĩ đến điều này.
Gióp 42:10-12 “Vậy, khi Gióp đã cầu nguyện cho bạn hữu mình rồi, Đức Giêhôva bèn đem người ra khỏi cảnh bốn người, và ban lại cho Gióp gấp bằng hai các tài sản mà người đã có trước. Hết thảy anh em người, chị em người, và những người quen biết Gióp từ trước, đều đến thăm và ăn bữa với người tại trong nhà người… Như vậy, Đức Giêhôva ban phước cho buổi già của Gióp nhiều hơn lúc đang thì: người được mười bốn ngàn chiên, sáu ngàn lạc đà, một ngàn đôi bò, và một ngàn lừa cái.”
Khải Huyền 3:10-12 “Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục ta, ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách…”
Đương nhiên loài người là tồn tại yếu đuối, nhưng khi suy nghĩ và tinh thần của chúng ta hướng về Đức Chúa Trời không bị rối loạn, thì Đức Chúa Trời sẽ mở đường cho chúng ta ngay cả trong tình huống và hoàn cảnh tưởng chừng như không thể thực hiện nổi.
Chúng ta hãy luôn xem lại bản thân, và phải luôn nghĩ rằng Đức Chúa Trời có thể giáng lâm xuống thế gian này vào ngày chúng ta không ngờ và giờ chúng ta không biết. “Nếu Đức Chúa Trời đến vào ngày hôm nay thì tôi phải làm gì? Nếu Ngài đến vào ngày mai thì tôi phải tiếp rước Ngài thế nào? Giờ tôi đã chuẩn bị trọn vẹn tất thảy chưa? Liệu tôi có đang làm theo tất thảy mọi việc Đức Chúa Trời đã phán dặn chăng? Liệu tôi có đang đi theo bất cứ nơi nào Đức Chúa Trời dẫn dắt chăng?”
“Liệu tôi có đang siêng năng rao truyền Tin Lành chăng? Liệu tôi có hết lòng, hết ý, hết linh hồn trong việc giữ điều răn của Đức Chúa Trời chăng?” Khi suy nghĩ rằng “Hôm nay Đấng Christ sẽ đến”, và nghĩ trước xem việc gì chúng ta phải làm để có thể tỉnh thức, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta sự khôn ngoan và phương pháp để có thể truyền đạo.
Hãy truyền lời với tấm lòng sẽ cứu rỗi linh hồn
Sự hài hoà của tất thảy muôn vật trong vũ trụ đều phụ thuộc vào bàn tay Đức Chúa Trời. Khi nhìn bề ngoài thì dường như tất thảy việc thế gian đều được dịch chuyển bởi loài người, thế nhưng khi nhìn bề trong thì tất thảy mọi việc thế gian ấy cũng đều nằm trong lòng bàn tay của Đức Chúa Trời, và đều chứa đựng ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời mà chúng ta không hề biết.
Đôi khi chúng ta gặp phải khó khăn bởi bị bắt bớ và bị huỷ báng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết rất rõ rằng nếu không có những việc như vậy thì chúng ta sẽ nhanh chóng trở nên biếng nhác, đuối sức mà vấp ngã, thế nên Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta những điều kiện như vậy để rèn luyện chúng ta. Cho nên Đức Chúa Trời đã phán rằng “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa” (I Têsalônica 5:16-18).
Đức Chúa Trời biết rất rõ rằng nếu được đặt trong điều kiện tốt thì chúng ta sẽ nhanh chóng bị rơi vào suy nghĩ xác thịt trong điều kiện tốt ấy, nên đôi khi Đức Chúa Trời khiến chúng ta gặp phải nhiều loại khó khăn. Tuy nhiên, dù ở trong bất kỳ tình huống nào, mà chúng ta cũng đều nghĩ rằng làm thế nào để rao truyền lời phước lành một cách ân huệ nhất ngay cả trong tình huống ấy, thì Đức Chúa Trời sẽ mở đường để chúng ta khắc phục tất thảy hoàn cảnh khó khăn.
Có một chị em của chúng ta chăm sóc con nhỏ trong bệnh viện. Trong khoa nhi, chị em ấy gặp một số bà mẹ cùng độ tuổi đang chăm sóc con, rồi dẫn dắt họ đến với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể suy nghĩ rằng rất khó để làm bất cứ việc gì đó trong tình huống đang chăm sóc con trong bệnh viện, thế nhưng chị em ấy đã nói rằng “Phòng bệnh là địa điểm thật tốt để rao truyền lời của Đức Chúa Trời.”
Nhân lúc các con nhỏ chìm vào giấc ngủ, chị em ấy cùng nói chuyện với các bà mẹ, rồi cho biết về giao ước mới mà Đức Chúa Trời ban cho để dẫn dắt chúng ta vào Nước Thiên Đàng là nơi không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa. Chị em ấy đã làm chứng một cách điềm đạm cho các bà mẹ không biết rõ về nội dung ấy mặc dù có đi nhà thờ, nên họ đã hỏi rằng “Điều ấy có trong Kinh Thánh ư?”, rồi sau khi xác minh lời ấy trong Kinh Thánh, họ thấy lời ấy thật diệu kỳ và ân huệ, và lại càng quan tâm đến lời của Đức Chúa Trời hơn ngày con họ được xuất viện.
Mặc dù đang phải chăm sóc con trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng chị em ấy vẫn làm hết nghĩa vụ và đạo lý với tư cách là người mẹ, lại truyền đạo bằng tấm lòng khẩn thiết rằng phải làm thế nào để người đó cũng được nhận sự cứu rỗi, nên đã được kết trái tốt.
Khi truyền đạo bởi gánh nặng nhiệm vụ rằng “Tôi phải truyền đạo mà…” thì trước tiên sẽ lo lắng rằng “Người đó sẽ nghĩ thế nào về tôi.” Truyền đạo như thế thì không thể kết được trái tốt. Ngược lại, hãy thử truyền đạo khi nghĩ rằng “Linh hồn của người đó thật đáng thương, tôi phải cứu rỗi anh ta.” “Nếu cứ để mặc thì linh hồn ấy sẽ chết”, “Giờ này trôi qua thì không biết chừng tôi và người ấy cả đời sẽ không thể được gặp lại, nên phải rao truyền tin tức sự sống cho người ấy ngay lúc này, là lúc Đức Chúa Trời ban cho cơ hội gặp gỡ.” Khi được nghe kể rằng các anh chị em chúng ta cởi mở lòng mình với suy nghĩ khẩn thiết như vậy rồi đi rao truyền Tin Lành và cứu rỗi được nhiều người, thì tôi thấy rằng ở bất cứ nơi nào, mọi kết quả đều phụ thuộc vào cách chúng ta suy nghĩ.
Tất thảy chúng ta đều luôn phải có tấm lòng khẩn thiết rằng nhất định phải cứu rỗi linh hồn của đối phương. Đó chẳng phải là nhiệm vụ nhỏ bé của chúng ta, những người cho đồ ăn đúng giờ sao?
Mathiơ 24:45-46 “Ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan, mà người chủ đặt cai trị đầy tớ mình, đặng cho đồ ăn đúng giờ? Phước cho đầy tớ đó, khi chủ đến thấy làm như vậy!”
Tôi nghĩ rằng con cái khôn ngoan là người tham gia vào công việc Tin Lành bằng tấm lòng yêu thương linh hồn của loài người giống như Đức Chúa Trời, bất luận gặp thời hay không gặp thời. Tuy nhiên, đầy tớ mà nghĩ rằng “Chủ ta đến chậm”, sẽ luôn suy nghĩ rằng “Hôm nay không làm được thì chắc sẽ có cơ hội khác.” lại sống hoang đàng, ăn uống với phường say rượu rồi say sưa, thì người chủ sẽ đến vào ngày anh ta không ngờ và giờ anh ta không biết.
Có thể thấy rằng đầy tớ khôn ngoan sống trông cậy vào lời của Đấng Christ và biết nắm bắt lời của Ngài, còn đầy tớ xấu lại sống cuộc sống chỉ theo đuổi trò tiêu khiển và khoái lạc của bản thân.
Người trung tín với công việc được giao là người tỉnh thức
Chúng ta hãy suy nghĩ một lần nữa về Đấng Christ sẽ đến trái đất này vào ngày chúng ta không ngờ, và phải hiểu ra rằng tất thảy mọi kết quả đều phụ thuộc vào cách chúng ta suy nghĩ. Vậy nên, chúng ta phải có suy nghĩ tích cực có đức tin để đạt được kết quả ân huệ.
Mathiơ 25:11-13 “Chặp lâu, những người nữ đồng trinh khác cũng đến và xin rằng: Hỡi Chúa, hỡi Chúa, xin mở cho chúng tôi! Nhưng người đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu. Vậy, hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ.”
Trong Mathiơ 24:42, Ngài phán rằng “Hãy tỉnh thức” và trong Mathiơ 25:13, Ngài cũng phán rằng “Vậy, hãy tỉnh thức.” Đức Chúa Trời đã liên tiếp giải thích lặp đi lặp lại rằng “Hãy tỉnh thức, Ta sẽ đến vào ngày các ngươi không ngờ, giờ các ngươi không biết.”
Phương pháp chắc chắn nhất để tỉnh thức là làm việc. Người làm việc mà lại nhắm mắt và ngủ gật thì có thể làm việc được không? Khi làm việc thì chắc chắn tinh thần sẽ tỉnh táo. Dù thức đêm để làm việc thì người làm việc siêng năng cũng không buồn ngủ. Tuy nhiên, những người không làm việc chẳng khác nào những người say ngủ vậy.
Thông qua ví dụ về talâng ở đoạn sau, chúng ta có thể tìm ra lời đáp cụ thể rằng người như thế nào là người tỉnh thức (Tham khảo: Mathiơ 25:14-30). Người được nhận năm talâng đã siêng năng làm việc với suy nghĩ rằng sẽ làm lợi thêm năm talâng, nên đã có thể dâng năm talâng lên người chủ, và được chủ khen rằng “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi.” Người làm lợi thêm hai talâng đã chỉ có thể làm lợi thêm hai talâng. Còn người được nhận một talâng đã chỉ trả lại một talâng đã được nhận từ chủ. Tất thảy đều là kết quả của suy nghĩ.
“Chủ ta đến chậm” “Dù bây giờ siêng năng làm việc như thế này thì có ích gì cho ta đây?” Suy nghĩ như vậy cuối cùng sẽ để lại kết quả như thế. “Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa.” Người đầy tớ xấu đã bị tước đoạt một talâng bởi anh ta đã có suy nghĩ đáng với kết quả như vậy.
Sanh lợi là nhằm để lại lợi nhuận. Trong câu nói “Hãy sanh lợi” của người chủ có bao hàm ý muốn là hãy cứu rỗi thật nhiều linh hồn, mà đây chính là mục đích Đức Chúa Trời ban talâng cho chúng ta. Hai đầy tớ đã làm theo y như ý muốn của người chủ, còn một đầy tớ đã không làm theo ý muốn của người chủ. Khi ấy, Đức Chúa Trời đã phán rằng người không làm sanh lợi là đầy tớ xấu và biếng nhác, lại cất luôn cả điều mà họ đã có nữa.
Người được nhận năm talâng đã mang về mười talâng; người được nhận hai talâng đã mang về bốn talâng, còn người được nhận một talâng đã chỉ mang về y nguyên một talâng mà không làm lợi thêm được chút nào. Lúc ấy Đức Chúa Trời đã trừng phạt người được nhận một talâng rất nghiêm. Chúng ta cần phải hiểu ra rằng kết quả của suy nghĩ của chúng ta sẽ được bày tỏ ra như thế nào trong thế giới linh hồn.
Đối với những người làm việc dù là rất nhỏ vì nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì nhất định sẽ có kết quả ân huệ. Ngược lại, nếu người nào không làm như vậy thì mọi vấn đề rắc rối sẽ luôn đeo bám người đó. Hãy luôn ghi nhớ điều này, và hãy luôn làm việc trong khi suy nghĩ về nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài.
Đaniên 12:1-3 “Trong kỳ đó, Micaên quan trưởng lớn, là đấng đứng thay mặt con cái dân ngươi sẽ chỗi dậy. Lúc đó sẽ có tai nạn, đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ, trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia thì sẽ được cứu. Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì để chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời. Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.”
Câu “những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi.” là nội dung giải thích một cách giản lược về vinh hiển của Nước Thiên Đàng. Chúng ta cần phải biết rằng Đức Chúa Trời đang dõi theo xem chúng ta nhịn nhục nhiều biết bao nhiêu, dâng lên cầu nguyện nhiều biết bao nhiêu và dành nhiều nhiệt huyết đến bao nhiêu để cứu rỗi một linh hồn.
Bởi năng lực của Đức Chúa Trời thì việc tìm kiếm mười bốn vạn bốn ngàn trong số 6 tỉ người là việc hết sức dễ dàng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta công việc truyền đạo, thông qua đó, Đức Chúa Trời rèn luyện chúng ta, làm tỉnh thức tinh thần đức tin của chúng ta, đồng thời để chúng ta được gần gũi với Đức Chúa Trời hơn, hầu cho chúng ta hiểu ra một phần nào về tấm lòng của Cha Mẹ.
Người chưa bao giờ truyền đạo không thể hiểu tận đáy lòng câu “Đức Chúa Trời là sự yêu thương.” Chỉ khi làm công việc trực tiếp dẫn dắt từng một linh hồn thì mới hiểu ra và đong đếm nổi tình yêu thương mà Cha Mẹ dành cho bản thân mình. Sau đó mới quyết tâm rằng sẽ vâng phục sốt sắng hơn nữa, nhìn lại bản thân mình trong quá khứ lúc bị thử thách bởi chưa hiểu hết lời của Đức Chúa Trời, thì nhận ra sự thật rằng ngay cả lúc ấy Cha Mẹ vẫn yêu thương mình. Nếu không thử truyền đạo thì tuyệt đối không thể nhận ra điều này.
Vừa cầu nguyện vừa nghĩ tới người mình phải truyền đạo thì trong đầu sẽ hiện ra rất nhiều người. Người mà mình phải cứu rỗi có thể là bạn bè, cũng có thể là bạn cùng trường mà mình đã bẵng quên, có thể là người hàng xóm quen thân trong quá khứ. Nếu cứ chôn chặt những người ấy trong ký ức thì họ đều sẽ bị bỏ rơi, nhưng nếu chúng ta quyết tâm cứu rỗi họ và truyền đạo cho, thì tất thảy sẽ có thể được cứu rỗi.
Tôi mong tất thảy chúng ta đều tiến hành công việc Tin Lành này một cách ân điển và nhanh chóng như vậy, và tỉnh thức để có thể tiếp rước Cha giáng lâm rằng “Xin Cha hãy đến. Chúng con đang chờ đợi Cha.” cho dù Cha đến vào ngày mai, hoặc vào hôm nay.
Tôi mong tất thảy các anh chị em hãy sốt sắng rao truyền Tin Lành với suy nghĩ rằng mình phải tỉnh thức trước để làm gương cho các anh chị em khác, rồi cùng tỉnh thức với tất thảy người nhà trong Hàn Quốc và trên khắp thế giới để đạt được kết quả phước lành sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi. Tôi mong chúng ta, là mười bốn vạn bốn ngàn, đều có thể vui mừng tiếp rước Đức Chúa Trời bất cứ khi nào Ngài đến.