Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Ý Nghĩa Hy Sinh của Lễ Vượt Qua
Như lời “đức tin là sự biết chắc về những điều mình trông mong”, mọi người nhà Siôn mong đợi Nước Thiên Đàng trong đức tin chắc về lời tiên tri, hết sức rao truyền vinh quang của Mẹ Giêrusalem cho cả thế giới nên mang lại kết quả tốt đẹp là nhiều linh hồn mau chóng trở về Siôn.
Khi chúng ta tự hào về Đức Chúa Trời Cha Mẹ, bày tỏ ra vinh quang của Ngài thì Cha Mẹ sẽ ban cho chúng ta kết quả đầy tràn phước lành. Trong khía cạnh ấy, chúng ta hãy lần nữa vừa ngẫm nghĩ ý nghĩa hy sinh Lễ Vượt Qua vừa nghĩ về thịt và huyết mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta.
Một người mẹ làm cho con được sống bằng huyết của mình
Đây là câu chuyện ở nước Nga lúc có động đất lớn mà một làng kia đều bị sụp đổ xuống. Trong đống nhà bị sụp, một đứa bé và người mẹ đương còn sống sót trải qua mấy ngày một cách khó khăn. Người mẹ bị thương khi nhà đổ sụp và mất ý thức, rồi qua một hồi tỉnh thức lại do tiếng kêu khóc của đứa con. Khi người mẹ tỉnh lại thấy tứ phía đều bị đổ sụp, đã trở nên thành phố chết chóc, và mình với con bị nhốt trong đống nhà đổ đè xuống. Người mẹ muốn cho con bú sữa nhưng vì không uống nước mấy ngày nên không ra sữa. Để như vậy ắt là mạng sống của người mẹ cùng đứa con đều nguy hiểm.
Người mẹ quyết tâm bi tráng để cứu đứa con mình cho đến khi đội cứu trợ đến. Người mẹ lấy đá sắc ở gần, cắt ngón tay và bắt đầu cho con bú dòng máu chảy ra từ ngón tay ấy.
Khi đội cứu trợ đến tìm cứu hai mẹ con thì người mẹ ấy không phải là người đời này nữa. Song, đứa bé bú ngón tay mẹ được cứu một cách an toàn.
Để cứu mạng sống của con, người mẹ xé thịt của mình và cho con mình ăn máu bị chảy ra. Làm được vậy là do tình yêu thương chí cao chỉ mong cứu được con mình mà thôi.
Thông qua câu chuyện này, chúng ta có thể thấu hiểu được một chút tấm lòng của Đức Chúa Trời hầu cho chúng ta, vốn đã là những kẻ phải chết trong tình trạng khủng khiếp, được ăn thịt của Ngài uống huyết Ngài để được tha tội, cùng dẫn dắt chúng ta đi đến đường cứu rỗi và sự sống đời đời nữa. Mỗi khi ăn bánh Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thân thể Đấng Christ, uống rượu nho Lễ Vượt Qua tượng trưng cho huyết của Đấng Christ, chúng ta không nên chỉ vui vô tư vì được sự sống đời đời mà còn không nên quên tình yêu thương chí thánh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã cứu sống chúng ta.
Lễ Vượt Qua, Tình yêu thương của Đức Chúa Trời phó thịt và huyết của Ngài vì con cái
Nếu đứa bé mà không biết gì đến dòng máu hy sinh đang chảy ra từ đầu ngón tay bị cắt là mạng sống của mẹ, cứ ăn máu chảy ra từ ngón tay của mẹ để no bụng đương đói, là hình ảnh chúng ta thời gian qua, thì bây giờ chúng ta hãy nghĩ đến hy sinh và tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong Lễ Vượt Qua.
Giăng 6:53-57 “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống. Người nào ăn thịt ta và uống huyết ta, thì ở trong ta, và ta ở trong người. Như Cha, là Đấng hằng sống, đã sai ta đến, và ta sống bởi Cha; cũng một thể ấy, người nào ăn ta, sẽ sống bởi ta vậy.”
Nếu không ăn thịt cùng không uống huyết của Đức Chúa Jêsus thì không có sự sống ở trong, còn ai ăn và uống thì Ngài sẽ ban cho sự sống đời đời là giao ước chí thánh mà chính Đức Chúa Trời lập cùng với loài người chúng ta. Để ban sự cứu rỗi này cho chúng ta, là tội nhân của Nước Thiên Đàng, Đức Chúa Trời chúng ta không ngần ngại gì sự chết trên thập tự giá, không từ chối hy sinh của Ngài chút nào. Với kết quả của những hy sinh ấy, chúng ta mới nhận được sự cứu rỗi và sự sống đời đời.
Giống như người mẹ cứu con mình bằng máu chảy từ ngón tay, Đức Chúa Trời Cha Mẹ của chúng ta cũng hầu cho chúng ta ăn thịt cùng uống huyết để khiến cho chúng ta sống lại. Đường duy nhất tội nhân vốn phải chết đời đời được sống lại chỉ là con đường duy nhất này thôi, cho nên Đức Chúa Trời đành lòng phó thân thể của Ngài vì con cái rồi.
Mathiơ 26:17-19, 26-28 “… Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua… Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”
Bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua mang ý nghĩa thịt và huyết của Đấng Christ, được ban cho loài người, và ở trong đó có ẩn chứa lời hứa về sự sống đời đời. Cuối cùng, điều mà chúng ta phát hiện ra được thông qua Lễ Vượt Qua là hy sinh và tình yêu thương của Đức Chúa Trời.
Việc chúng ta giữ giao ước của Đức Chúa Trời và được sống đời đời là sự vui mừng, nhưng khi nghĩ rằng sự sống đời đời này được ban cho chúng ta bởi hy sinh của Cha Mẹ thì cảm thấy thật có lỗi. Song, nếu chỉ cứ quanh quẩn bởi ý thức tội lỗi mà không làm gì được cũng không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời. Cho nên trước hết chúng ta phải ghi khắc trong lòng sự hy sinh và nỗ lực bao la của Đức Chúa Trời để cứu rỗi chúng ta, và luôn luôn cảm tạ ân huệ của Cha Mẹ mỗi khi ăn bánh và uống rượu nho này. Hơn nữa, giống như Cha Mẹ đã và đang hy sinh vì sự cứu rỗi chúng ta, nếu chúng ta cũng bằng lòng hiến thân để cứu rỗi cả thế gian thì có thể làm cho hy sinh chí thánh của Cha Mẹ được giá trị hơn.
“Hãy làm điều nầy để nhớ Ta”
Vì chính lý do ấy, nếu đã là thành viên gia đình Nước Thiên Đàng thì đương nhiên phải giữ Lễ Vượt Qua. Sứ đồ Phaolô nhấn mạnh rằng cho đến khi Đấng Christ đến lần nữa, anh em không nên quên mà phải giữ Lễ Vượt Qua đó.
I Côrinhtô 11:23-26 “Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Đức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.”
Đấng Christ mong muốn con cái của Đức Chúa Trời nhớ đến hy sinh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ mỗi khi ăn bánh và uống rượu nho của Lễ Vượt Qua, mà bảo rằng hãy rao truyền sự chết của Ngài bằng sự này cho đến khi Ngài đến, và thăng thiên rồi. Trong Lễ Vượt Qua giao ước mới được ẩn giấu tình yêu thương và hy sinh vô hạn của Đức Chúa Trời tha thiết cứu rỗi con cái trong vòng 6 ngàn năm qua. Chính vì thế Ngài phán rằng Lễ Vượt Qua là giao ước mới (Luca 22:20), Kinh Thánh cũng làm chứng rằng chúng ta nhờ Lễ Vượt Qua mà trở thành kẻ kế tự cơ nghiệp Nước Thiên Đàng. Người nào hiểu biết hy sinh và tình yêu thương chí thánh của Cha Mẹ mới trở thành con cái kế thừa cơ nghiệp nước của Đức Chúa Trời vậy.
Chuyện thật đẹp đẽ của giao ước mới là chuyện thật dành cho thành viên gia đình Nước Thiên Đàng thôi, nên không phải bất kỳ ai cũng biết đến được. Chính vì thế, trong Babylôn linh hồn không có Lễ Vượt Qua. Lễ Vượt Qua không phải là chuyện của họ; đối với họ, đó là một ngày không có ý nghĩa gì hết, không có giá trị gì hết nên họ đã huỷ bỏ rồi. Kẻ nào nói không cần lễ trọng thể bằng giao ước đời đời trong sự kỷ niệm hy sinh Đức Chúa Trời Cha Mẹ vì sự sống của con cái, thì đó là kẻ làm chứng bản thân không phải là thành viên gia đình Nước Thiên Đàng.
Song, đối với gia đình Nước Thiên Đàng, ấy là một ngày quan trọng vô cùng, cho nên ở Siôn mọi con cái nhớ đến hy sinh và tình yêu thương của Cha Mẹ mà giữ Lễ Vượt Qua một cách rất thánh và thiêng liêng.
Như Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta
Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Mọi công việc Đức Chúa Trời đã làm, mọi ý muốn và toan định của Ngài là do tình yêu thương của Ngài mà ra. Lễ Vượt Qua cũng là lễ trọng thể được lập ra bởi tình yêu thương của Đức Chúa Trời để khiến cho chúng ta sống lại.
Chính vì thế, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Các ngươi hãy yêu nhau như ta yêu các ngươi!” vào buổi Lễ Vượt Qua. Giống như người mẹ cho chảy máu mình và cứu sống đứa trẻ, Đức Chúa Trời cũng phó thịt và huyết của Ngài rồi. Chúng ta cũng phải thực tiễn tình yêu thương giống như thế này bằng tấm lòng thể ấy.
I Giăng 4:7-11 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống… Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau.”
I Giăng 4:16-21 “Chúng ta đã biết và tin sự yêu thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương, ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy… Ví có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình.”
Sự yêu thương thuộc về Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ. Mọi công việc Đức Chúa Trời đã làm xuất phát từ tình yêu thương của Ngài. Vì yêu thương chúng ta, có lúc Ngài cho roi cho vọt, có lúc rơi nước mắt vì chúng ta, luôn lo lắng tương lai chúng ta bị rơi vào mê hoặc của ma quỉ mà bỏ lỡ Nước Thiên Đàng đời đời, có lúc thương hại chúng ta, có lúc than thở, có lúc mừng rỡ; Ngài cứ chờ đợi cho đến chừng nào chúng ta được biến hoá thành hình ảnh trinh khiết như vàng ròng được luyện trong lò lửa và được vào Nước Thiên Đàng.
Cho nên Ngài phán rằng chúng ta phải có đồng tấm lòng của Đức Chúa Trời và yêu thương nhau mới là xứng đáng. Ai không yêu thương nhau được thì ấy khác nào kẻ làm cho ý nghĩa Lễ Vượt Qua bị giới hạn ở chỗ chỉ đơn thuần là ăn bánh và uống rượu nho mà thôi. Khi ấy Đức Chúa Trời sẽ phán thế này. “Ta đã giao cho thân thể ta, phó cho huyết của Ta rồi. Các ngươi đã nhận được sự sống đời đời bởi thịt và huyết của Ta thế mà lại không hy sinh được, không nhường nhún được vì cớ anh chị em hay sao?”
Chúng ta phải trông mong Nước Thiên Đàng đời đời và trở nên người vâng theo lời dạy dỗ của Cha Mẹ ngay từ trên trái đất này. Chúng ta không phàn nàn hay bất bình, không ghen ghét, có ai được thành công thì cùng mừng rỡ, có ai đối mặt với những sự gì khó giải quyết thì hãy yên ủi và khích lệ. Tin Lành không bao giờ thành được ở nơi sự liên hiệp không được tốt. Đem hy sinh và tình yêu thương chí thánh mà Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta mà nhận công việc Tin Lành, thì lịch sử vinh quang của Đức Chúa Trời sẽ được thành tựu một cách nhanh chóng.
Tín ngưỡng thừa nhận và tự hào về Cha Mẹ
Chúng ta nỡ nào giấu được Đức Chúa Trời là Đấng làm gương hy sinh chí thánh đến thể ấy? Chúng ta há ngồi im chẳng truyền Cha Mẹ tuyệt vời của chúng ta được sao? Chúng ta phải rao truyền hy sinh và tình yêu thương ấy cho hết thảy muôn dân được dự phần vào máu hy sinh của Cha Mẹ chúng ta để được tha tội, được cứu rỗi.
Chúng ta càng phải tự hào làm chứng về Cha Mẹ đã làm cho chúng ta có ngày hôm nay bởi tình yêu thương. Mẹ không phải là một Đấng mà được làm chứng trong Kinh Thánh để chúng ta đơn thuần chỉ phải tin thôi, nhưng là Đức Chúa Trời Mẹ chân thật của chúng ta mà đã cứu vớt chúng ta ra khỏi tội lỗi bởi sự cho con cái của Ngài ăn thịt và uống huyết của Ngài. Chính vì thế chúng ta yêu mến tình yêu thương và hy sinh của Mẹ, và trở thành con cái của Ngài mà Ngài đi đâu thì chúng ta đi đó.
Nếu là con cái hiểu biết hy sinh của Cha Mẹ thì hãy rao truyền Danh Thánh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ. Hãy rao truyền Mẹ Giêrusalem cho muôn dân để hầu cho họ hối cải, ăn năn ra khỏi tội lỗi và trở về trong lòng Giêrusalem, chính đó là công việc Cha mong muốn nhất.
I Giăng 4:13-15 “… Ví bằng có ai xưng Đức Chúa Jêsus là Con Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời ở trong người, và người ở trong Đức Chúa Trời.”
Trọng tâm tín ngưỡng 2 ngàn năm trước ở thời đại Đức Con là sự thừa nhận Đức Chúa Jêsus, còn ở thời đại ngày nay đòi hỏi tín ngưỡng làm chứng một cách mừng rỡ về Thánh Linh và Vợ Mới cho muôn dân. Đấng chẳng tiếc sự sống mình mà hy sinh để cứu rỗi chúng ta chính là Cha chúng ta, Mẹ chúng ta. Những con cái hiểu biết ra tình yêu thương của Cha Mẹ, đang thật hãnh diện về Cha Mẹ mà rao truyền nhân đức của Ngài cho muôn dân.
Nếu đứa con xấu hổ về cha mẹ và muốn giấu cha mẹ, thì dầu cha mẹ không trách hay phạt đứa con ấy, nhưng chắc sẽ có lòng đau buồn. Song, nếu đứa con nào luôn luôn tự hào cha mẹ là số một, thì lòng cha mẹ vui mừng thay! Nếu chúng ta nghĩ đến nguyên lý dưới đất này, thì tự nhiên hiểu biết được tấm lòng của Đức Chúa Trời.
Vì chúng ta làm chứng Đức Chúa Trời Cha Mẹ một cách tự hào, nên vô số người trên toàn thế giới thấy được sự sáng vinh hiển ấy và đang đi tìm Cha Mẹ, nhóm hiệp lại tại Siôn theo lời tiên tri. Khi nhìn thấy được lịch sử cứu rỗi đáng ngạc nhiên chưa từng xảy ra lại được xảy ra, thì sẽ nhận thấy được Đức Chúa Trời Cha đang mừng rỡ mà mở cửa cho truyền đạo bốn phương.
Vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương nên Ngài lập Lễ Vượt Qua giao ước mới để làm cho con cái được sống lại. Mỗi năm giữ Lễ Vượt Qua, mỗi lần dự phần vào bánh và rượu nho ấy, chúng ta đừng quên ấy chính là thịt bị xé rách để cứu chúng ta, chớ quên ấy chính là huyết bị đổ ra để làm cho chúng ta được sống lại. Cùng với Lễ Vượt Qua, chúng ta lần nữa hãy ghi khắc hy sinh của Cha Mẹ trong lòng, lấy lòng cảm tạ ân huệ mà thực tiễn tình yêu thương của Đức Chúa Trời, và hãy đi theo con đường đức tin mà bày tỏ ra vinh quang của Cha Mẹ.
Thà chính giờ này chúng ta hãy gắng hết sức mình để rao truyền giao ước mới hơn là xin “Lạy Chúa! Hãy mở cửa cho tôi!” sau khi cửa bị đóng lại; hãy làm chứng mạnh mẽ rằng Mẹ Giêrusalem là thật thể của giao ước, để cuộc đời còn lại của các anh chị em được chứa đầy bằng những ngày vinh hiển dâng sự mừng rỡ lên Cha Mẹ. Chúc các anh chị em trở nên con cái Siôn đều kết trái đặng được phước lớn lao từ Đức Chúa Trời Cha Mẹ.