한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

“Thầy có phải là Đấng Phải Đến chăng?”

Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri Toàn Năng thấu đáo hết thảy nhưng loài người không như vậy. Bởi vì sự khôn ngoan mình, loài người không thể nhìn biết được Đức Chúa Trời đang khi Ngài đến thế gian trong hình ảnh của loài người để cứu rỗi loài người nên Kinh Thánh giải thích cho chúng ta rằng sự nhìn biết Đức Chúa Trời là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời và chính trong Đấng Christ được giấu kín mọi sự quý báu về khôn ngoan thông sáng.

Để tiếp nhận Đấng Christ, là Sự Mầu Nhiệm của Đức Chúa Trời, chúng ta phải xem Kinh Thánh vì trong đó chứa đựng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Chỉ những ai tin cậy tuyệt đối lời Kinh Thánh là lời được chép bởi Đức Chúa Trời Toàn Tri thì mới có thể tiếp nhận Đức Chúa Trời, là Đấng Cứu Chúa, một cách chắc chắn.

Sự nghi ngờ của Giăng Báptít


2000 năm trước, Đức Chúa Trời đã mặc lấy xác thịt mà đến với cái tên ‘Jêsus’, nhưng thế gian đã không nhận biết Ngài. Chúng ta hãy xem Đức Chúa Trời đã trả lời thế nào đối với câu hỏi của những người không có đức tin mà nghi ngờ Ngài rằng “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?”

Mathiơ 11:2-6 “Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Đấng Christ, thì sai môn đồ mình đến thưa cùng Ngài rằng: Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi đấng khác chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy về, thuật lại cùng Giăng những điều các ngươi nghe và thấy: Kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành. Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!”

Khi Giăng Báptít ở trong ngục và đang gần kề với cái chết, người đã sai môn đồ mình đến xác minh xem thật sự Đấng Christ đến theo lời tiên tri có phải là Đức Chúa Jêsus không. Khi bị hỏi rằng “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?” thì Đức Chúa Jêsus cho nghe một phần lời tiên tri của Êsai.

Êsai 35:3-10 “… Khá vững lòng, đừng sợ nữa! Đây nầy, Đức Chúa Trời các ngươi sẽ lấy sự báo thù mà đến, tức là sự báo trả của Đức Chúa Trời. Chính Ngài sẽ đến và cứu các ngươi! Bấy giờ, những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai. Bấy giờ, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát. Vì có những dòng nước trào lên trong đồng vắng, và những suối chảy ra trong nơi sa mạc…”

Được chép rằng khi Đức Chúa Trời đến thế gian thì những kẻ mù sẽ mở mắt, những kẻ điếc sẽ rỗng tai, kẻ què sẽ nhảy như con nai, lưỡi kẻ câm sẽ hát. Đấng làm ứng nghiệm lời tiên tri này chính là Đức Chúa Jêsus. Rốt cục, thay vì nói rằng: “Ta chính là Đức Chúa Trời”, Đức Chúa Jêsus đã thông qua lời tiên tri, cho biết một cách gián tiếp về sự thật rằng Đức Chúa Jêsus, Đấng làm ứng nghiệm các lời tiên tri đó, chính là Đức Chúa Trời.

Thông qua lời tiên tri, Đức Chúa Trời đã làm chứng về bản thân Ngài. Khi thấy rất nhiều lời tiên tri Kinh Thánh đang thật sự được ứng nghiệm vào thời đại ngày nay, lẽ ra phải hiểu ra sự thật rằng Đức Chúa Trời đã đến thế gian, thế mà người thế gian chẳng hề nhận ra. Kinh Thánh đã cho biết trước về lời đáp đúng vậy mà vẫn không nhận ra.

Sứ mạng của Êli và Giăng Báptít


Kinh Thánh giải thích rằng Giăng Báptít là đấng tiên tri được sai đến để dọn đường cho Đức Chúa Jêsus. Cùng với lời tiên tri của Êsai rằng “Đức Chúa Trời sẽ đến trái đất này”, cũng có lời tiên tri trước rằng đấng tiên tri Êli sẽ hiện ra trước Đức Chúa Trời để dọn đường cho Ngài.

Malachi 3:1 “Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta; và Chúa mà các ngươi tìm kiếm sẽ thình lình vào trong đền thờ Ngài, tức là thiên sứ của sự giao ước mà các ngươi trông mong.”

Malachi 4:1-6 “… Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Êli đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giêhôva chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy.”

Lời “Nầy, ta sai sứ giả ta, người sẽ dọn đường trước mặt ta” là để chỉ về việc trước khi Đức Chúa Jêsus rao truyền Tin Lành thì Giăng Báptít đến làm Báptêm về sự ăn năn tội cho dân sự và dọn đường cho Đấng Christ.

Đấng tiên tri được sai đến với tư cách là sứ giả dọn đường cho Đức Chúa Trời chính là Giăng Báptít. Đức Chúa Jêsus cũng đã cho các môn đồ biết rằng Êli được tiên tri trong sách Malachi chính là Giăng Báptít.

Mathiơ 17:10-13 “… Vậy thì sao các thầy thông giáo nói rằng Êli phải đến trước? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật Êli phải đến mà sửa lại mọi việc… Êli đã đến rồi, và người ta không nhận biết, song họ lại xử với người theo ý muốn mình; Con người phải chịu khốn khổ bởi họ cũng như vậy. Môn đồ bèn hiểu rằng Ngài nói đó là nói về Giăng Báptít.”

Giăng Báptít cũng biết rất rõ rằng bản thân mình đến thế gian là để thực hiện sứ mệnh của Êli. Ngay khi được chứng kiến công việc Thánh Linh, Giăng Báptít đã dọn đường cho Đức Chúa Jêsus bởi việc làm chứng chắc chắn rằng Đức Chúa Jêsus là “Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi”.

Giăng 1:29-34 “Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi. Ấy về Đấng đó mà ta đã nói: Có một người đến sau ta, trổi hơn ta, vì người vốn trước ta. Về phần ta, ta vốn chẳng biết Ngài; nhưng ta đã đến làm phép báptêm bằng nước, để Ngài được tỏ ra cho dân Ysơraên… nhưng Đấng sai ta làm phép báptêm bằng nước có phán cùng ta rằng: Đấng mà ngươi sẽ thấy Thánh Linh ngự xuống đậu lên trên, ấy là Đấng làm phép báptêm bằng Đức Thánh Linh. Ta đã thấy, nên ta làm chứng rằng: Ấy chính Ngài là Con Đức Chúa Trời.”

Giăng Báptít đã làm chứng Đức Chúa Jêsus chính là Đấng Christ như vậy rồi mà đến giây phút cuối lại đôi chút có sự nghi ngờ. “Liệu Đấng làm nghề thợ mộc có phải là Đức Chúa Trời chăng?” “Liệu Đức Chúa Trời có thực sự đến trong hình dáng người như vậy không?” Ngài không có hình dáng đặc biệt ví như việc chỉ cần phán một lời thì trời đất đều rung động, Ngài lại quá giống với người, nên dù thế nào chăng nữa Ngài cũng không giống với Đức Chúa Trời. Vì thế, dù đã làm chứng rồi nhưng đến giây phút cuối lại định xác minh thêm nữa, nên Đức Chúa Jêsus đã trả lời rằng “Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!”

Kể cả Giăng Báptít là người được sai đến để làm chứng cho Đức Chúa Jêsus cũng bị lung lay đức tin. Giống như vậy, khi Đức Chúa Trời mặc áo xác thịt mà đến thế gian này thì việc tin và tiếp nhận Đức Chúa Trời ấy cũng không dễ dàng một chút nào. Nếu chỉ trông chờ vào lời tiên tri với lòng không có đức tin thì tuyệt đối không thể nhận ra Đức Chúa Trời.

Không tin lời tiên tri là ngốc nghếch, nhìn biết Đức Chúa Trời là thông sáng


Chỉ cần tin y nguyên lời tiên tri trong Kinh Thánh là được. Việc tin theo những lời chứng của các đấng tiên tri là ý muốn của Đức Chúa Trời.

Luca 24:20-27 “làm sao mà các thầy tế lễ cả cùng các quan đề hình ta đã nộp Ngài để xử tử, và đã đóng đinh trên cây thập tự. Chúng tôi trông mong Ngài sẽ cứu lấy dân Ysơraên; dầu thể ấy, việc xảy ra đã được ba ngày rồi. Thật có mấy người đàn bà trong vòng chúng tôi đã làm cho chúng tôi lấy làm lạ lắm: Khi mờ sáng, họ đến mồ, không thấy xác Ngài, thì về báo rằng có thiên sứ hiện đến, nói Ngài đương sống… Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói! Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao? Đoạn, Ngài bắt đầu từ Môise rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh thánh.”

Đức Chúa Jêsus đã phục sinh sau ba ngày, nhưng hai môn đồ đang trên đường đến làng Emmaút không tin sự thật này. Dù tất cả những điều đó đang được ứng nghiệm theo y như Kinh Thánh mà họ cũng không tin.

Con người có thói quen chỉ tin theo những điều mà họ có thể trông thấy, nghe thấy và phán đoán được. Nhưng việc nhận ra Đức Chúa Trời bằng cảm giác hay tầm nhìn hạn hẹp của con người là bất khả năng. Vì thế mà Đức Chúa Jêsus đã giải nghĩa tiên tri Kinh Thánh, rồi phán rằng đừng nhìn vào hình dáng phần xác, mà hãy xem Ngài đang làm và đang đi theo con đường tiên tri nào, và còn trách rằng họ là những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói.

Kinh Thánh định nghĩa về sự khôn ngoan như sau:

Châm Ngôn 9:10 “Kính sợ Đức Giêhôva, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng”

Kinh Thánh dạy dỗ chúng ta rằng người nhìn biết Đức Chúa Trời là người khôn ngoan và đầy dẫy sự thông sáng. Bởi chỉ khi tin vào lời của Đức Chúa Trời thông sáng và tiếp nhận Đấng Christ, là Đấng cội rễ của mọi sự khôn ngoan và tri thức, thì chúng ta mới nhận được sự khôn ngoan.

Đức Chúa Trời mặc áo xác thịt mà đến trái đất này và đang phân biệt người tin Đức Chúa Trời đúng đắn với kẻ không tin Ngài. Thỉnh thoảng trong hình ảnh yếu ớt và thiếu thốn hơn loài người, chính Ngài đã trở nên hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc, cũng là bẫy cùng lưới cho loài người.

Dù Đức Chúa Trời là Đấng không hề bị thay đổi nhưng Ngài tỏ ra Ngài cho chúng ta thấy những hình ảnh khác tùy theo tâm trạng chúng ta. Đối với kẻ nghi thì để họ cứ bị mắc nghi, chính Ngài tỏ ra hình ảnh của Ngài rất yếu ớt như Ngài không làm gì được. Song, đối với những ai tin tuyệt đối rằng Ngài là Đức Chúa Trời Sáng Tạo đã dựng nên trời đất và muôn vật, tạo ra linh hồn chúng ta, cũng là Đức Chúa Trời Toàn Năng tể trị cả vũ trụ, thì Ngài tỏ ra hình ảnh thật của Đức Chúa Trời đầy sức mạnh Thần Tánh và quyền năng nữa.

Thần Tánh của Đấng Christ mà các sứ đồ ngắm xem được


Giữa hình ảnh của Đức Chúa Jêsus được trông thấy trong mắt sứ đồ Giăng hay Phierơ và hình ảnh Ngài trong mắt của những người Giuđa hay Giuđa Íchcariốt đã nghi Ngài, thật có sự khác biệt rõ ràng. Bởi lẽ ấy mới được phán rằng “Kính sợ Đức Giêhôva, ấy là khởi đầu sự khôn ngoan; Sự nhìn biết Đấng Thánh, đó là sự thông sáng”.

Giăng 1:1,14 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời… Ngôi Lời (Đức Chúa Trời) đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.”

Sách Tin Lành Giăng được ghi chép bởi sứ đồ Giăng là một trong số mười hai môn đồ của Đức Chúa Jêsus. Cùng là môn đồ, nhưng Giuđa Íchcariốt thì đã không tin Đức Chúa Jêsus và đã nộp Ngài với giá ba chục bạc; ngược lại Giăng thì đã trông thấy hình dáng của Đức Chúa Trời là Đấng vốn tồn tại từ ban đầu mặc áo xác thịt mà ở giữa chúng ta, ngày ngày trong Ngài luôn tuôn trào ra lời Lẽ Thật và ân điển. Sứ đồ Giăng đã tiếp nhận Đức Chúa Trời mặc áo xác thịt, trong niềm vui. Giăng đã được nghe giọng tiếng của Đức Chúa Trời một cách chính xác, trong khi những người khác nghe thành tiếng sấm; hơn nữa còn nhận lãnh nhiều phước lành như là được nhận sự mặc thị trông thấy trước Nước Thiên Đàng, Đức Chúa Jêsus cũng đặc biệt yêu mến và luôn đồng hành cùng Giăng.

Ngay từ chương 1 sách Tin Lành Giăng, sứ đồ Giăng bày tỏ rõ ràng Thần Tánh của Đức Chúa Jêsus mà chính sứ đồ ngắm xem được. Khác với những sách Tin Lành khác được chép về sự giáng sinh phần xác của Đức Chúa Jêsus, sứ đồ Giăng chép Kinh Thánh trên khía cạnh nhắm về Thần Tánh của Đức Chúa Trời. Sứ đồ có sự hiểu biết linh hồn thật lớn, lại nhìn biết và tin rằng mọi cử chỉ, mỗi bước chân mà Đức Chúa Jêsus đi và làm, chính là lời đường tiên tri vậy.

Côlôse 1:26-27 “tức là sự mầu nhiệm đã giấu kín trải các đời các kiếp, mà nay tỏ ra cho các thánh đồ Ngài. Vì Đức Chúa Trời muốn khiến họ biết sự giàu vinh hiển của sự mầu nhiệm đó ở giữa dân ngoại là thể nào, nghĩa là Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển.”

Côlôse 2:2-3 “hầu cho lòng những kẻ ấy được yên ủi, và lấy sự yêu thương mà liên hiệp, đặng có nhiều sự thông biết đầy dẫy chắc chắn, đến nỗi có thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ, mà trong Ngài đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng.”

Côlôse là sách Kinh Thánh do sứ đồ Phaolô ghi chép. Giống như sứ đồ Giăng, trong con mắt của sứ đồ Phaolô, hình dáng của Đấng Christ cũng được chiếu sáng là Đức Chúa Trời vinh hiển mà trong Ngài đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng. Nhưng những người nghi ngờ và không tin thì chỉ luôn nhìn thấy những phần đáng nghi ngờ mà thôi.

Chúng ta phải suy nghĩ kỹ càng xem nên nhìn Đức Chúa Trời bằng con mắt như thế nào khi Ngài mặc áo xác thịt mà đến. Các anh chị ngắm xem Ngài như sứ đồ Giăng và Phaolô chăng? Hay là sẽ nhìn giống Giuđa Íchcariốt? Hãy nghĩ xem mỗi người ấy giờ đang ở đâu?

Đức Chúa Trời đến trong hình ảnh không bằng thiên sứ


Khi Giăng Báptít hỏi rằng “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?”, thì Đức Chúa Jêsus đã trả lời rằng: “Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!”. Lời này nghĩa là đừng nhìn diện mạo bề ngoài mà hãy nhìn Thần Tánh ở bên trong. Khi chỉ nhìn diện mạo bề ngoài thì chỉ phát hiện ra hình dáng không bằng thiên sứ thôi, chứ không thể nhìn ra Đức Chúa Trời được.

Hêbơrơ 2:5-9 “… Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con người là ai, mà Chúa săn sóc đến? Chúa đã đặt Người ở dưới thiên sứ một chút; Cho Người đội mão triều vinh hiển tôn trọng; Và đặt mọi vật dưới chân Người… Nhưng Đức Chúa Jêsus nầy, mà đã ở dưới các thiên sứ một chút, chúng ta thấy Ngài, vì sự chết Ngài đã chịu được đội mão triều thiên vinh hiển tôn trọng.”

Theo lời tiên tri, Đức Chúa Trời đã tạm thời đến thế gian trong hình ảnh không bằng thiên sứ. Nhưng loài người chỉ khăng khăng suy nghĩ riêng của bản thân nên chỉ chú ý vào hình dáng thể xác không bằng thiên sứ, và không tin vào lời tiên tri. Chính vì thế mà Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy tin vào tất cả những lời của các đấng tiên tri.

Việc hãy tin vào Đức Chúa Trời, nói một cách dễ hiểu hơn thì đó chính là việc hãy tin vào Đức Chúa Trời mặc áo xác thịt mà đến. 2000 năm trước đây, các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đã rao truyền rằng hãy tin vào "Đức Chúa Jêsus Christ, là người".

I Timôthê 2:5 “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người.”

Thời đại này là thời đại Thánh Linh. Đấng Cứu Chúa của thời đại Thánh Linh là Đấng An Xang Hồng và Mẹ Giêrusalem, là Vợ Mới của Đức Thánh Linh. Chúng ta phải làm chứng và bày tỏ ra Đức Chúa Trời ấy.

Kể cả Sơ Lâm lẫn Tái Lâm, loài người không dễ mà tin. Song, dẫn dắt chúng ta đến với đường cứu rỗi không phải là ý tưởng của loài người mà là ý định của Đức Chúa Trời. Dầu không hiểu biết ngay thẳng ý định của Đức Chúa Trời, thì chúng ta phải biết được một điều rằng nếu ai tin lời tiên tri và vâng phục theo lời của Ngài thì có kết quả là sự cứu rỗi và sự sống đời đời.

Đức Chúa Trời đến trong xác thịt, phải trở thành báu vật của chúng ta chứ không nên trở thành hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc được. Thà chúng ta nắm giữ đức tin chắc chắn mà nói rằng “Đấng phải đến chính là Thầy”, hơn là hỏi rằng “Thầy có phải là Đấng phải đến chăng?”. Phải nắm giữ đức tin chắc chắn, thì chúng ta mới có thể có được đức tin đẹp đẽ của mười bốn vạn bốn ngàn luôn đi theo mọi nơi Ngài dẫn dắt.

Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ lại hiện ra lần thứ hai để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài (Hêbơrơ 9:28). Ngài đã đến theo lời tiên tri, nhưng trong con mắt của những kẻ chỉ nhìn phần thể xác thì chỉ nhìn thấy hình dáng không bằng thiên sứ thôi. Nhưng các người nhà Siôn chúng ta phải mang tâm linh đầy ân huệ giống như sứ đồ Phaolô, Phierơ hay Giăng là những người phát hiện ra Thần Tánh bên trong của Đức Chúa Trời. Mong tất thảy chúng ta hãy tin chắc chắn rằng Đức Chúa Trời Êlôhim tức là Ngôi Lời trở nên xác thịt mà ngự cùng chúng ta, đã dựng nên muôn vật, trời đất, là Đấng Bổn Thể và Cội Rễ của sự sống ban sự sống cho chúng ta, cũng mong chúng ta đều được vào Nước Thiên Đàng theo sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời Êlôhim.