Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Hòn Đá Thử Nghiệm
Trong những người sanh ra trên thế gian này, chắc không có một ai cả đời chưa từng trải qua thử nghiệm. Nếu không phải là người sống thời nguyên thủy thì không thể duy trì một cuộc sống tốt đẹp hơn trừ khi thông qua quá trình thử nghiệm. Mặc dù đã thông qua một thử nghiệm, nhưng để định hướng một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa, thì đòi hỏi phải đối đầu với một thử nghiệm khác, và phải chiến thắng thử nghiệm đó.
Giống như vậy, để tiếp đón Đức Chúa Trời Cha Mẹ và hưởng phước lành sự sống đời đời cùng vinh hiển đời đời nơi Nước Thiên Đàng, thì chúng ta cũng phải thông qua thử nghiệm. Và chúng ta cần phải vượt qua, chiến thắng được mọi quá trình thử nghiệm phần linh hồn này. Đối với những người vượt qua quá trình thử nghiệm và khổ nạn, thì mọi phước lành của Đức Chúa Trời sẽ được ban cho họ.
Hòn đá thử nghiệm, đá làm nền ở Siôn
Đức Chúa Trời đã phán rằng sẽ đặt tại Siôn một hòn đá để làm hòn đá thử nghiệm, đồng thời cũng chọn nó làm hòn đá để làm nền xây Siôn.
Êsai 28:16 “Vậy nên, Chúa Giêhôva phán như vầy: Nầy, ta đặt tại Siôn một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc quí báu, làm nền bền vững: ai tin sẽ chẳng gấp rút.”
Khi xây toà nhà, nếu không có đá làm nền thì toà nhà ắt bị sụp đổ. Giống như vậy, nếu không có hòn đá làm nền thì Siôn tuyệt đối không thể tồn tại được. Và trong việc xây dựng đức tin của chúng ta cũng như vậy, nếu không trải qua hòn đá thử nghiệm thì chúng ta không thể nắm vững được nền của đức tin, cũng không thể trông đợi sự sống đời đời, cùng sự cứu rỗi và nước của Đức Chúa Trời đời đời nữa.
Đấng tiên tri Êsai đã tiên tri trước rằng khi Đức Chúa Trời xuống thế gian, Ngài sẽ đích thân đóng vai trò hòn đá thử nghiệm, và nhiều người sẽ vì cớ Ngài mà bị vấp chân, bị té và giập nát, bị sa vào lưới và bị bắt.
Êsai 8:13-15 “Hãy tôn Đức Giêhôva vạn quân là thánh; các ngươi chỉ nên sợ Ngài và kinh hãi Ngài. Ngài sẽ là nơi thánh, nhưng cũng là hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc cho cả hai nhà Ysơraên, và là bẫy cùng lưới cho dân cư thành Giêrusalem vậy. Nhiều người trong bọn họ sẽ vấp chân; sẽ té và giập nát; sẽ sa vào lưới và bị bắt.”
Đức Chúa Trời hiện ra trên trái đất này với tư cách là Đá thử nghiệm cho nên Ngài đến với hình ảnh mà không ai dễ nhìn biết được Ngài. Họ đã không thể tiếp nhận Đấng Mêsi mà họ mong ngóng, và bị vấp chân vào hòn đá thử nghiệm, là Đức Chúa Jêsus để đến nỗi bị vấp ngã. Bởi trong con mắt của họ thì Đức Chúa Jêsus chỉ đơn thuần là con trai một người thợ mộc mà thôi. Kết qủa là trong cuộc đời Tin Lành của Đấng Christ, chỉ có 120 người tin theo Đức Chúa Jêsus cho đến cuối cùng (Tham khảo: Công Vụ Các Sứ Đồ 1:6-15). 4.000 người, 5.000 người đã tận mắt chứng kiến những phép lạ mà Đức Chúa Jêsus đã làm ra, nhưng khi được nghe lời của sự sống rồi thì hết thảy bọn họ đều trở lui.
Khi nhiều người bị mắc phải hòn đá thử nghiệm, để mặc Ngài rồi trở lui, thì Đức Chúa Jêsus với tâm trạng đau buồn tha thiết hỏi các môn đồ rằng: “Còn các ngươi, cũng muốn lui chăng?”. Khi đó Phierơ, là môn đồ ưu tú nhất phần linh hồn đã đứng ra thưa rằng: “Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời; chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” (Giăng 6:66-69).
Tuy là thiểu số nhưng họ là những người đã được thông qua thử nghiệm. Cũng có những người giống như Phierơ, biết nhận ra Đức Chúa Jêsus. Cũng có những người giống như Giăng và Giacơ, biết coi trọng Đức Chúa Jêsus. Cũng có những người giống như sứ đồ Phaolô, nói rằng Đức Chúa Jêsus vốn có hình Đức Chúa Trời. Đối với những người thông qua tất cả quá trình thử thách như thế này, Đức Chúa Jêsus đã hứa cho họ ngồi ngai để xét đoán mười hai chi phái Ysơraên, ban cho họ đặc quyền vinh dự và quý báu, quyền được ăn uống chung bàn với Đức Chúa Trời ở Nước Thiên Đàng.
Bài toán khó nhất mà loài người phải tìm lời giải đáp
Trong thi cử, việc xuất hiện những nội dung không thể dự đoán trước, là điều đương nhiên. Càng là đề thi lựa chọn nhân tài tiêu chuẩn cao thì vấn đề càng hóc búa. Có những trường hợp do dự đáp án có vẻ là câu này, hoặc câu kia, lại có những trường hợp điền bừa bất kỳ câu trả lời nào đó. Nhưng Nước Thiên Đàng không phải là nơi đi đến được dễ dàng bằng cách làm bài thử nghiệm kiểu đó. Chúng ta cần phải biết đáp án chính xác.
Giăng 1:10-12 “Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.”
Đức Chúa Trời đã trở thành vấn đề rất khó đến nỗi mà người dân của Ngài còn khó mà nhận ra được chứ nói gì đến người thế gian; rồi Ngài xuất hiện trước chúng ta. Đối với những người nhận ra và tin vào Đức Chúa Trời một cách đúng đắn, thì Ngài ban cho quyền phép đời đời được trở nên con Ngài, vậy đây tuyệt đối không phải là thử nghiệm dễ dàng.
Nếu chỉ trông đợi hình dáng toàn tri toàn năng của Đức Chúa Trời khi Ngài xuất hiện ở thế gian này, thì đời đời sẽ không gặp được Đức Chúa Trời, và mãi mãi cũng không thể tìm được lời đáp. Nếu Ngài phát ra sấm chớp, đến trong hình dáng thần bí mà loài người không dám lại gần, thì đó là cho thấy hết đáp án rồi, đâu còn nói Ngài đến với tư cách là hòn đá thử nghiệm được nữa.
Kinh Thánh đã tiên tri trước rằng vì Đức Chúa Trời đến với tư cách là hòn đá thử nghiệm, nên Ngài phải đến trong hình ảnh của loài người yếu đuối, thiếu thốn, và dưới thiên sứ một chút. Thế nên, Ngài đã xuống thế gian với tư cách là con trai của Giôsép, thợ mộc xứ Naxarét. Nếu Ngài bày tỏ tất cả hào quang của vinh hiển mà đến, thì Ngài chẳng cần phải đau đớn và nỗ lực đến như vậy. Nhưng Ngài đã đến thế gian này trong bí mật, trong sinh hoạt và lập trường giống như chúng ta, Ngài chịu khổ nạn và đích thân đảm đương hết thảy những gian khổ mà loài người phải chịu.
Giuđa Íchcariốt cũng đã rối loạn thật nhiều. Bởi đã nghĩ rằng Đấng Christ có nhiều năng lực; thế nhưng khi người ta đến bắt, thì Ngài để yên cho họ lôi đi; khi người ta đóng đinh Ngài trên cây thập tự, thì Ngài chịu bị đóng đinh; khi người ta chế nhạo, thì Ngài chịu bị chế nhạo; khi người ta bắt bớ, thì Ngài chịu bị bắt bớ. Vì khi nhìn bằng đôi mắt của thể xác, thì nghĩ rằng Đức Chúa Jêsus cũng chẳng khác nào loài người, thế nên Giuđa Íchcariốt đã bị vấp phạm vào hòn đá thử nghiệm.
Đối với những người chiến thắng thử thách thì Đức Chúa Trời là báu vật quí báu hơn bất cứ thứ gì khác. Còn đối với những người không trải qua thử thách thì Ngài trở thành hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc.
I Phierơ 2:4-9 “Hãy đến gần Ngài, là hòn đá sống, bị người ta loại ra, song được chọn và quí trước mặt Đức Chúa Trời… Nầy, ta đặt tại Siôn hòn đá góc nhà đã chọn lựa và quí báu… cho anh em là kẻ đã tin, thì là đá quí; nhưng cho những kẻ không tin, thì Hòn đá mà bị thợ xây nhà loại ra, Bèn trở nên đá góc nhà, là Đá gây cho vấp váp, là đá lớn làm cho sa ngã; họ bị vấp ngã đó”
Đối với những người không tiếp nhận Đấng Christ là hòn đá làm nền, dù có cuộc sống đức tin lâu đến đâu đi chăng nữa, thì cũng không có đức tin thật sự trong lòng. Nếu như vậy thì sẽ không nhận được phần thưởng của đức tin là sự cứu rỗi linh hồn, cũng không nhận lãnh được Nước Thiên Đàng, và cũng không nhận được bất kỳ phước lành nào mà Đức Chúa Trời ban cho.
Đấng Christ chính là sự thử nghiệm mà Đức Chúa Trời giao cho loài người, và cũng chính là bài toán khó mà loài người cần tìm lời giải đáp. Ngày nay, chúng ta cần phải giải bài toán khó này như thế nào đây?
Đấng Christ, Sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời
Tín ngưỡng không nhận biết Đức Chúa Trời không phải là tín ngưỡng. Dù có chăm chỉ cầu nguyện sáng sớm, cầu nguyện thâu đêm, hay làm mọi việc phụng sự, truyền đạo và kết thật nhiều trái đi chăng nữa, nhưng nếu không nhận biết Đức Chúa Trời thì những trái đó sẽ trở nên trái hư mất và sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa cả. Chính vì thế mà đấng tiên tri đã nhắc nhở hãy gắng sức nhìn biết Đức Chúa Trời (Ôsê 6:3). Cho dù Đức Chúa Trời có dấu kín thân phận Ngài mà đến đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải thông qua tiên tri Kinh Thánh mà gắng sức nhìn biết ai là Đức Chúa Trời, Ngài đang ở đâu và đang ban phước lành cùng lời hứa gì cho chúng ta.
Sứ đồ Phaolô làm chứng và gọi Đấng Christ là sự mầu nhiệm giấu kín từ các đời các kiếp (Côlôse 1:26-27). Kinh Thánh mách bảo cho chúng ta rất nhiều lời nói ám chỉ trong suốt 66 quyển Kinh Thánh rằng trong Đức Chúa Trời đã trở nên Đấng Christ có Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.
Trong Khải Huyền 22:17 được chép rằng Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống. Thỉnh thoảng có kẻ giải nghĩa về Vợ Mới ban cho nước sự sống là thánh đồ hay hội thánh. Tuy nhiên, chúng ta là thánh đồ cần nhận sự sống chứ không thể ban sự sống cho ai cả. Dầu chúng ta làm giúp việc Đức Chúa Trời thì được nhưng bản thân chúng ta không có quyền phép ban sự sống cho ai cả. Lời này có nghĩa là Vợ Mới ban sự sống là Đức Chúa Trời.
Galati 4:26 “Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.”
Chúng ta đã rất khó hiểu về Đức Chúa Trời Cha, thế mà Đức Chúa Trời cho chúng ta đề thi khó hơn nữa, đó chính là sự thật về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ. Rồi để ban cho giải đáp của đề thi ấy, Ngài dẫn dắt chúng ta đến Siôn, và hầu cho chúng ta biết được sự mầu nhiệm giấu kín từ trước sáng thế, là Đức Chúa Trời Êlôhim.
Bây giờ là thì giờ thử nghiệm mà chúng ta phải đón nhận Đức Chúa Trời đã đến với tư cách là Đá thử nghiệm. Trong giờ thi không cho thí sinh biết lời đáp, nhưng cuối cùng thì công khai cho biết lời đáp. Đức Chúa Trời sẽ cho chúng ta nhìn thấy hết thảy mọi hình ảnh vinh hiển Ngài mặc áo thiêng liêng đời đời trên trời mà biến hoá.
2000 năm trước Đức Chúa Jêsus đã đi lên núi biến hoá cùng với Phierơ, Giăng và Giacơ. Ở trên núi biến hoá khi đám mây bao phủ xung quanh, Ngài biến hoá thật nghiêm trang. Cho đến bấy giờ Ngài chỉ có hình hoàn toàn giống như loài người, “không có sự tốt đẹp cho chúng ta ưa thích được, Ngài như một cái chồi, như một cái rễ ra từ đất khô” nhưng ở trên núi biến hoá thì hình dáng của Ngài lại hoàn toàn khác.
Cũng có kỳ Ngài sẽ bày tỏ ra cho chúng ta nhìn thấy hình dáng oai nghiêm đó. Ngài sẽ cho chúng ta nhìn thấy hình ảnh bổn thể Đức Chúa Trời nghiêm trang như sứ đồ Giăng đã nhìn thấy “mắt như ngọn lửa, chân như đồng sáng đã luyện trong lò lửa, và tiếng như tiếng nước lớn” (Khải Huyền 1:9-16).
Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta
Từ sáng thế cho đến nay Đức Chúa Trời đã giấu kín sự mầu nhiệm của Ngài. Bởi vậy, kể cả Giăng báptít là người đã đến để dọn đường cho Đức Chúa Jêsus theo sứ mạng của tiên tri Êli, cũng không nhìn biết Đức Chúa Jêsus mà nghi ngờ “hoặc không phải sao?”.
Mathiơ 11:2-6 “Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Đấng Christ, thì sai môn đồ mình đến thưa cùng Ngài rằng: Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi đấng khác chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: … Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!”
Đức Chúa Trời đã giấu kín sự chói lọi vinh quang của Ngài đến đỗi vậy và đến thế gian rồi. Ngài đến không hoa lệ hay sang trọng nhưng đến một cách rất lặng lẽ mà ở cùng chúng ta. Chính vì thế ngoại hình của Đức Chúa Jêsus đều là điều đáng thử nghiệm cho nhiều người, và những người Pharisi và thầy thông giáo cùng nhà lãnh đạo tôn giáo vào thời ấy đã ném đá Ngài như vậy, không hề thông qua được thử nghiệm ấy. Họ há dễ hiểu được một người làm nghề thợ mộc là Đức Chúa Trời Sáng Tạo trời đất và muôn vật hay sao?
Salômôn làm chứng bản thân mình đã có ở trên trời trước khi mình sanh ra ở dưới đất này (Châm Ngôn 8:22-31). Trước khi đến thế gian này thì người đã có tồn tại thần. Chẳng qua là một vật thọ tạo Salômôn cũng mang xác thịt và trở nên loài người mà đến thế gian này rồi, huống chi Đức Chúa Trời Toàn Năng há không thể mang xác thịt mà đến sao? Chúng ta hãy bỏ thành kiến sai lầm rằng chúng ta như thế là được nhưng Đức Chúa Trời là không được vậy.
Hêbơrơ 2:7-15 “Chúa đã đặt Người ở dưới thiên sứ một chút; Cho Người đội mão triều vinh hiển tôn trọng; Và đặt mọi vật dưới chân Người… Vậy thì, vì con cái có phần về huyết và thịt, nên chính Đức Chúa Jêsus cũng có phần vào đó, hầu cho Ngài bởi sự chết mình mà phá diệt kẻ cầm quyền sự chết, là ma quỉ, lại cho giải thoát mọi người vì sự sợ chết, bị cầm trong vòng tôi mọi trọn đời.”
Cho biết rằng Đức Chúa Trời sẽ đến trong hình ảnh không bằng thiên sứ nữa. Để dẫn dắt chúng ta đến phước lành của Đức Chúa Trời, chính Ngài trở nên Hòn Đá thử nghiệm, bẫy và lưới và giao cho loài người vấn đề cần thiết nhất. Phải giải quyết vấn đề này chúng ta mới có thể đặt nền đức tin vững vàng trong lòng.
Giả sử nếu có ai chỉ dừng lại ở mức độ giữ luật pháp của Đức Chúa Trời trong đức tin chưa thật hoàn toàn tiếp nhận Đức Chúa Trời, thì cần phải nhìn lại bản thân mình một lần. Chúng ta phải có đức tin giữ ngày Sabát vì Đức Chúa Trời phán bảo, cùng giữ Lễ Vượt Qua vì Ngài phán bảo. Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Trời không phán bảo có ý nghĩa gì với chúng ta? Ngày Sabát mà Đức Chúa Trời không phán bảo có ý nghĩa gì với chúng ta? Trước khi Đức Chúa Trời phán bảo “Hãy giữ gìn lễ định đời đời” thì mọi luật pháp đã không có ý nghĩa gì hết với chúng ta cả. Luật pháp Đức Chúa Trời thật quý với chúng ta là vì nó đóng vai trò thầy dẫn dắt chúng ta đi đến Đức Chúa Trời là Đấng Cứu Chúa của chúng ta.
Đức Chúa Trời phán rằng “Ta đã đến để tìm và cứu kẻ bị mất” rồi. Ngài đến không vì cho loài người thấy phép lạ hay mầu nhiệm nhưng là để ban cho chúng ta sự cứu rỗi vậy. Chúng ta hãy ghi khắc sâu trong lòng lời của Ngài “Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!”, đặng đón nhận Đức Chúa Trời đã xuất hiện là Thánh Linh và Vợ Mới một cách đúng đắn. Chúng ta phải nhận lấy Đức Chúa Trời Cha mang danh Đavít mà đến, và Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem Mới và đi theo đường Ngài dẫn dắt cho đến cuối cùng.
Đối với chúng ta, không nên để Đức Chúa Trời trở thành hòn đá thử nghiệm hơn nữa. Giả sử Ngài vẫn đang là hòn đá thử nghiệm thì phải trông cậy vào lời dạy Kinh Thánh mà nhanh chóng chiến thắng thử nghiệm, và lấy đá thử thách đó làm đá làm nền quí báu. Tôi thật lòng khẩn thiết mong gia đình Siôn chúng ta hiểu ra tất cả các lời giải đáp mà Đức Chúa Trời ban cho thông qua Kinh Thánh, và kính sợ Đức Chúa Trời một cách đúng đắn. Đồng thời nhận được phước lành dư dật của Đức Chúa Trời Cha Mẹ.