한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Giây Phút Quyết Đoán

Loài người chúng ta nhất thiết cần phải có giây phút quyết đoán trong cuộc sống đức tin, cũng như trong cuộc sống xác thịt. Vào thời điểm ấy mà chúng ta cứ do dự và hoãn lại sự quyết đoán thì sẽ ra sao? Nếu chúng ta chỉ cứ lưỡng lự nên làm việc này, hay nên làm việc kia, thì sẽ không thể tiến thêm một chút nào mà chỉ luôn giậm chân tại chỗ mà thôi. Thậm chí chúng ta sẽ bị xô đẩy bởi tình huống đến nỗi không thể đi đến phương hướng mình phải đi, mà rốt cục sẽ rơi vào đường sai trái.

Nhà văn hào Turgeney người Nga đã phân loại người ra làm hai là loại hình Hamlét và loại hình Đôn Kihôtê, dựa theo tên của nhân vật chính trong tiểu thuyết. Ở đây, loại hình Hamlét chỉ ra loại người không quyết đoán, chần chừ trong việc chuyển từ suy nghĩ sang hành động, và là người luôn suy nghĩ nghiền ngẫm. Còn loại hình Đôn Kihôtê chỉ ra loại người hành động, chuyển từ suy nghĩ sang hành động một cách quả cảm, chứ không hề lưỡng lự.

Trước lời của Đức Chúa Trời, giờ chúng ta đang trong dáng hình như thế nào? Khi giây phút quyết đoán được ban cho chúng ta, nếu đó là ý muốn của Đức Chúa Trời, là việc đúng đắn và lương thiện mà chúng ta đáng phải làm thì chúng ta không cần phải lưỡng lự và do dự đâu. Trong Kinh Thánh có ghi chép về công việc rất nhiều các tổ tiên đức tin được nhận phước lành từ Đức Chúa Trời do họ đã lựa chọn con đường đúng đắn mà không một chút do dự khi được ban cho thời gian quyết đoán.

Quyết đoán của các sứ đồ đi theo sự gọi của Đấng Christ


Hai nghìn năm trước, Đức Chúa Jêsus đã đi dọc theo mé biển Galilê và gọi các môn đồ. Đương thời, Phierơ và Anhrê, Giacơ và Giăng đều đang miệt mài với nghề đánh cá.

Mathiơ 4:18-22 “Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Galilê, thấy hai anh em kia, là Simôn, cũng gọi là Phierơ, với em là Anhrê, đương thả lưới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá. Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài. Từ đó đi một đỗi xa xa nữa, Ngài thấy hai anh em khác, là Giacơ, con của Xêbêđê, với em là Giăng, đang cùng cha mình là Xêbêđê vá lưới trong thuyền; Ngài bèn gọi hai người. Tức thì hai người đó bỏ thuyền và cha mình mà theo Ngài.”

Nghe lời của Đức Chúa Jêsus rằng “Ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.”, Phierơ và các môn đồ đã đưa ra quyết đoán cương quyết. Cho tới giờ, lĩnh vực sống cả đời của họ là hồ Galilê. Ấy là nơi sống bình an của họ, cùng với cha mẹ, cùng với lưới và thuyền mà họ quen lái. Song, các môn đồ đã quyết bỏ lại sau lưng tất thảy những thứ này, ứng theo lời gọi của Ðức Chúa Jêsus mà đi theo Ngài.

Giả sử khi Ðức Chúa Jêsus phán rằng “Hãy theo Ta”, mà Phierơ cứ chần chừ lưỡng lự do lưu luyến với thuyền và lưới, lưu luyến cùng hoàn cảnh xung quanh, thì không biết chừng giây phút quyết đoán vốn được dành cho Phierơ, đã kết thúc tại đó, và có lẽ Phierơ đã kết thúc cuộc đời như là một ngư dân bình thường. Vào giây phút ấy, Phierơ đã bỏ tất thảy lưới mà theo Đức Chúa Jêsus, nên có thể nói rằng Phierơ là người rất quyết đoán. Vì đã quyết đoán làm công việc của Ðức Chúa Trời như thế này, nên Phierơ đã trở thành sứ đồ vĩ đại, để lại nhiều bài học về đức tin đúng đắn cho tất thảy người thế gian.

Khi chưa nhận biết lẽ thật, sứ đồ Phaolô cũng đã từng là người đi tiên phong trong việc bắt bớ những người dân của Đức Chúa Trời. Những thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời vào thời Sơ Khai tin rằng Đức Chúa Jêsus, là người, là Đức Chúa Trời. Từ quan điểm của giáo Giuđa thì có vẻ như những thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai là tà đạo. Cho nên, Phaolô đã cầm đầu trong việc giết Êtiên, nhưng sau khi nghe thấy giọng tiếng của Đức Chúa Jêsus trên đường gần đến thành Đamách, Phaolô đã có thời gian quyết đoán.

“Hỡi Saulơ, Saulơ! Làm sao ngươi bắt bớ ta?” “Lạy Chúa, Chúa là ai?” “Ta là Jêsus mà ngươi bắt bớ!”

Phaolô đã tưởng rằng mình đang làm công việc vì Đức Chúa Trời, thế mà Đức Chúa Jêsus mà ông bắt bớ cho đến giờ lại chính là Đức Chúa Trời mà ông đang hầu việc. Phaolô đã rất ngạc nhiên trước sự thật đáng sốc này, và đã có thời gian quyết đoán sửa đổi suy nghĩ và công việc sai lầm của mình, cải đạo sang Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Ngay khi đưa ra quyết đoán, tức thì ông ấy đã trở thành người giúp việc của giao ước mới truyền bá rộng rãi về lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng Cứu Chúa của thời đại Đức Con, và đã hết sức làm trọn sứ mệnh mà Đức Chúa Trời giao phó cho đến tận giây phút kết thúc cuộc đời mình (Tham khảo: Công Vụ Các Sứ Đồ 7:58-8:3, 9:1-31).

“Mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó” – Quyết đoán của Rutơ


Kinh Thánh cũng ghi chép về câu chuyện của Rutơ, người đàn bà Môáp, phụng dưỡng mẹ chồng người Ysơraên. Một cơn đói kém xảy đến trong xứ Ysơraên, gia đình Naômi đã đến kiều ngụ trong xứ Môáp. Tại đó, Naômi đã mất chồng và cả hai con trai, rồi lên đường trở về nước. Khi ấy, trong số hai con dâu của Naômi, Ọtba đã lìa xa mẹ chồng, mà đi con đường của mình, nhưng Rutơ đã đưa ra quyết đoán cương quyết dành cả cuộc đời sống chung với Naômi.

Rutơ 1:15-17 “Naômi nói cùng Rutơ rằng: Nầy, chị con đã trở về quê hương và thần của nó; con hãy trở về theo nó đi. Rutơ thưa rằng: Xin chớ nài tôi phân rẽ mẹ; vì mẹ đi đâu, tôi sẽ đi đó; mẹ ở nơi nào, tôi sẽ ở nơi đó. Dân sự của mẹ, tức là dân sự của tôi; Đức Chúa Trời của mẹ, tức là Đức Chúa Trời của tôi; mẹ thác nơi nào, tôi muốn thác và được chôn nơi đó. Ví bằng có sự chi khác hơn sự chết phân cách tôi khỏi mẹ, nguyện Đức Giêhôva giáng họa cho tôi.”

Hầu hết mọi người đều chọn cách rời xa, bởi mẹ chồng sẽ trở thành gánh nặng suốt cuộc đời họ, thế mà Rutơ đã quyết định phụng dưỡng mẹ chồng. Khi được ban cho thời gian quyết đoán, Rutơ đã lựa chọn con đường đúng đắn đi theo mẹ chồng, đi theo Đức Chúa Trời.

Rutơ đã theo Naômi, đi đến Bếtlêhem, là quê hương của Naômi, mà bắt đầu trang trải cuộc sống khó khăn ở đó. Vào thời Cựu Ước, khi gặt lúa bằng lưỡi liềm, người nông dân không được nhặt những trái rớt rồi, để cho những người nghèo hoặc những quả phụ mót những trái đó làm đồ ăn cho họ. Rutơ cũng đã đi mót gié lúa để phụng dưỡng mẹ chồng, Bô-ô đã đánh giá cao lòng hiếu thảo của Rutơ, và đã có hảo ý với Rutơ.

Rutơ 2:8-12 “Bô-ô nói cùng Rutơ rằng: Hỡi con gái ta, hãy nghe, chớ đi mót trong ruộng khác, và cũng đừng xa khỏi chỗ nầy. Hãy ở cùng các tớ gái ta, xem người ta gặt trong ruộng ở nơi nào, thì hãy đi theo đó. Ta đã cấm các đầy tớ ta đụng đến nàng. Nếu có khát, hãy đi uống nước nơi bình của chúng sẽ múc cho. Rutơ bèn sấp mình xuống dưới chân người, cúi đầu đến đất, mà thưa rằng: Vì duyên cớ nào tôi được ơn trước mặt ông, đến đỗi ông đoái xem tôi, vốn là một người ngoại bang? Bô-ô đáp: Người ta có thuật cho ta nghe mọi điều nàng đã làm cho mẹ chồng nàng, từ khi chồng nàng chết, và cách nào nàng đã lìa cha mẹ, xứ sở sanh của nàng, đặng đi đến một dân tộc mà nàng không biết trước. Nguyện Đức Giêhôva báo đáp điều nàng đã làm; nàng đã đến núp dưới cánh Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên; cầu xin Ngài thưởng cho nàng cách trọn vẹn.”

Có thể nói rằng ân huệ mà Bô-ô chia sẻ cho Rutơ rốt cục chính là phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho Rutơ. Và trong số dòng dõi của Rutơ, Đức Chúa Trời đã làm cho Đavít được sanh ra, và làm cho Rutơ trở thành tổ tiên của vương tộc Đavít.

Trong Kinh Thánh, gia phổ của Ysơraên được ghi chép theo trọng tâm nam giới, thế mà tên của Rutơ đã được ghi trong gia phổ của Ysơraên một cách ngoại lệ. Có thể nói đây là phước lành cực kỳ lớn lao dành cho phụ nữ. Có thể nói đây là bằng chứng cho thấy rằng quyết đoán mà Rutơ đưa ra trong giây phút quyết đoán thật là tốt đẹp, thiện lành và công bình trong mắt của Ðức Chúa Trời.

Quyết đoán của Đaniên và ba người bạn theo ý muốn của Đức Chúa Trời kể cả trong ngã tư sinh tử


Vào đương thời đấng tiên tri Đaniên, vua Nêbucátnếtsa đã giáng nghiêm lệnh xuống Sađơrắc, Mêsác và AbếtNêgô rằng nếu không lạy pho tượng bằng vàng mà vua làm ra thì sẽ bị ném vào lò lửa. Nếu nghe theo lệnh vua mà lạy pho tượng thì sẽ trái điều răn của Đức Chúa Trời, còn nếu không lạy thì sẽ bị ném vào trong lò lửa. Giây phút cần phải quyết đoán đã đến với họ. Ba người đó đã quyết tâm hướng về Nước Thiên Ðàng hơn là tạm thời làm theo tốt lời vua để được hưởng sự an lạc trên đất này (Đaniên 3:1-13).
 
Đaniên 3:14-18 “Vua Nêbucátnếtsa cất tiếng nói cùng họ rằng: Hỡi Sađơrắc, Mêsác, AbếtNêgô, có phải các ngươi cố ý không thờ thần ta và không lạy tượng vàng mà ta đã dựng lên chăng?... nhưng nếu các ngươi không quì lạy, thì chính bây giờ đó các ngươi sẽ phải quăng vào giữa lò lửa hực. Rồi thần nào có thể giải cứu các ngươi khỏi tay ta? Sađơrắc, Mêsác và AbếtNêgô tâu lại cùng vua rằng: Hỡi Nêbucátnếtsa, về sự nầy, không cần chi chúng tôi tâu lại cho vua. Nầy, hỡi vua! Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua. Dầu chẳng vậy, hỡi vua, xin biết rằng chúng tôi không hầu việc các thần của vua, và không thờ phượng cho tượng vàng mà vua đã dựng.”

Sađơrắc, Mêsác, và AbếtNêgô đã hùng dũng nói trước mặt vua rằng dù vua có thuyết phục đến thế nào đi chăng nữa thì họ cũng đã quyết định làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời rồi. Vua đã rất nổi giận và khiến họ bị ném vào lò lửa đun nóng gấp bảy lần hơn lúc bình thường đã đốt. Song, nhờ sự bảo hộ của Đức Chúa Trời, ba người đó đã không hề hấn gì kể cả khi ở trong ngọn lửa. Rất đỗi ngạc nhiên, vua đã gọi ba người đó ra khỏi lò lửa, rồi quan sát, song thấy rằng chẳng có một sợi tóc nào trên đầu họ bị sém, cũng không hề có mùi cháy, và màu sắc áo cũng không hề bị biến đổi chút nào.

Thông qua sự kiện này, vua Nêbucátnếtsa đã thấu hiểu sâu sắc về quyền năng của Ðức Chúa Trời mà Sađơrắc, Mêsác và AbếtNêgô hầu việc, và đã đề cao ba người họ hơn nữa (Đaniên 3:19-30).

Đaniên cũng có giây phút quyết đoán. Vào thời vua Đariút, các quan thần ngầm hại Đaniên, đã xúi giục vua đưa ra chỉ dụ rằng trong vòng một tháng, hễ ai cầu xin thần nào ngoài vua thì người đó phải bị ném vào hang sư tử. Dù đã biết chỉ dụ đó được giáng xuống, nhưng Đaniên vẫn hướng về Giêrusalem mà cầu nguyện lên Đức Chúa Trời như thường lệ. Không khuất phục trước hoàn cảnh xung quanh, không để bị cướp mất thời gian quý báu cầu nguyện lên Đức Chúa Trời, chính là quyết đoán vững chắc của Đaniên.

Bởi đó, Ðaniên đã bị ném vào hang sư tử, song các con sư tử đã không hề làm hại Ðaniên một chút nào. Trong hang sư tử, Ðaniên không nhìn các con sư tử trong nỗi sợ hãi, mà chỉ nhìn hướng về Ðức Chúa Trời trong bình an. Vì Ðaniên luôn nhìn hướng về Ðức Chúa Trời trong bất cứ giây phút nào, ngay cả trong bất cứ hiểm nguy nào, nên Ðaniên đã không hề do dự trong giây phút quyết đoán, mà quyết đứng về phía Đức Chúa Trời. Nhờ đó, Đaniên đã được Đức Chúa Trời bảo hộ, ngược lại, những kẻ mưu hại Ðaniên đã bị trở nên đồ ăn của sư tử (Đaniên 6:1-8).
 

Quyết đoán của các tổ tiên vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời ngay lập tức


Giống như các tổ tiên đức tin mà chúng ta đã thấy, chúng ta cũng cần phải quyết đoán. Mỗi khi thời gian quyết đoán đến mà chúng ta lại chần chừ và lưỡng lự thì sẽ bị lãng phí thời gian và tấm lòng phiền muộn hơn nữa. Khi có nhiều thời gian thì có thể suy nghĩ sâu sắc xem xét kỹ càng, song nếu là lời phán của Đức Chúa Trời, là ý muốn rõ ràng của Đức Chúa Trời, thì không nên chậm trễ mà phải thực thi ngay lập tức thì mới có thể đạt được kết quả ân huệ.

Hêbơrơ 11:6-11, 17 “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Ðức Chúa Trời phải tin rằng có Ðức Chúa Trời, và Ngài là Ðấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài. Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy. Bởi đức tin, Ápraham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không biết mình đi đâu… Bởi đức tin, Ápraham dâng Ysác trong khi bị thử thách: người là kẻ đã nhận lãnh lời hứa, dâng con một mình.”

Khi Đức Chúa Trời phán hãy đóng một chiếc tàu, thì Nôê đã không do dự mà đã đưa ra quyết đoán cương quyết. Kinh Thánh ghi chép rằng Nôê làm theo mọi điều Đức Chúa Trời đã phán dặn mình. Vì vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời ngay lập tức nên kết quả là Nôê và cả gia đình đã được cứu rỗi. Ápraham cũng đã không biết rõ nơi mình sẽ phải đi là nơi nào, song ông đã không do dự mà vâng phục lời gọi của Đức Chúa Trời và ra đi. Kể cả về sau, cứ mỗi khi gặp phải tình huống cần quyết đoán, ông đều luôn đặt trọng tâm về phía Đức Chúa Trời nên đều đã được nhận phước lành.

Đức Chúa Trời cũng đang yêu cầu chúng ta quyết đoán. Đức Chúa Trời đã phán dặn chúng ta hãy cứu rỗi nhiều linh hồn và cùng đi đến Nước Thiên Đàng, rằng “Hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi” (Mathiơ 28:18-20).

Có thể nói rằng thực tiễn lời phán của Đức Chúa Trời ngay lập tức mà không do dự, chính là đạo lý hiển nhiên của thánh đồ có đức tin. Nếu cứ lưỡng lự và trì hoãn thì sẽ chẳng tiến thêm được một bước nào. Những người như vậy cứ chỉ luôn giậm chân tại chỗ như bóng bay hình người cứ phần phật trước gió. Cứ lưỡng lự thì sẽ không thể trở thành môn đồ của Đức Chúa Jêsus như Phierơ được, cũng không thể làm công việc bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời ra khắp thế giới như Sađơrắc, Mêsác, và AbếtNêgô được, cũng không thể đóng vai trò người truyền đạo Tin Lành cứu rỗi được rất nhiều linh hồn như sứ đồ Phaolô được, rồi cuối cùng phải kết thúc cuộc đời vô nghĩa.

Chúng ta hãy cho cả họ biết lẽ thật giao ước mới, hơn nữa phải rao truyền cả cho tất thảy muôn dân các nước, và có được thời gian quyết đoán có thể làm chứng về vinh hiển của Đức Chúa Trời tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất.

Thời gian quyết định vì sự cứu rỗi thế giới


Có một đầm sen rất sâu tên là “Thiên Trì” nằm trên đỉnh núi Bạch Ðầu. Có hai con sông bắt nguồn từ phụ cận đầm sen Thiên Trì, và chảy ở hai phía tả hữu. Khi mưa rơi nhiều, chỉ cần mạch nước chảy nghiêng về bên trái một chút thì mạch ấy trở thành sông Am-rok, còn nghiêng về bên phải một chút thì mạch ấy trở thành sông Ðu-man. Tuy nước vốn tụ lại ở một chỗ, song có thể trở thành sông khác nhau tùy theo hướng mà mạch nước lựa chọn, cuối cùng chúng chảy về điểm đích trái ngược nhau là Biển Tây và Biển Đông.

Cũng giống như vậy, tùy theo lựa chọn của chúng ta, mà chúng ta có thể sống cuộc sống chí hướng về vương quốc vĩnh cửu của Đức Chúa Trời hoặc thế gian tội ác, và kết quả là chúng ta sẽ phải đón nhận điểm đích khác nhau hoàn toàn là Nước Thiên Đàng hoặc địa ngục. Ai cũng đều muốn đi vào Nước Thiên Đàng, nhưng ma quỉ Satan luôn dùng mọi thủ đoạn để cám dỗ và hủy báng, nên không dễ dàng để đi theo phương hướng đúng đắn một chút nào. Cho nên chúng ta cần phải có thời gian quyết đoán.

Để đi vào Nước Thiên Đàng, thì cần phải đặt bước chân về phía Nước Thiên Đàng mà chuyển bước. Hãy loại trừ tất thảy những thứ khác, và duy chỉ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời mà thôi. Cứ làm như thế thì đến một giây phút nào đó, chúng ta sẽ đạt được tới Nước Thiên Đàng. Mỗi khi được ban cho giây phút cần phải quyết đoán, chúng ta nên tự vấn tự đáp xem chúng ta sẽ đứng về phía nào, mục đích của chúng ta là đâu. Và mong tất thảy chúng ta đều lựa chọn đúng đắn theo ý muốn của Đức Chúa Trời đặng chạy đua về Nước Thiên Đàng.

I Côrinhtô 15:58 “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.”

Công khó trong Chúa chỉ ra công việc Tin Lành cứu rỗi các linh hồn đang chết dần. Có rất nhiều trường hợp nếu làm sai lầm công việc của thế gian một chút, thì mọi công khó nhọc cho đến giờ sẽ bị tan biến mất trong một sớm một chiều, song sự lao khổ gắng sức làm công việc của Đức Chúa Trời không hề vô ích chút nào.

Đức Chúa Trời đã phán rằng không lạnh cũng không nóng, mà cứ hâm hẩm thì Ngài sẽ nhả chúng ta ra (Khải Huyền 3:15-16). Đức tin không thể đứng vững chắc chắn về phía của Đức Chúa Trời, mà lại có thái độ giở chừng thì không thể không tránh khỏi nguy cơ. Nếu gieo giống gì thì sẽ lại gặt giống ấy, song nếu chỉ cứ suy tính xem nên gieo hay không, nên gieo hướng này, hay gieo hướng kia thì sẽ chẳng gặt được gì cả. Người gieo Thánh Linh vì Nước Thiên Đàng thì sẽ được gặt trái của Thánh Linh, còn người rơi vào sự ham muốn của thế gian mà gieo trái của lòng tham thì sẽ gặt được thứ hay hư nát, cho nên Đức Chúa Trời phán dặn chúng ta rằng “Hãy gieo vì Nước Thiên Đàng”.

Không phải thời gian quyết đoán luôn luôn được ban cho chúng ta đâu. Nếu Phierơ đã không ứng đáp ngay vào giây phút Đức Chúa Trời gọi thì ông đã bị người khác cướp đi phước lành rồi. Nếu Sađơrắc, Mêsác và AbếtNêgô đã không tỏ rõ ý chí cương quyết không cúi lạy pho tượng vào chính giây phút ấy, thì đức tin của họ đã chẳng có ý nghĩa gì cả. Vì họ đã quyết đoán vào chính giây phút ấy và đứng về phía của Đức Chúa Trời, nên đã tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời và bày tỏ sự vinh hiển chí thánh của Đức Chúa Trời ra khắp thế gian.

Theo lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Hãy truyền bá Tin Lành tới xứ Samari cho đến cùng trái đất”, giờ tất thảy chúng ta cũng phải có thời gian quyết đoán mới. Bởi thời gian quyết đoán cũng chính là thời gian phước lành. Thời gian quyết đoán cương quyết đi theo Đức Chúa Jêsus đã là thời gian đón nhận phước lành lớn nhất cuộc đời đối với Phierơ.

Giờ có rất nhiều người đang chờ đợi chúng ta. Đứng trước những người mà sau này có thể mãi mãi không được gặp lại mà lại lưỡng lự có nên rao truyền hay không thì không được. Mong các anh chị em hãy dạn dĩ làm chứng lời sự sống, gieo trồng những thứ ân huệ trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, để kết trái tốt dư dật và trở thành các người giúp việc Tin Lành của giao ước mới làm cho Đức Chúa Trời hài lòng.