Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Lễ Vượt Qua và Dấu của Sự Cứu Rỗi
Ngày nay, cả thế giới đang căng thẳng bởi tin tức tai nạn dồn đến từ khắp mọi nơi trên làng địa cầu. Các tai nạn nối tiếp không ngừng như chiến tranh và phân rẽ, động đất và sóng thần, phun trào núi lửa, các hiện tượng khí hậu thất thường v.v… vốn là nội dung đã được cảnh báo trước trong Kinh Thánh từ mấy ngàn năm trước, song không quá lời khi nói rằng tất thảy các tai nạn này đang ập xuống cùng một lúc vào thời đại Thánh Linh mà chúng ta đang sống này.
Sở dĩ Đức Chúa Trời hồi phục Lễ Vượt Qua cho chúng ta vào thời đại này là để bảo vệ người dân của Đức Chúa Trời khỏi tai nạn. Đương thời xuất Êdíptô vào 3 nghìn năm trước, lý do Đức Chúa Trời cho người dân Ysơraên biết về Lễ Vượt Qua trên hết thảy cũng là bởi tai nạn kinh hoàng sẽ ập xuống toàn xứ Êdíptô. Trước khi giáng tai nạn xuống, Đức Chúa Trời luôn phán người dân của Ngài phải giữ Lễ Vượt Qua, để nhận dấu trở thành người dân của Đức Chúa Trời và được thoát khỏi tai nạn.
Lễ Vượt Qua chứa đựng lời hứa của sự cứu rỗi
Trước khi Giôsuê chinh phục thành Giêricô, người đã sai các thám tử đi do thám thành. Hai thám tử bị các quân lính thành Giêricô rượt theo, rồi trốn vào nhà kỵ nữ Raháp, là người kính sợ Đức Chúa Trời. Raháp đã liều chết mà che giấu họ. Để các người thám tử ra đi một cách bình an vô sự, Raháp đã nhận được lời hứa của họ. Lời hứa đó là nếu Raháp nhóm hiệp người nhà và hết thảy bà con của nàng lại trong nhà mình, rồi cột sợi chỉ điều nơi cửa sổ, thì khi đạo binh Ysơraên tấn công thành Giêricô, sẽ không diệt những người nhà ấy. Chẳng bao lâu sau, khi thành Giêricô bị chinh phục bởi Ysơraên, tất thảy những người đi lánh nạn ở nhà Raháp đã bảo tồn được mạng sống một cách an toàn, theo như lời hứa (Giôsuê 2:1-21, 6:20-25).
Giống như sợi chỉ điều được cột nơi nhà Raháp đã trở thành dấu của sự cứu rỗi, Đức Chúa Trời cũng ban cho chúng ta Lễ Vượt Qua làm dấu của lời hứa giúp thoát khỏi tai nạn.
Hêbơrơ 11:28 “Bởi đức tin, người giữ lễ Vượt qua và làm phép rưới huyết, hầu cho đấng hủy diệt chẳng hề hại đến con đầu lòng dân Ysơraên.”
Những người không giữ điều răn của Đức Chúa Trời, thảo luận về câu Kinh Thánh “Người công bình sẽ sống bởi đức tin” (Rôma 1:17), thế mà lại chủ trương rằng Lễ Vượt Qua chẳng qua chỉ là nghi thức, là hành vi thôi, chứ không có liên quan đến đức tin. Song, Đức Chúa Trời đã phán rằng “bởi đức tin người giữ Lễ Vượt Qua và làm phép rưới huyết”. Cho nên, Lễ Vượt Qua không chỉ đơn thuần là nghi thức mang tính hình thức, mà đó là lễ được quy định bởi đức tin, và là lễ trọng thể của Đức Chúa Trời mà phải có đức tin thì mới giữ gìn được.
Chúng ta hãy cùng xem cảnh Đức Chúa Trời lập ra Lễ Vượt Qua trong sách Xuất Êdíptô Ký và hãy xác minh xem có lời hứa nào được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua.
Xuất Êdíptô Ký 12:5-14 “Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi, đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng Ysơraên sẽ giết nó, vào lối chiều tối. Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó… Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Đức Giêhôva. Huyết (huyết của chiên con Lễ Vượt Qua) bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ lập cho Đức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.”
Đấng lập ra Lễ Vượt Qua và phán lệnh người dân phải giữ gìn là Đức Chúa Trời. Chính vì thế, người dân Ysơraên có đức tin kính sợ Đức Chúa Trời, đã vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời mà giữ Lễ Vượt Qua. Kết quả là người dân Ysơraên đã được cứu rỗi trong tai nạn và được giải phóng khỏi xứ Êdíptô, nơi họ làm nô lệ, song những người Êdíptô đã không giữ Lễ Vượt Qua do không có đức tin, đã không tránh khỏi tai nạn, và mất hết thảy con đầu lòng, không chừa một nhà nào cả (Xuất Êdíptô Ký 12:29-51).
Cảnh báo của Đức Chúa Trời về tai nạn
Vậy thì, Lễ Vượt Qua chỉ giúp thoát khỏi tai nạn vào đương thời Xuất Êdíptô thôi, còn sau này không có hiệu lực gì sao?
Không phải vậy. Lễ Vượt Qua là giao ước của Đức Chúa Trời, cần phải được giữ như là một lệ định đời đời cho đến ngày tận cùng của thế gian.
Kinh Thánh rõ ràng ghi chép các lịch sử người dân giữ Lễ Vượt Qua được cứu rỗi trong tai nạn, kể cả sau thời Xuất Êdíptô nữa (Tham khảo: II Sử Ký 30:1-27, II Các Vua 19:32-35).
Thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã đánh dấu nhà người dân của Ngài bằng cách cho bôi huyết chiên con Lễ Vượt Qua lên hai cây cột và mày cửa nhà, còn giờ Đức Chúa Trời sắm sẵn để từng mỗi một cá nhân chúng ta thảy đều vượt qua tai nạn bằng cách cho giữ gìn thịt và huyết của Lễ Vượt Qua trong tâm linh chúng ta. Lời hứa “chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi” được chứa đựng trong Lễ Vượt Qua, càng phát huy uy lực hơn nữa vào thời đại đầy dẫy tai nạn.
Êxêchiên 7:2-19 “… Chúa Giêhôva phán như vầy: Tai vạ, tai vạ có một; nầy, nó đến! Kỳ cuối cùng đến, kỳ cuối cùng đến, kỳ cuối cùng nầy đến; nó tỉnh thức mà nghịch cùng ngươi, kìa, nó đến kia! Hỡi dân trong đất, sự bại hoại định cho ngươi đã đến; kỳ đã đến, ngày gần rồi, là ngày có tiếng ồn ào, không còn tiếng reo mừng trên các núi. Nay ta hầu kíp đổ sự thạnh nộ ta trên ngươi, và làm cho trọn sự giận ta nghịch cùng ngươi; ta sẽ đoán xét ngươi theo cách ngươi ăn ở, và khiến đổ lại trên ngươi những sự gớm ghiếc ngươi. Mắt ta chẳng đoái tiếc ngươi, ta chẳng thương xót ngươi đâu. Ta sẽ tùy theo đường lối ngươi báo trả ngươi, sự gớm ghiếc ngươi sẽ ở giữa ngươi. Các ngươi sẽ biết rằng chính ta, Ðức Giêhôva, là Ðấng đoán phạt… hoặc vàng, hoặc bạc cũng không thể cứu chúng nó nơi ngày cơn giận của Ðức Giêhôva; không thể làm cho chúng nó no lòng, không thể làm cho chúng nó đầy ruột, vì ấy là đồ làm cho chúng nó sa vào tội lỗi!”
Đức Chúa Trời cảnh cáo rằng tai vạ có một sẽ giáng xuống nhân loại. Theo như lời tiên tri Kinh Thánh, gần đây, tai vạ chưa từng thấy, chưa từng nghe một lần nào cho đến tận bây giờ, đang xảy ra rất thường xuyên. Trải qua các cơn siêu động đất chưa từng có trong lịch sử và biến đổi khí hậu, người ta nói rằng “Ấy là lần đầu tiên sau 100 năm.” hoặc “Ấy là lần đầu tiên sau 1000 năm.”
Nghĩa là, tai vạ giáng xuống vào ngày nay, là ‘tai vạ có một’ chưa từng có cho đến bây giờ.
Êxêchiên 7:25-27 “… Tai vạ chồng trên tai vạ, tin dữ kế lấy tin dữ. Chúng nó sẽ tìm sự hiện thấy nơi kẻ tiên tri; nhưng luật pháp lìa khỏi thầy tế lễ, trí mưu lìa khỏi các trưởng lão. Vua sẽ thương khóc, quan trưởng sẽ mặc lấy sự não, tay của dân trong đất đều run rẩy. Ta sẽ đãi chúng nó theo cách chúng nó ăn ở; chúng nó đáng thể nào thì ta xét đoán cho thể ấy, chúng nó sẽ biết ta là Ðức Giêhôva.”
Kể cả những người có quyền lực cũng thương khóc, và mặc lấy sự não. Trước tai vạ mà kể cả các thầy tế lễ cũng vô phương cứu chữa, thì tài sản chẳng có ích gì cả, và dù người ta chuẩn bị đủ các thứ đi chăng nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Tai vạ như vậy càng đến gần, thì chúng ta càng cần lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ cứu vớt khỏi tai vạ.
Lễ Vượt Qua, dấu của lời hứa giúp vượt qua tai nạn
Giữa Đức Chúa Trời và chúng ta được kết nối bởi lời hứa của sự cứu rỗi thông qua Lễ Vượt Qua. Giống như lịch sử đánh dấu nhà của Raháp để bảo tồn sự sống của người, Đức Chúa Trời cũng đánh dấu của sự cứu chuộc trên trán chúng ta.
Êxêchiên 9:4-6 “mà phán rằng: Hãy trải qua giữa thành, tức giữa Giêrusalem, ghi dấu trên trán những người nào than thở khóc lóc về mọi sự gớm ghiếc đã phạm giữa thành nầy. Rồi Ngài phán cùng những người kia cách như cho tôi nghe rằng: Hãy qua trong thành đằng sau nó, và đánh: mắt ngươi chớ đoái tiếc, và đừng thương xót. Nào già cả, nào trai trẻ, nào gái đồng trinh, nào con nít, đàn bà, hãy giết hết; nhưng chớ lại gần một kẻ nào là kẻ đã có ghi dấu; và khá bắt đầu từ nơi thánh ta. Vậy, các người ấy bắt đầu từ các người già cả ở trước mặt nhà.”
Có lời phán của Đức Chúa Trời rằng tuyệt đối không được làm hại những người có ghi dấu trên trán. Những người có ghi dấu trên trán là những người cần phải được bảo vệ. Đương thời Xuất Êdíptô, Đức Chúa Trời đã khuyên người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua để họ không bị hại trong tai nạn, và bảo vệ họ, không cho các thiên sứ hủy diệt động đến người dân giữ Lễ Vượt Qua. Ngày nay cũng giống như vậy, Đức Chúa Trời ban dấu của lời hứa cho hết thảy người dân cần được bảo vệ, để giúp họ thoát khỏi tai vạ. Tại đảo Bátmô, sứ đồ Giăng cũng cùng xem thấy sự mặc thị giống với đấng tiên tri Êxêchiên.
Khải Huyền 7:1-3 “Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Ðức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn bị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Ðức Chúa Trời chúng ta.”
“Việc ấy” chỉ ra việc xảy ra sau khi có sự kiện trong Khải Huyền chương 6 rằng “Các vì sao trên trời sa xuống đất, như những trái xanh của một cây vả bị cơn gió lớn lung lay rụng xuống.” Tại đây, các vì sao trên trời hoặc cây vả biểu tượng cho dân tộc Ysơraên. Và cơn gió có nghĩa là chiến tranh. Cuộc chiến tranh lớn khiến dân tộc Ysơraên chịu hoạn nạn giống như những trái xanh của một cây vả bị gió lớn lung lay rụng xuống, chính là Đại Chiến Thế Giới II, khiến 6 triệu người Ysơraên bị hy sinh bởi đảng phát xít Đức. Cho nên, thời điểm “sau việc ấy” chỉ ra thời điểm sau Đại Chiến Thế Giới II (Khải Huyền 6:12-17).
Thế thì, ấn của Đức Chúa Trời mà được đóng trên trán người dân Ngài sau việc ấy, là gì vậy? Đức Chúa Trời đóng ấn trên trán cho họ để giúp thoát khỏi tai nạn, mà đó chính là Lễ Vượt Qua được hứa làm dấu của sự cứu chuộc vào đương thời Xuất Êdíptô. Toàn bộ những người giữ Lễ Vượt Qua cách thánh và ở trong lẽ thật giao ước mới là những người được nhận dấu. Giống như Giôsuê phán lệnh với toàn đạo binh Ysơraên rằng “Hãy bảo vệ nhà của Raháp!”, vào thời đại này, Đức Chúa Trời cũng phán lệnh với các thiên sứ hủy diệt rằng “Tuyệt đối không được giáng tai nạn xuống người dân giữ Lễ Vượt Qua!”.
Công việc đóng ấn bắt đầu từ phương Đông ra khắp thế giới
Công việc đóng ấn bắt đầu từ phương Đông, phía mặt trời mọc. Sở dĩ công việc đóng ấn được bắt đầu từ phương đông, phía mặt trời mọc, là bởi có sự việc khẩn cấp phát sinh bắt đầu từ nơi đó.
Êsai 24:1-6 “Nầy, Ðức Giêhôva làm cho đất trống không và hoang vu; Ngài lật đổ mặt đất và làm tan lạc dân cư… Trên đất sẽ đều trống không và hoang vu cả; vì Ðức Giêhôva đã phán lời ấy. Ðất thảm thương và tồi tàn; thế gian lụn bại và tồi tàn; những dân cư cao nhứt trên đất hao mòn đi. Ðất bị dân cư làm ô uế, vì họ đã phạm luật pháp, trái điều răn, dứt giao ước đời đời. Vậy nên sự rủa sả thiêu nuốt đất, những người ở trên nó mắc tội. Vì cớ đó dân trên đất bị đốt cháy, chỉ còn ít người sót lại.”
Êsai 24:13-16 “Vì giữa các dân trên đất sẽ giống như lúc người ta rung cây ôlive, và như khi mót trái nho sau mùa hái trái. Những kẻ nầy sẽ cất tiếng lên, kêu rao; từ nơi biển kêu lớn tiếng vui mừng vì sự uy nghiêm Ðức Giêhôva. Vậy hãy tôn vinh Ðức Giêhôva trong phương đông, hãy tôn vinh danh Ðức Giêhôva, Ðức Chúa Trời của Ysơraên, trong các cù lao biển! Chúng ta đã nghe từ nơi đầu cùng đất hát rằng: Vinh hiển cho kẻ công bình! ...”
Khi xảy ra tình huống đất hoang vu và trống không hoàn toàn thì công việc đóng ấn của Đức Chúa Trời được bắt đầu từ phía đầu cùng đất phương Đông. Lấy đảo Bátmô, nơi Giăng trông thấy sự mặc thị làm tiêu chuẩn, mà nhìn ngang theo cùng một vĩ độ thì thấy đầu cùng đất phương đông dính liền với đại lục chính là Đại Hàn Dân Quốc. Bởi lẽ đó, lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới cuối cùng được hồi phục ở Đại Hàn Dân Quốc, và bắt đầu từ đó diễn ra công việc đóng ấn cho tất thảy mọi người khắp thế giới.
Giờ các đấng tiên tri và các nhà truyền giáo ngắn hạn, dài hạn đang ra khắp thế giới và rao truyền về Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem và giao ước mới Lễ Vượt Qua. Đây chính là quá trình đóng ấn. Bất cứ ai tiếp nhận lời hứa của Đức Chúa Trời bằng lòng cảm tạ thì sẽ đạt đến sự cứu rỗi, ngược lại những người không như vậy sẽ không tránh khỏi bị định tội (Tham khảo: Mác 16:15-16)
Hoạn nạn của Giacốp và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời
Khi xem những nội dung thế này, chúng ta có thể biết được sự thật rằng Lễ Vượt Qua là Lẽ Thật trong các lẽ thật, mà Đức Chúa Trời sắm sẵn để cứu rỗi chúng ta. Kinh Thánh chép rằng tai nạn cuối cùng sẽ giáng xuống cho tất thảy mọi người ở trên khắp mặt đất.
Luca 21:34-36 “Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống qúa độ, sự say sưa và sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa; vì ngày đó sẽ đến cho mọi người ở khắp nơi trên mặt đất cũng vậy. Vậy, hãy tỉnh thức luôn và cầu nguyện, để các ngươi được tránh khỏi các tai nạn sẽ xảy ra, và đứng trước mặt Con người.”
Chúng ta luôn phải tỉnh thức và cầu nguyện cùng gắng sức làm công việc của Đức Chúa Trời, để ngày ấy không đến trên chúng ta như lưới bủa. Trên đường trở về quê hương, tại rạch Giabốc, Giacốp đã vật lộn với thiên sứ của Đức Chúa Trời thâu đêm. Dù bị trặc xương hông, Giacốp cũng không từ bỏ nên cuối cùng được nhận phước lành và trở về quê hương. Giống như vậy, trong quá trình trở về Nước Thiên Đàng, quê hương phần linh hồn, chúng ta cũng một lần gặp phải hoạn nạn. Sách Giêrêmi gọi ấy là kỳ tai hại của Giacốp.
Giêrêmi 30:6-9 “Hãy dò la, hỏi thử có phải ấy là đàn ông sanh đẻ không? Làm sao ta thấy mọi người nam đều lấy tay đỡ lưng mình như người đàn bà đương đẻ? Làm sao mặt ai nấy đều tái xanh đi? Khốn thay! Ngày đó thật lớn, đến nỗi chẳng hề có ngày nào giống như vậy. Ấy là kỳ tai hại của Giacốp! Nhưng nó sẽ được cứu thoát khỏi sự ấy. Ðức Giêhôva vạn quân phán...”
Chúng ta phải thấu hiểu giá trị của sự cứu rỗi và có được đức tin có thể chiến thắng mọi hoạn nạn và đau khổ. Giacốp đã trở về quê hương trong sự phước lành. Giống như vậy, dù gặp phải bất cứ khó khăn và đau khổ nào, chúng ta cũng phải nhẫn nhịn và giữ vững đức tin cho đến cuối cùng, để trở về quê hương Nước Thiên Đàng trong sự phước lành của Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời đã ban cho các con cái Siôn dấu của lời hứa thông qua Lễ Vượt Qua. Trong quá khứ, Đức Chúa Trời đã giúp người dân Ysơraên đề phòng tai vạ trước bởi Lễ Vượt Qua, dấu của lời hứa. Vào thời đại này cũng vậy, Đức Chúa Trời cũng giúp chúng ta thoát khỏi tai nạn thông qua Lễ Vượt Qua. Dù tai nạn xảy ra trên khắp trái đất này, dù ngàn người, muôn người sa ngã bên hữu, thì Đức Chúa Trời cũng chặn không cho tai nạn này đến gần chúng ta (Thi Thiên 91:7-16). Đức Chúa Trời phán lời ân huệ rằng sẽ làm đường trước mặt chúng ta trở nên an toàn và bảo vệ chúng ta. Tôi mong tất thảy các người nhà Siôn đều ghi khắc sâu sắc trong lòng lời ân huệ này của Đức Chúa Trời, đặng mãi mãi dâng vinh hiển và tán dương lên Đức Chúa Trời trong lời hứa của Đức Chúa Trời.