한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Nếu Không Sanh Lại Thì

Đức Chúa Trời Cha đã phán rằng nếu chúng ta giữ gìn và làm theo lời phán của Đức Chúa Trời thì vạn sự sẽ được hoàn thành mà không gặp phải vướng mắc nào cả. Mong rằng vào năm nay các người nhà Siôn đều dâng niềm vui và vinh hiển lên Đức Chúa Trời bởi sinh hoạt đức tin xứng đáng hơn nữa trong mắt nhìn của Đức Chúa Trời, trong khi lắng tai nghe lời tiên tri Cha ban cho, và sống theo lời giáo huấn Mẹ ban cho.

Chúng ta hãy cùng sanh lại ở tất thảy mọi mặt như lời ăn tiếng nói, hành động và thái độ v.v… đặng biến hóa trọn vẹn thành người của Nước Thiên Đàng giống với Đức Chúa Trời. Nơi không thể đi vào được nếu không sanh lại là Nước Thiên Đàng. Mong rằng chúng ta đều nghĩ tới Nước Thiên Đàng đang đến gần hơn so với năm ngoái, gần hơn nữa so với ngày hôm qua, và sống từng ngày từng ngày càng sanh lại mới thành hình dáng phù hợp để đi vào Nước Thiên Đàng.

Phải sanh lại mới được đi vào vương quốc Đức Chúa Trời


Đấng Christ vừa phán rằng “Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần.” (Mathiơ 4:17), vừa làm chúng ta nhận biết về Nước Thiên Đàng. Đấng Christ cũng cho chúng ta nhận biết về sự thật rằng nếu không sanh lại thì không thể đi vào vương quốc của Đức Chúa Trời.

Giăng 3:1-8 “… Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời. Nicôđem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần. Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: các ngươi phải sanh lại…”

Đức Chúa Jêsus đã phán rằng nếu chẳng sanh lại thì không thể thấy được vương quốc của Đức Chúa Trời, cho nên “sanh lại” là vấn đề cấp bách nhất đối với những người trông mong Nước Thiên Đàng. Đương nhiên, trong lẽ thật, chúng ta phải sanh lại bởi tất thảy mọi lời giáo huấn mà Đức Chúa Trời dạy dỗ. Tuy nhiên, nếu không sanh lại kể cả về lời ăn tiếng nói mà chúng ta luôn sử dụng trong sinh hoạt thường nhật, thì thật khó mà đi vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Trong khi nghĩ tới vương quốc của Đức Chúa Trời đang đến gần hơn nữa, chúng ta phải sanh lại ngay từ ngôn hạnh, nói những lời đẹp đẽ để bất cứ ai nghe cũng thấy ân huệ.

Đây là giáo huấn mà Mẹ luôn luôn dặn dò, và cũng chính là nội dung mà Mẹ nhấn mạnh trong buổi họp nhóm giáo dục được tiến hành vào đầu năm nay. Mẹ đã ban cho lời giáo huấn rằng “Thứ mà chúng ta luôn sử dụng là lời nói, mà chúng ta phải nói lời mang lại ân huệ cho nhau, lời gieo cho lòng trông mong Nước Thiên Đàng, lời giúp đức tin kiên cố hơn nữa, lời khiến Đức Chúa Trời vui lòng khi Ngài nghe, hơn là nói lời không ân huệ, lời thuộc về thế gian, lời lôi kéo tấm lòng hướng về thế gian và lời làm tổn hại đức tin.”

Nghe lời giáo huấn của Mẹ, tôi nhìn lại bản thân và đã sám hối rằng “Cho tới giờ tuy tự nhận đi đường đức tin, song ngay từ bản thân tôi còn có điều chưa sanh lại về lời nói.” Và tôi đã thấu hiểu ra rằng đây chính là ý muốn của Mẹ, mong muốn tất thảy mọi thánh đồ Siôn đều được sanh lại thành hình ảnh ân huệ để được đi vào vương quốc của Đức Chúa Trời.

Êphêsô 4:29-32 “Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến. Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ cho anh em trong Đấng Christ vậy.”

Đức Chúa Trời luôn luôn giáo huấn các con cái, là chúng ta, rằng “Hãy nói lời có ích lợi cho kẻ nghe đến”. Tôi mong rằng tất thảy các anh chị em hãy bỏ đi những thứ như sự cay đắng, buồn giận, tức mình, mà hãy ở với nhau cách nhân từ, luôn nói những lời có ích lợi, ân huệ, bằng tấm lòng yêu thương và thương xót.

Bởi vì lời nói mà sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà sẽ bị phạt


Vương quốc của Đức Chúa Trời tuyệt đối không phải là nơi chỉ ngồi yên là tự khắc sẽ được đi vào đâu. Vì Đức Chúa Trời đã phán rõ ràng rằng nếu chẳng sanh lại thì không thể thấy được vương quốc của Đức Chúa Trời, nên chúng ta phải nỗ lực không ngừng để được sanh lại ngay từ lời ăn tiếng nói. Thử một lần mà không được thì hãy tiếp tục nỗ lực thử hai lần, ba lần, bằng tấm lòng hãm ép, xâm chiếm Nước Thiên Đàng. Có việc nào không được hoàn thành sau khi thử làm mười lần không? Đức Chúa Jêsus cũng đã phán lời bằng giọng nói cứng rắn đối với những người nói ra điều ác.

Mathiơ 12:34-37 “Hỡi dòng dõi rắn lục; bay vốn là loài xấu, làm sao nói được sự tốt? Bởi vì do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra. Người lành do nơi đã chứa điều thiện mà phát ra điều thiện; nhưng kẻ dữ do nơi đã chứa điều ác mà phát ra điều ác. Vả, ta bảo các ngươi, đến ngày phán xét, người ta sẽ khai ra mọi lời hư không mà mình đã nói; bởi vì lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt.”

Không được sanh lại về lời nói thì không được. Lời lẽ thật Kinh Thánh cũng ân huệ, tất thảy mọi lời dạy dỗ Đức Chúa Trời Cha Mẹ ban cho cũng đều thiện lành và đẹp đẽ, song nếu các con cái Siôn chúng ta không tiếp thu những lời ấy thành của mình, lại không thực tiễn nữa, thì cho dù có đến hàng nghìn, hàng vạn lời đẹp đẽ và ân huệ đi chăng nữa cũng có ý nghĩa gì chăng?

Một lời nói thật là rất quan trọng. Chỉ một lời nói có thể giết chết một linh hồn, cũng có thể cứu sống một linh hồn. Một lời nói phù hợp cũng có thể giảm bớt chỉ trong nháy mắt nỗi đau đớn của nhiều người, song nếu nói sai thì sẽ nảy sinh vấn đề, gây ra nguồn gốc của cái họa, hơn nữa còn phát sinh cả việc đáng tiếc là bị cướp mất quyền con trưởng. Cho nên, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng nếu nói bất cứ lời gì đó vô ích, thì nhất định sẽ bị tra vấn về điều đó vào ngày phán xét.

Giacơ 3:1-8 “… Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình. Chúng ta tra hàm thiếc vào miệng ngựa, cho nó chịu phục mình, nên mới sai khiến cả và mình nó được. Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cũng đủ cạy bát nó, tuỳ theo ý người cầm lái. Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy. Hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người tri phục rồi nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết.”

Người không sai lầm trong lời nói là người trọn vẹn. Vì Đức Chúa Trời đã phán rằng nếu chẳng sanh lại thì không thể được đi vào vương quốc của Đức Chúa Trời, nên chúng ta phải mặc lấy Đức Thánh Linh mà nỗ lực không ngừng để sanh lại thành người trên trời trọn vẹn ngay từ lời ăn tiếng nói.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều điển hình về việc nhờ một lời nói mà các tâm linh đã chết được sống lại, người bị mất dũng khí lại được tăng dũng khí gấp một trăm lần, người suy tàn đức tin lại vựng dậy, gây dựng lại được đức tin. Cũng có trường hợp người vốn có đức tin tốt, cùng bị cám dỗ bởi một lời nói của người bị cám dỗ, khiến tất thảy đều bị trì trệ đức tin. Lịch sử đã qua của Ysơraên là mô hình cho thấy y nguyên sự thật này.

Lịch sử sáu mươi vạn người bị rơi vào hủy diệt bởi một lời nói


Xem xét lịch sử trong Kinh Thánh thì thấy rằng trong khi sinh hoạt trên đồng vắng, người dân Ysơraên đã sai lầm trong lời nói khiến cùng một lúc 60 vạn nam đinh phải gánh chịu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

Vào thời đại Môise, trong khi sống cuộc sống đồng vắng, người dân Ysơraên đã chọn ra mười hai người thám tử, mỗi người làm quan trưởng của mỗi chi phái, và cử họ đi do thám xứ Canaan mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho người dân Ysơraên làm sản nghiệp. Họ đi do thám xứ về và thuật lại cho dân chúng, mà mười người đã thuật lại một cách tiêu cực. Họ nói rằng “Đi xứ đó thì sẽ nguy to. Dân sự xứ đó là những người khổng lồ hình vóc cao lớn. Chúng ta trông chỉ như con cào cào, còn họ thì giống người, làm sao mà chúng ta có thể thắng nổi họ được?”

Nghe lời của mười người thám tử, những người dân Ysơraên đều bắt đầu thất vọng. Tuy Đức Chúa Trời đã hứa, song xét về mặt hiện thực thì họ thấy có vẻ như giành chiếm xứ Canaan là bất khả năng. Dân sự đã cất tiếng kêu la khóc lóc suốt đêm, và đã lằm bằm lên Đức Chúa Trời và những người lãnh đạo rằng “Sao lại không để mặc chúng tôi lại ở xứ Êdíptô, mà lại dẫn vào xứ Canaan để chúng tôi bị dủy diệt dưới lưỡi gươm như thế này.”

Song, hai người thám tử khác, là Giôsuê và Calép đã rất phẫn nộ khi trông thấy sự này. “Hỡi những kẻ không tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời kia! Trong mắt nhìn của Đức Chúa Trời thì họ chẳng là gì cả. Dù hình vóc của họ cao lớn đi nữa, nhưng trước Đức Chúa Trời, họ chỉ là những tồn tại vô nghĩa, hư vô và chẳng đáng là gì cả, mà tại sao chúng ta phải sợ hãi họ đây? Họ sẽ là đồ nuôi của chúng ta, nên tất thảy hãy phấn chấn dũng khí mà tiến quân vào xứ Canaan.”

Dù Giôsuê và Calép có cất cao giọng đến đâu đi nữa thì những người dân nghe chuyện kể của mười người thám tử đã bị mất tinh thần chiến đấu rồi. Họ đã quên mất Đức Chúa Trời, là Đấng đã cho họ trông thấy quyền năng đáng ngạc nhiên của Ngài đương thời Xuất Êdíptô và đích thân dẫn dắt họ, họ cũng lằm bằm với những người lãnh đạo, và chỉ suy nghĩ một cách tuyệt vọng và tiêu cực về hiện thực. Kết quả là, tất thảy họ đều đã bị hủy diệt trên đồng vắng, và duy chỉ Giôsuê và Calép là đã được đi vào xứ Canaan (Tham khảo: Dân Số Ký chương 13, chương 14).

Giống như Giôsuê và Calép, chúng ta cũng phải nói lời làm cho những người quên mất Đức Chúa Trời được nhận biết về Đức Chúa Trời. Chúng ta tuyệt đối không được trở thành người giống như mười người thám tử đã nói lời không ân huệ khiến 60 vạn nam đinh Ysơraên bị hủy diệt trên đồng vắng. Dù hiện thực trông có tuyệt vọng đến thế nào đi chăng nữa, thì đối với chúng ta có Đức Chúa Trời, là Đấng quản trưởng cả vũ trụ, chủ quản tất thảy sinh tử họa phúc của loài người. Giôsuê và Calép, hai người cho biết về sự thật này, đã được đi vào xứ Canaan, còn những người thám tử còn lại và những người dân Ysơraên đều đã bị hủy diệt trên đồng vắng. Nhất định chúng ta phải ghi nhớ lịch sử đã qua này.

Giáo huấn của Kinh Thánh về lời nói


Nói lời sai trái cũng là vấn đề, nghe lời sai trái cũng là vấn đề. Những người dân Ysơraên nghe lời không ân huệ của mười người thám tử, đã quên mất thậm chí cả lời hứa Đức Chúa Trời đã ban cho, và bị rơi vào buồn rầu và tuyệt vọng. Người nói lời không ân huệ hoặc người nghe lời ấy cuối cùng thảy đều đánh mất tư cách được đi vào xứ Canaan.

Châm Ngôn 12:22-25 “Môi miệng nói dối giả lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giêhôva; Song ai ăn ở trung thành được đẹp lòng Ngài. Người khôn khéo giấu điều mình biết; Còn lòng kẻ ngu muội xưng ra sự điên dại mình. Tay người siêng năng sẽ cai trị. Nhưng tay kẻ biếng nhác phải phục dịch. Sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho nao sơn; Nhưng một lời lành khiến lòng vui vẻ.”

Giống như lời Châm Ngôn, sự buồn rầu ở nơi lòng người làm cho lòng nao sơn, nhưng một lời lành có thể biến đổi lòng nao sơn thành lòng vui vẻ. Đối với chúng ta có Đức Chúa Trời và Nước Thiên Đàng. Khi trở về vương quốc vinh hoa của Đức Chúa Trời thì kể cả sự chết, kể cả sự đau đớn và buồn rầu, đều sẽ tan biến hết thảy.

Vương quốc của Đức Chúa Trời tồn tại duy chỉ vinh hiển đời đời, và được hưởng thụ mãi mãi đời đời vĩnh hằng. Vương quốc ấy đang đợi chờ chúng ta. Dù có bất cứ lo lắng lớn nào thì chúng ta cũng luôn nhìn trông Nước Thiên Đàng, luôn nói những lời thiện lành và lời ân huệ mà Đức Chúa Trời ban cho, để chuyển đổi tất thảy mọi lo lắng thành niềm vui, hoan hỉ và vui mừng.

Rất nhiều giáo huấn về lời nói được ghi chép trong Kinh Thánh. Nếu coi đó chỉ như một phương kế sống, một nội dung chỉ đạo sinh hoạt, chứ không coi là điều răn, thì ấy là suy nghĩ sai lầm. Ngày Sabát cũng là điều răn, và giáo huấn về lời nói cũng là điều răn, và mạng lịnh của Đức Chúa Trời mà chúng ta phải giữ gìn.

Châm Ngôn 15:1 “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.”

Trong khi đối thoại, mong tất thảy các anh em chị em đẹp đẽ trong Siôn luôn nói những lời ân huệ, đáp bằng lời êm nhẹ hơn là lời xẳng xớm, để làm nguôi tất thảy mọi cơn giận. Đây chính là mong ước mà Đức Chúa Trời kỳ vọng ở chúng ta, nên xin các anh chị em tuyệt đối đừng khiến các người nhà đau lòng, tổn thương vì lời nói; nhưng hãy chia sẻ nhiều lời có ích cho nhau, giúp có niềm trông mong Nước Thiên Đàng, giúp nghĩ tới Đức Chúa Trời kể cả trong sự lo lắng và buồn rầu, giúp vui mừng trong lẽ thật.

Lời nói ân huệ làm biến hóa người ta


Ngay cả câu chuyện của loài người cũng có rất nhiều vấn đề phát sinh bởi lời nói, nên có rất nhiều câu ngạn ngữ và câu chuyện giáo huấn về lời nói. Trong số đó, đọc lời văn của Ziegler, danh sĩ người Mỹ, thì có câu chuyện rằng chỉ một lời nói giúp một người ăn xin trở thành một doanh nhân vĩ đại.

Trên đường đi bắt tàu điện ngầm, một doanh nhân trông thấy một người ăn xin trao bút chì cho người làm ơn từ thiện cho mình, với ý cảm ơn. Cho nên, nhà doanh nhân cho người ăn xin đó 1 đôla, rồi vội vã đi bắt tàu điện ngầm. Đang đi, ông nghĩ lại, rồi quay trở lại yêu cầu người ăn xin cho bút chì mà vừa nãy mình đã không nhận. Người ăn xin đưa cho bút chì với tâm trạng dường như khó chịu và ít nhiều nghĩ rằng “Đã đi rồi mà sao còn quay lại để xin bút chì làm chi?”. Doanh nhân đã nói với người ăn xin rằng:

“Hôm nay, anh đã kinh doanh cho tôi. Bởi anh có đồ để bán, và giá cả cũng phù hợp nữa.”

Mấy tháng sau, một nhân viên mậu dịch ăn mặc chỉnh tề tìm đến chào doanh nhân này. Anh ấy chính là người vừa ăn xin vừa cho bút chì. Anh ấy đã giải thích rằng khi được nghe lời của nhà doanh nhân rằng “anh đã kinh doanh” thì trong lòng anh ấy đã có một sự biến hóa lớn. “Vì ông đã nói rằng việc nhận tiền từ thiện và cho một cái bút chì là kinh doanh, thế nên tôi đã nghĩ rằng giờ mình phải kinh doanh chứ không nên chỉ chờ mong việc nhận tiền miễn phí của người khác. Kể từ đó tôi từ bỏ cuộc sống ăn xin và bắt đầu buôn bán từ những thứ nhỏ nhặt, nên tôi thật cảm ơn ông.”

Chỉ một lời nói cũng có thể biến hóa người ta như thế này. Tất nhiên không phải là nghe cùng một lời thì tất thảy mọi người đều sẽ biến hóa, song, những người có tinh thần đúng đắn trong số đó sẽ có thể tạo dựng được sự biến hóa tích cực.

Các con cái Siôn hãy chỉ nói những lời ân huệ. Giống như Giôsuê và Calép, chúng ta hãy nói những lời giúp nhận biết về Đức Chúa Trời, cho những người quên mất Đức Chúa Trời, người không nghĩ tới Đức Chúa Trời mà đang thất vọng và tuyệt vọng. Trên hết là, lời ân huệ nhất chính là lời sự sống cứu sống những linh hồn đã chết, chẳng phải vậy sao? Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta cơ hội có thể truyền đạo, để chúng ta có thể nói được lời ân huệ như thế.

Mong tất thảy các người nhà Siôn đều truyền bá lời sự sống của Đức Chúa Trời cho khắp muôn dân thế gian, luôn nói những lời ân huệ, lời thiện lành, và lời đẹp đẽ, để chúng ta có thể điều trị cho thật nhiều linh hồn dù ở trong gia đình, hoặc ở trong Hội Thánh, hoặc giữa hàng xóm láng giềng, hoặc dù ở trong bất cứ vị trí và lập trường nào.