한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Ngày Sabát và Đức Chúa Trời – Đấng Sáng Tạo

Các thánh đồ giữ các kỳ lễ trọng thể của Đức Chúa Trời có thể hiểu ra sự quan phòng của Đức Chúa Trời ẩn chứa trong các kỳ lễ trọng thể, và có thể thấu hiểu tình yêu thương của Đức Chúa Trời, là Đấng không tiếc sức để cứu rỗi linh hồn của các con cái. Cho nên, chúng ta yêu mến điều răn của Đức Chúa Trời hơn cả vàng ròng, và giữ gìn điều răn Ngài một cách quý trọng (Tham khảo: Thi Thiên 119:127, Thi Thiên 50:5).

Trong các kỳ lễ trọng thể trong Kinh Thánh, ngày Sabát là ngày kỷ niệm và thờ lạy Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo, là Đấng dựng nên trời đất và muôn vật. Đức Chúa Trời đã làm xong công việc sáng tạo trong sáu ngày, và vào ngày thứ bảy Ngài nghỉ, rồi Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh. Hơn nữa, vào thời Môise, Đức Chúa Trời đã ban mệnh lệnh rằng “Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát) đặng làm nên ngày thánh”, là điều răn thứ tư trong Mười điều răn. Đó là bởi ngày Sabát là ngày Đức Chúa Trời ban phước lành, và là ngày kỷ niệm quyền năng của Đấng Sáng Tạo (Sáng Thế Ký 2:1-3, Xuất Êdíptô Ký 20:8-11).

Không chỉ riêng thời đại Đức Cha, kể cả vào thời đại Đức Con, chúng ta có thể xác minh trong Kinh Thánh rất nhiều cảnh Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ cũng đã giữ ngày Sabát theo thói quen. Như vậy, ngày Sabát là một yếu tố rất quan trọng không thể được bỏ qua trong tín ngưỡng của đạo Cơ đốc. Những người dân hầu việc Đức Chúa Trời giữ chí thánh ngày này, nhờ đó được mặc thêm sự thánh khiết, được hiểu ra sự quan phòng của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo, trong mọi sự.

Đức Chúa Trời Êlôhim sáng tạo trời đất và muôn vật


Không quá lời khi nói rằng tất thảy mọi nội dung trong Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Huyền đều giải thích về quá trình Đức Chúa Trời sáng tạo phần xác thịt và sáng tạo phần linh hồn. Trước tiên hãy xem cảnh Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất và muôn vật thông qua sách Châm Ngôn, do Salômôn ghi chép bởi được Đức Thánh Linh cảm động.

Châm Ngôn 8:22-31 “Trong buổi Ðức Giêhôva khởi cuộc tạo hóa, Về thời thái cổ, trước khi chưa dựng nên muôn vật thì Ngài đã có ta. Ta đã được lập từ trước vô cùng, Từ khi nguyên thủy, trước khi dựng nên trái đất. Lúc chưa có vực sâu, chưa có nguồn chảy nước nhiều, Thì ta đã sanh ra rồi. Trước khi núi non chưa lập nên, Và các gò nổng chưa có; Trước khi Ðức Giêhôva chưa có dựng nên đất, đồng ruộng, Và tro bụi đầu tiên của thế gian, thì ta đã sanh ra rồi. Khi Ðức Chúa Trời lập các từng trời, Và đặt cái vòng trên mặt vực sâu, thì có ta ở đó… Và khi Ngài lập nên trái đất, Thì ta ở bên Ngài làm thợ cái, Hằng ngày ta là sự khoái lạc Ngài, Và thường thường vui vẻ trước mặt Ngài.”

Salômôn đã chép rằng, trước khi mình mặc xác thịt trên đất này, thì đã là tồn tại được nuôi dưỡng săn sóc bên cạnh Đức Chúa Trời (Tham khảo bản dịch English THS: “Then I was by Him, as a nursling; and I was daily all delight, playing always before Him” Châm Ngôn 8:30), cùng vui mừng khi trông thấy công việc sáng tạo trời đất của Đức Chúa Trời. Vậy, Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất và muôn vật mà Salômôn được nhìn thấy từ trước sáng thế, có hình dáng như thế nào?

Sáng Thế Ký 1:26-27 “Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.”

Vào giây phút công việc sáng tạo được trải ra, Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo mà Salômôn trông thấy không phải chỉ là một Đấng. Về Đức Chúa Trời sáng tạo ra tất thảy mọi thứ trên trái đất như sự sáng và sự tối, nước ở trên khoảng không và nước ở dưới khoảng không, đất liền và biển, cây cỏ và thú rừng v.v…, Kinh Thánh ghi chép là “Êlôhim”, là danh từ số nhiều. Nghĩa là, Đức Chúa Trời Êlôhim mà tự xưng là “Chúng Ta”, tức là Đức Chúa Trời Cha mang hình Nam và Đức Chúa Trời Mẹ mang hình Nữ cùng sáng tạo ra thế gian.

Đức Chúa Trời đã sáng tạo trời đất và muôn vật trong sáu ngày, nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy và đặt ngày đó là ngày thánh. Đức Chúa Trời ấy chính là Đức Chúa Trời Êlôhim. Cho nên, nếu là người tin và kính sợ Đức Chúa Trời Êlôhim thì đương nhiên phải nhớ và giữ ngày Sabát đặng làm nên ngày thánh, và dâng cảm tạ cùng tán dương lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ. Những người như thế là người dân thật sự của Đức Chúa Trời, sẽ trở thành thầy tế lễ như nhà vua và được hưởng cơ nghiệp nước của Đức Chúa Trời. Thông qua ngày Sabát, Đức Chúa Trời phân biệt giữa những người dân của Ngài, là những người nhận biết và tiếp nhận Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo và những người không phải là người dân của Ngài.

Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo trở nên Người mà đến


Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và muôn vật đã mặc xác thịt mà đến đất này vào 2 nghìn năm trước. Ngài chính là Đức Chúa Jêsus Christ.

Giăng 1:1-14 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Ðức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Ðức Chúa Trời... Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài... Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.”

Ngôi Lời tồn tại từ ban đầu, tức là Đức Chúa Trời sáng tạo thế gian, đã đến đất này để cứu rỗi nhân loại. Đấng Sáng Tạo đã đến thì đương nhiên loài người, là vật thọ tạo, phải dâng cảm tạ, vinh hiển và tôn quý lên Ngài. Song, thế gian không nhận biết ra Đức Chúa Trời đến trong xác thịt, ngược lại còn đối nghịch Ngài. Tất thảy loài người sanh ra trên đất này đều giống như Salômôn, đã là tồn tại linh hồn ở bên cạnh Đức Chúa Trời, nhìn xem Ngài trải bày ra công việc sáng tạo, nhưng sau khi sanh ra đời này bởi xác thịt, bị che khuất mắt linh hồn bởi cái lúp của tội ác, thì không thể phân biệt được rằng Ngài là Đấng sáng tạo ra linh hồn của chúng ta, hay chỉ là một người sanh ra trong gia đình thợ mộc nghèo nàn.

Mathiơ 27:24-26 “Philát thấy mình không thắng nổi chi hết, mà sự ồn ào càng thêm, thì lấy nước rửa tay trước mặt thiên hạ, mà nói rằng: Ta không có tội về huyết của người nầy; điều đó mặc kệ các ngươi. Hết thảy dân chúng đều đáp rằng Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi! Philát bèn tha tên Baraba cho chúng; và khiến đánh đòn Đức Chúa Jêsus, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự.”

Họ đã đối nghịch Đức Chúa Trời đến để cứu rỗi chính họ, nhổ mặt Ngài, đấm Ngài, định ném đá giết Ngài, và cuối cùng không e ngại mà làm việc ác là xử tử hình Ngài trên cây thập tự. Thật là sự phản nghịch kinh hoàng thay!
Đức Chúa Jêsus, là Nguồn của Sự Sống, đã chuộc tội lỗi của nhân loại bởi hy sinh trên thập tự giá, phá tan quyền thế của sự chết, và phục sinh sau ba ngày. Và 40 ngày sau, Ngài ban cho các môn đồ sứ mệnh truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng tới xứ Samari cho đến cùng trái đất, và thăng thiên trước sự chứng kiến của họ.

Công Vụ Các Sứ Đồ 1:6-11 “… Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài, có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa. Các người đó đương ngó chăm trên trời trong lúc Ngài ngự lên, xảy có hai người nam mặc áo trắng hiện đến trước mặt, và nói rằng Hỡi người Galilê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm chi? Jêsus nầy đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy.”

Lời “cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy” có nghĩa là Đức Chúa Jêsus sẽ lại đến trong hình dáng xác thịt mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Lời tiên tri đồng nhất như vậy cũng được chép trong sách Hêbơrơ.

Hêbơrơ 9:27-28 “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Ðấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.”

Đã được chép rằng Đức Chúa Trời, Đấng luôn tồn tại là Thần (Linh), sẽ hiện ra lần thứ hai, nên có thể biết ấy là lời tiên tri rằng Ngài sẽ mặc xác thịt mà tái lâm giống với thời Sơ Lâm. Vào hai nghìn năm trước, đại đa số người dân đều không tiếp nhận Đức Chúa Trời đến trong xác thịt và đã bị đi đường hủy diệt, song chúng ta nhất định phải tiếp nhận Đấng Sáng Tạo khi Ngài hiện ra lần thứ hai, để đi đến sự cứu rỗi.

Đấng Sáng Tạo đến lần nữa, Ađam Sau Hết và Êva Sau Hết


Đức Chúa Trời đã cho các con cái, là chúng ta, biết hết thảy mọi sự mầu nhiệm trong Kinh Thánh, để chúng ta không gây ra tội lỗi phản nghịch như thế. Chúng ta hãy cùng để tâm chú ý tới lời tiên tri Kinh Thánh để có thể tiếp nhận đúng Đức Chúa Trời, Đấng xuất hiện trên đất này lần thứ hai.

I Côrinhtô 15:45-53 “Ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là Ađam đã nên linh hồn sống. Ađam sau hết là thần ban sự sống… Nầy là sự mầu nhiệm tôi tỏ cho anh em: Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết.”

Chúng ta, vốn là tồn tại không thể tránh khỏi sự chết đời đời, sẽ được biến hoá thành thể sống đời đời, không chết bao giờ nữa, nhờ vào Ađam Sau Hết. Vì Ađam Sau Hết là Thần ban sự sống, tức là Đức Chúa Trời ban cho sự sống, nên chúng ta nhất định phải tiếp nhận Đấng này.

Rôma 5:12-14 “… Nhưng từ Ađam cho đến Môise, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của Ađam, là người làm hình bóng của Ðấng phải đến.”

Được chép rằng Ađam xuất hiện ở Sáng Thế Ký là người làm hình bóng của Đức Chúa Jêsus, mà công việc sáng tạo trong 6 ngày là lời tiên tri về công việc cứu chuộc trong 6 ngàn năm, nên có thể biết được sự thật rằng Ađam được sáng tạo vào ngày cuối cùng của công việc sáng tạo trong 6 ngày, biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt, tức là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm. Cho nên, thông qua Ađam thứ nhất, chúng ta có thể hiểu và phát hiện ra Đức Chúa Trời Cha đến với tư cách là Ađam Sau Hết.

Ađam thứ nhất có vợ là Êva, là người đóng vai trò sanh đẻ ra sự sống. Ađam biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus Tái Lâm thì Êva, vợ của Ađam, biểu tượng cho ai?

Êva, “mẹ của cả loài người” (Sáng Thế Ký 3:20), biểu tượng cho Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt cùng với Đức Chúa Jêsus Tái Lâm, là Ađam Sau Hết, để dẫn dắt các thánh đồ và ban cho sự sống đời đời. Sách Khải Huyền đề cập đến lễ cưới của Chiên Con và tiên tri về sự xuất hiện của Mẹ.

Khải Huyền 19:6-8 “… Alêlugia! Vì Chúa là Ðức Chúa Trời chúng ta, đã cầm quyền cai trị. Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn…”

Khải Huyền 21:1-4, 9-11 “… Tôi cũng thấy thành thánh, là Giêrusalem mới, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống, sửa soạn sẵn như một người vợ mới cưới trang sức cho chồng mình. Tôi nghe một tiếng lớn từ nơi ngai mà đến, nói rằng: Này, đền tạm của Ðức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Ðức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết... Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con. Rồi tôi được Thánh Linh cảm động, thiên sứ đó đưa tôi đến trên một hòn núi lớn và cao, và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống…”
 
Galati 4:26 “Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là mẹ chúng ta.”

Lễ cưới của Chiên Con, là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm (Ađam Sau Hết), đã đến, và Vợ Ngài (Êva Sau Hết) đã sửa soạn, mà được chép rằng Đấng ấy chính là thành thánh Giêrusalem từ trên trời mà xuống. “Vợ của Chiên Con” được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời là Mẹ của chúng ta.
Đức Chúa Trời Mẹ chính là Đức Chúa Trời chủ quản sự sống linh hồn của chúng ta, cũng chính là Đấng Sáng Tạo mà Salômôn đã trông thấy khi ông là tồn tại ở thể linh hồn. Được chép rằng lễ cưới Chiên Con đã tới, Đức Chúa Trời Mẹ xuống trái đất này rồi thì sự chết không còn nữa, nên có thể biết rằng sự sống đời đời được ban cho bởi Mẹ.

Đức Chúa Trời Êlôhim làm hoàn thành công việc sáng tạo phần linh hồn



Đức Chúa Trời Cha Mẹ, Đấng Sáng Tạo, đã xuất hiện trên đất này với tư cách là Ađam Sau Hết và Êva Sau Hết theo tất thảy mọi lời tiên tri Kinh Thánh, và đang cùng làm việc cho tới tận khi kết thúc công việc sáng tạo phần linh hồn.

Giăng 5:16-17 “… Đức Chúa Jêsus… phán cùng họ rằng: Cha ta làm việc cho đến bây giờ, ta đây cũng làm việc như vậy.”

Đức Chúa Trời sáng tạo trời đất trong 6 ngày rồi nghỉ ngơi. Thế thì lời phán rằng “Đức Chúa Trời làm việc cho đến tận bây giờ” có nghĩa là Ngài đang làm công việc sáng tạo phần linh hồn. Giống như Đức Chúa Trời Êlôhim, Đấng tự xưng là “Chúng Ta” đã cùng làm công việc sáng tạo phần xác thịt, thì Đức Chúa Trời Cha Mẹ cũng đang cùng làm công việc sáng tạo phần linh hồn. Đến kỳ thì Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ vốn tồn tại cùng nhau từ ban đầu sẽ bày tỏ ra dáng hình của Ngài và kêu gọi các con cái (Tham khảo: I Timôthê 6:15)

Khải Huyền 22:17 “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.”

Thánh Linh và Vợ Mới, là Đức Chúa Trời Êlôhim, đã mang theo nước sự sống mà đến đất này, để làm cho chúng ta thành thể sống đời đời. Không tiếp nhận Ngài thì tuyệt đối không thể đạt được sự sống đời đời. Khi xem muôn vật được dựng nên theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì thấy rằng sự sống phần thể xác cũng không thể được tiếp nhận thông qua duy chỉ một người cha mà được ban cho và hoàn thành trọn vẹn trong bụng mẹ. Giống như vậy, linh hồn của chúng ta cũng có thể được tái sáng tạo thành sự sống đời đời bởi Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ.

Với ý nghĩa ấy, ngày Sabát thật là ngày quan trọng hết mức đối với các người dân của Đức Chúa Trời. Ngày này là ngày thờ lạy Đức Chúa Trời Êlôhim, Đấng sáng tạo trời đất và muôn vật, và là lẽ thật cho chúng ta hiểu biết về Thần Tánh của Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo. Thông qua ngày Sabát, Đức Chúa Trời cho chúng ta biết về Cha Mẹ, là Đức Chúa Trời Đấng Sáng Tạo, ban cho chúng ta phước lành Nước Thiên Đàng và làm cho linh hồn chúng ta được sanh lại bởi nước sự sống.

Những thánh đồ kính sợ Đức Chúa Trời một cách đúng đắn phải bỏ đi hết thảy mọi ham muốn, lo lắng của thế gian, mà đến với Đức Chúa Trời bằng lòng vui mừng và cảm tạ vào mỗi ngày Sabát, và tán dương Đức Chúa Trời Cha Mẹ. Chẳng bao lâu nữa toàn thế giới sẽ ứng đáp lời kêu gọi của Thánh Linh và Vợ Mới, nghiêng tai lắng nghe giọng tiếng của Ngài và đến với Cha Mẹ. Cho tới tận ngày ấy, chúng ta phải trở thành con cái trên trời biết tiếp nhận ý muốn kêu gọi chúng ta trước của Đức Chúa Trời, và bày tỏ ra khắp thế giới về vinh hiển của Đức Chúa Trời Êlôhim Đấng Sáng Tạo, là Chủ Nhân của ngày Sabát, và là Đấng ban xuống phước lành thiêng liêng thông qua ngày Sabát.