한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Trước và Sau Khi Gặp Gỡ Đức Chúa Trời

Các thanh niên của Chúa như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra, đang trỗi dậy tình nguyện mà đến cùng Đức Chúa Trời theo y như lời tiên tri. Tôi mong tất thảy các thánh đồ đều kết nhiều trái Thánh Linh bằng đức tin nóng bỏng và hoài bão của thanh niên, cùng mong tất thảy các thánh đồ từ phụ nữ, tráng niên, học sinh, thiếu niên, mầm non cho đến người cao tuổi, những người đang bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời, đều được nhận phước lành trái dồi dào dư dật.

Trước và sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta có nhiều biến hóa. Hãy có thời gian cùng xem lời Kinh Thánh để nhìn lại xem hình ảnh của chúng ta sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời đã khác thế nào so với trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, và cuộc sống của chúng ta cũng đã đổi khác như thế nào.

Nhánh cây ôlive hoang được tháp vào cây ôlive tốt


Trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta đã là tội nhân làm tôi mọi của sự chết. Sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời chúng ta được sanh lại thành sự sống đời đời, là sự sống ở bên trong Đức Chúa Trời. Kinh Thánh ví dụ sự biến hóa ấy của chúng ta với sự “tháp vào (chiết)”.

Rôma 11:16-24 “Vả, nếu trái đầu mùa là thánh, thì cả đồng cũng thánh; và nếu rễ là thánh, thì các nhánh cũng thánh. Ví bằng có một hai nhánh bị cắt đi, và ngươi vốn là cây ôlive hoang được tháp vào chỗ các nhánh ấy để có phần về nhựa và rễ của cây ôlive, thì chớ khoe mình hơn các nhánh đó. Nhưng nếu ngươi khoe mình thì hãy biết rằng ấy chẳng phải là ngươi chịu đựng cái rễ, bèn là cái rễ chịu đựng ngươi. Ngươi sẽ nói rằng: Các nhánh đã bị cắt đi, để ta được tháp vào chỗ nó. Phải lắm; các nhánh đó đã bị cắt bởi cớ chẳng tin, và ngươi nhờ đức tin mà còn; chớ kiêu ngạo, hãy sợ hãi. Vì nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các nhánh nguyên, thì Ngài cũng chẳng tiếc ngươi nữa. Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời: Sự nghiêm nhặt đối với họ là kẻ đã ngã xuống, còn sự nhân từ đối với ngươi, miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhân từ Ngài; bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt. Về phần họ, nếu không ghì mài trong sự chẳng tin, thì cũng sẽ được tháp; vì Đức Chúa Trời có quyền lại tháp họ vào. Nếu chính ngươi đã bị cắt khỏi cây ôlive hoang thuận tánh mình, mà được tháp vào cây ôlive tốt nghịch tánh, thì huống chi những kẻ ấy là nhánh nguyên sẽ được tháp vào chính cây ôlive mình!”

Trong thực vật học “tháp vào (chiết)” là từ chuyên ngành để chỉ sự dính một phần của thực vật này vào thực vật khác. Nhành được chiết vào cây khác bỏ đi hình thức và tính chất vốn có của nó, mà tiếp nhận y nguyên hình thức và tính chất của cây mà nó được chiết vào và trở nên một.

Kinh Thánh ví dụ mối quan hệ giữa chúng ta và Đức Chúa Trời với mối quan hệ giữa cây và nhánh, và nhấn mạnh rằng chúng ta là tồn tại chẳng thể làm được bất cứ điều gì nếu rời khỏi Đức Chúa Trời (Giăng 15:1-5). Sách Rôma đặc biệt giải thích quanh sự “tháp vào (chiết)” là để cho chúng ta biết sự thật rằng chúng ta phải bỏ đi bổn tính tội nhân trong quá khứ mà biến hóa thành hình ảnh giống Đức Chúa Trời.

Dù cùng là chủng loại giống nhau, song cây tốt thì được gắn tính từ “tốt”, còn cây không tốt thì được gắn tính từ “hoang”. Cây ôlive cũng có cây ôlive tốt có chất lượng tốt, lại cũng có cây ôlive hoang có chất lượng không tốt, mà chúng ta, là nhánh cây ôlive hoang đang được tháp vào Đức Chúa Trời, là Cây Ôlive Tốt. Bởi vì chúng ta là tồn tại không thể trở về Nước Thiên Đàng vĩnh cửu nếu mang theo bổn tính vốn có, nên được tháp vào Đức Chúa Trời và được sanh lại thành sự sống đời đời.

Nhánh được tháp một cách tốt sẽ tiếp nhận y nguyên tính chất của cây ôlive tốt. Được nhận thành phần và dinh dưỡng tốt của cây ôlive tốt, thì nhánh được tháp vào ấy sẽ sanh trái đẹp đẽ hơn, và cũng mạnh mẽ hơn để thắng được sâu bệnh.

Mối quan tâm đến việc dưới đất được biến hóa thành niềm trông mong trên trời


Khi chưa gặp gỡ Đức Chúa Trời thì cuộc sống chúng ta chỉ là cuộc đời hữu hạn và bình phàm. Chỉ mải mê làm việc vì kế sinh nhai, dồn tâm trí vào việc ăn uống, sinh sống mà không có bất cứ niềm trông mong nào thì dần dần sẽ già nua, than thở về cuộc sống hư không và hư không trước cái chết sắp tới gần, và cuối cùng phải kết thúc cuộc đời.

Song, sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta không như vậy. Trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta để tâm vào những thứ thế tục, song sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, tất thảy mọi thứ đều đổi khác. Kể từ xưng hô chúng ta gọi nhau đã khác rồi, chẳng phải vậy sao? Trước đây thì chẳng có một danh xưng nào hết, nhưng gặp gỡ Đức Chúa Trời rồi thì được nhận chức vụ người giúp việc của giao ước mới, được nhận danh xưng là Cơ đốc nhân, cũng được nhận danh xưng vinh hiển là Êlôhist (Những người tin Êlôhim). Đức Chúa Trời đã sắm sẵn phước lành lớn lao hơn nữa trên trời cho chúng ta.

Khải Huyền 2:25-29 “Duy các ngươi khá bền giữ những điều mình đã có, cho tới chừng ta đến. Kẻ nào thắng, và giữ các việc của ta đến cuối cùng, ta sẽ ban cho quyền trị các nước: Kẻ đó sẽ cai trị bằng một cây gậy sắt, và sẽ phá tan các nước như đồ gốm, khác nào chính ta đã nhận quyền cai trị đó nơi Cha ta. Ta sẽ cho kẻ ấy ngôi sao mai. Ai có tai, hãy nghe lời Đức Thánh Linh phán cùng các Hội thánh!”

Trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, niềm trông mong mà chúng ta có, cùng lắm cũng chỉ ở mức độ thử điều hành một doanh nghiệp trên đất này, mua được một ngôi nhà nhỏ cho mình, thì sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta có niềm trông mong lớn mà không gì có thể sánh nổi. Đó chính là trở thành thầy tế lễ nhà vua trên trời mà cai trị muôn quốc. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tầm nhìn rộng lớn có thể nhìn trông khắp cả vũ trụ.

Người được coi là có ước vọng lớn trên đất này thường ước mơ được trở thành nhà kinh doanh vĩ đại của một công ty, hoặc trở thành tổng thống cai trị một quốc gia. Song, dù được leo lên vị trí như vậy sau khi nỗ lực mọi bề suốt cuộc đời, thì không những không hưởng vị trí ấy được bao lâu, mà còn cũng không được hưởng niềm vui và an lạc mà mình đã trông đợi. Trông bề ngoài có vẻ hoa lệ, song trên thực tế tất thảy đều đi đôi với đau khổ.

Quyền thế Nước Thiên Đàng và quyền thế dưới đất này khác nhau hoàn toàn về chất lượng. Nước Thiên Đàng, nơi chúng ta, những người gặp gỡ Đức Chúa Trời đi vào, là thế giới vĩnh cửu không có đau khổ, đau ốm hay là buồn rầu, mà ngày ngày đều có niềm vui mới được sáng tạo ra. Đức Chúa Trời đã hứa ban cho chúng ta quyền thế cai trị muôn quốc trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu và đẹp đẽ như thế này. Dù trên thế gian này chúng ta là tồn tại dường như không có giá trị, và chẳng được bất cứ ai công nhận, song khi đi vào Nước Thiên Đàng thì rất nhiều thứ sẽ đổi khác.

Nếu muốn đi vào vương quốc như thế này của Đức Chúa Trời thì chúng ta phải loại bỏ toàn bộ bổn tính vốn có của cây ôlive hoang. Kinh Thánh biểu hiện sự loại bỏ bổn tính vốn có của tội nhân là sự sanh lại. Lời phán của Đức Chúa Trời rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (Giăng 3:3) có nghĩa là phải bỏ đi bổn tính của cây ôlive hoang và sanh lại thành phẩm tính của Đức Chúa Trời thì mới được đi vào Nước Thiên Đàng.

Chúng ta, những người gặp gỡ Đức Chúa Trời Êlôhim, đang được biến hóa từ cây ôlive hoang thành cây ôlive tốt. Giống như Đức Chúa Trời trở thành Vua của các vua, Chúa của các Chúa ở trên Nước Thiên Đàng, Ngài cũng đã phán sẽ ban cho chúng ta quyền thế cai trị muôn quốc. Chúng ta hãy ghi khắc sâu sắc trong lòng lời phán ấy và hãy chạy đua mạnh mẽ hướng về mục đích ở phía trên bằng niềm trông mong lớn trên trời, hơn là trở thành người nhỏ bé chỉ sống với niềm trông mong dưới đất.

Phierơ trước và Phierơ sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời


Trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, Phierơ đơn thuần cũng đã chỉ là một ngư dân bắt cá vì sinh kế. Phierơ đã cứ lao động ngày ngày vì bản thân chứ không phải để đem lại lợi ích cho ai khác, và sống cuộc đời mặc nhiên không mục đích, song sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, Phierơ đã có rất nhiều biến hóa.

Mathiơ 4:17-20 “Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần. Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Galilê, thấy hai anh em kia, là Simôn, cũng gọi là Phierơ, với em là Anhrê, đương thả lưới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá. Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài.”

II Phierơ 1:1-3 “Simôn Phierơ, làm tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho những kẻ cậy sự công bình của Đức Chúa Trời chúng ta và của Cứu Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, đã lãnh phần đức tin đồng quí báu như của chúng tôi… Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta.”

Phierơ trước khi gặp gỡ Đức Chúa Jêsus và Phierơ sau khi gặp gỡ Đức Chúa Jêsus có sự khác nhau về mọi mặt. Ngay từ chức vụ gọi được chuyển đổi từ thủy thủ sang sứ đồ. Trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, Phierơ đã chỉ lo nghĩ hôm nay bắt được bao nhiêu cá, song sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, ông đã luôn nghĩ hôm nay sẽ dẫn dắt bao nhiêu linh hồn đến đường sự cứu rỗi để cứu sống họ. Ông đã lấy lời hứa của Đức Chúa Trời làm niềm trông mong, hơn nữa luôn luôn sống vui mừng trong niềm trông mong sẽ được làm “thầy tế lễ nhà vua” trên Nước Thiên Đàng (I Phierơ 2:9). Dù đôi khi xác thịt mệt mỏi và vất vả, song đối với ông đã luôn có niềm trông mong.

Không chỉ riêng Phierơ, sứ đồ Giăng, sứ đồ Phaolô cũng giống như vậy. Sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời các sứ đồ đã thay đổi như thế này, giống vậy trước và sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta cũng phải đổi khác đến mức ấy. Trước đây chúng ta đã là cây ôlive hoang, thì giờ đã được tháp vào cây ôlive tốt và trở nên một phần của cây ôlive tốt. Vậy thì giấc mơ và tương lai của chúng ta cũng phải cùng với cây ôlive tốt. Niềm trông mong của Đức Chúa Trời phải trở thành niềm trông mong của chúng ta, và công việc Đức Chúa Trời mong muốn phải trở thành công việc chúng ta mong muốn.

Bổn tính ích kỷ biến hóa thành phẩm tính của Đức Chúa Trời, Đấng mong ước cứu rỗi nhân loại


Điều mà Đức Chúa Trời, Cây Ôlive Tốt, luôn ước vọng và ấp ủ trong lòng, là sự cứu rỗi nhân loại. Đức Chúa Trời đã phán rằng Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất (Luca 19:10), và Ngài đến đất này lần thứ hai cũng là để cứu rỗi nhân loại (Hêbơrơ 9:28), nên có thể thấy rằng nỗ lực hết sức để cả thế giới đạt đến sự cứu rỗi, chính là thái độ tiếp nhận y nguyên bổn tính của Cây Ôlive Tốt.

Mác 1:35-38 “Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó. Simôn cùng đồng bạn đi tìm Ngài. Khi kiếm được thì thưa rằng: Hết thảy đương tìm thầy. Ngài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến.”

Đấng Christ đã trông mong và để tâm đến công việc cứu rỗi thế giới. Để làm công việc này, Ngài đã không ngừng cầu nguyện từ khi trời còn mờ mờ sáng và truyền đạo. Vì quyết cứu rỗi thế gian, Đức Chúa Trời đã mặc lấy áo xác thịt. Nhiệt tình ấy của Đức Chúa Trời được chuyển sang y nguyên cho chúng ta, nên chúng ta cũng đang nỗ lực hết sức chạy đua tại mỗi lĩnh vực Tin Lành của bản thân, chẳng phải vậy sao?

Trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, mục tiêu cuộc sống của chúng ta đã hướng về thế gian này, thì sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, chúng ta phải đi hướng đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Chúng ta phải luôn dò xem lời, loại bỏ những phần chưa được đồng hóa với Đức Chúa Trời và làm biến hóa bản thân theo chiều hướng Đức Chúa Trời vui lòng. Chúng ta phải bỏ đi từng một bổn tính của mình mà tiếp nhận lấy bổn tánh của Đức Chúa Trời để suy nghĩ của Đức Chúa Trời trở nên suy nghĩ của chúng ta, niềm vui của Đức Chúa Trời trở nên niềm vui của chúng ta, mong muốn của Đức Chúa Trời trở nên mong muốn của chúng ta, đặng Đức Chúa Trời ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Đức Chúa Trời.

Chúng ta không được thụt lùi lại trạng thái trước khi gặp gỡ Đức Chúa Trời trong quá khứ. Chúng ta chẳng phải những kẻ lui đi cho hư mất đâu, bèn là những người được sanh lại thành trạng thái sau khi gặp gỡ Đức Chúa Trời, giữ đức tin cho linh hồn được cứu rỗi (Tham khảo: Hêbơrơ 10:38-39).

Đức Chúa Trời ban cho chúng ta luật pháp của giao ước mới, dẫn dắt chúng ta, những người đã không sống như vậy trong quá khứ, vào trong Đức Chúa Trời, phán dặn chúng ta hãy giữ ngày Sabát của Đức Chúa Trời, Lễ Vượt Qua của Đức Chúa Trời, điều răn của Đức Chúa Trời, giao ước của Đức Chúa Trời, và yêu cầu chúng ta thay đổi thảy mọi thứ của chúng ta thành thứ của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm vậy không phải là để áp chế, kiềm chế chúng ta đâu. Mà đó là bởi nếu cành cây ôlive hoang được tháp vào không tiếp nhận y nguyên tính chất của cây ôlive tốt, thì sẽ bị mục nát và cuối cùng sẽ bị chết. Khi đã được tháp vào thì phải nhận lấy chất nhựa được cung cấp từ rễ cây ôlive tốt để được sở hữu y nguyên tính chất của cây ôlive tốt.

Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Ngoài ta, các ngươi chẳng làm chi được” (Giăng 15:5). Rời khỏi lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời chẳng khác nào hành vi cá rời khỏi nước, hành vi cây ôlive hoang đã được tháp vào, lại tự cắt rời khỏi cây ôlive tốt.

Hãy thoát lốt người cũ và mặc lấy người mới


Rôma chương 11 ví dụ chúng ta, những người được ở trong Đức Chúa Trời, với cành cây ôlive hoang được tháp vào cây ôlive tốt. Còn câu Kinh Thánh khác cho biết rằng ấy là quá trình thoát lốt người cũ của chúng ta và mặc lấy người mới.

Êphêsô 4:17-24 “Vậy, nầy là điều tôi nói và điều tôi nhân danh Chúa mà rao ra: ấy là anh em chớ nên ăn ở như người ngoại đạo nữa, họ theo sự hư không của ý tưởng mình, bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời. Họ đã mất cả sự cảm biết, đành bỏ mình trong một đời buôn lung, đem lòng mê đắm không biết chán mà phạm hết mọi điều ô uế. Nhưng anh em học cho biết Đấng Christ thì chẳng phải như vậy, vì anh em đã nghe đạo Ngài, và được dạy dỗ trong Ngài (y theo lẽ thật trong Đức Chúa Jêsus) rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật.”

Đức Chúa Trời đã phán rằng chớ nên ăn ở như người ngoại đạo, là những người theo sự hư không của ý tưởng mình. Cuộc sống của người ngoại đạo và cuộc sống của chúng ta là khác nhau. Ma quỉ Satan đang bày ra vô số gian kế bằng mọi cách nhằm chuyển những điều trông mong và ước muốn của người ngoại đạo vào trong chúng ta. Song, khi chúng ta rơi vào cám dỗ của Satan và bị đồng hóa với thế gian thì sẽ làm trái ngược ý muốn của Đức Chúa Trời và bị cắt đứt khỏi cây ôlive tốt.

Chúng ta phải biến hóa và thay đổi tất thảy kể cả bổn tính, suy nghĩ và kể cả sinh hoạt của chúng ta nữa. “Người cũ” mà sách Êphêsô nói đến, là bổn tính của chúng ta có tính chất của cây ôlive hoang. Phải loại bỏ điều này thì chúng ta mới có thể trở nên một với cây ôlive tốt, và có thể đóng vai trò của một chi thể, một thân.

Ý muốn đẹp lòng của Đức Chúa Trời, Cây Ôlive Tốt, thảy đều được ghi chép trong Kinh Thánh. Tất thảy chúng ta phải biến đổi thành hình ảnh của người gắng sức truyền đạo, người vui thích làm theo ý của Đức Chúa Trời, người yêu mến điều răn của Đức Chúa Trời, người tôn trọng và yêu mến tất thảy mọi thứ của Đức Chúa Trời.

Người ta nói rằng cha mẹ đặc biệt chiều chuộng con cái giống mình. Chúng ta cũng phải biến hóa thành hình dáng giống Đức Chúa Trời ở bên trong Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời vui mừng với sự cứu rỗi nhân loại, nên chúng ta cũng phải vui mừng với sự cứu rỗi và siêng năng truyền bá Tin Lành, để có thể dẫn dất toàn nhân loại vào Nước Thiên Đàng. Bằng tinh thần đức tin này, chúng ta phải được đồng nhất với tấm lòng của Đức Chúa Trời.

Bây giờ, ngày ngày có rất nhiều người nhà Siôn ở Hàn Quốc và trên toàn thế giới đang truyền bá Tin Lành của Đức Chúa Trời trong niềm vui, bất chấp thời tiết nắng nóng. Tất thảy đều có hình ảnh đẹp đẽ giống Đức Chúa Trời. Mong tất thảy các anh chị em hãy thay đổi hoàn toàn từ thành phần của cây ôlive hoang sang thành phần của cây ôlive tốt, thoát lốt người cũ và mặc lấy người mới, cho đến tận ngày vinh hiển của Cha và Mẹ được lan ra cho đến cùng trái đất, cho tới khắp thiên địa và vũ trụ. Được như thế thì mới có thể nói được rằng chúng ta đã được sanh lại, đã được biến hóa. Mong tất thảy các anh chị em kết nhiều trái tốt và nhận được phước lành Thánh Linh dư dật để trở thành thầy tế lễ nhà vua trên trời được hưởng quyền thế cai trị muôn quốc trên Nước Thiên Đàng.