한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Việc Chúng Ta Trông Đợi

 

Các thánh đồ đức tin trông đợi cho đến khi nhận được phước lành đã hứa cho mình. Các thánh đồ trông đợi sự giáng lâm của Đức Chúa Trời, cũng trông đợi phước lạc sẽ được hưởng đời đời mãi mãi trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Họ cũng trông đợi giây phút kẻ thù ma quỉ bị chịu phán xét cuối cùng, cũng trông đợi giây phút vinh hiển mà những người ngủ trong đức tin được phục sinh, còn chúng ta, những người đang sống, được biến hóa và sẽ gặp Đức Chúa Trời.
 
Trong sự trông đợi cần phải có sự nhịn nhục, cũng cần phải chuẩn bị nữa. Chúng ta hãy có thời gian suy nghĩ xem rằng trong khoảng thời gian sống cuộc đời nhân sinh, sự gì là sự chúng ta cần phải trông đợi, và chúng ta cần phải chuẩn bị như thế nào.
 

Đức tin chờ đợi Đức Chúa Trời


Kinh Thánh cho biết rằng, chúng ta vốn lẽ là các thiên sứ đã ở cùng với Đức Chúa Trời ở trên trời, song đã bị liên lụy với sự phản nghịch của Satan, đã phạm tội mà bị đuổi xuống đất này.
 
Để cứu rỗi chúng ta, những kẻ đã phạm tội không tránh khỏi sự chết, đích thân Đức Chúa Trời đã đến đất này, đổ huyết trên thập tự giá, và trả giá thay cho tội lỗi của chúng ta. Nhờ đó mà con đường để các tội nhân linh hồn được nhận sự tha tội và được trở về quê hương Nước Thiên Đàng đã được mở ra.
 
Linh hồn chúng ta đã khẩn thiết trông đợi Đức Chúa Trời cứu chuộc chúng ta, suốt năm tháng dài. Đấng Thực Thể mà linh hồn chúng ta trông đợi thiết tha chính là Đức Chúa Trời.
 
Êsai 30:18 “Dầu vậy, Đức Giêhôva còn chờ đợi để làm ơn cho các ngươi; Ngài sẽ được tôn lên mà thương xót các ngươi; vì Giêhôva là Đức Chúa Trời công nghĩa. Phước thay cho mọi kẻ trông đợi Ngài!”
 
Thi Thiên 130:6 “Linh hồn tôi trông đợi Chúa hơn người lính canh trông đợi sáng, Thật, hơn người lính canh trông đợi sáng.”
 
Không chỉ các thánh đồ Cựu Ước, kể cả các môn đồ tận mắt trông thấy sự thăng thiên của Đức Chúa Jêsus vào 2 nghìn năm trước, cũng vững chạy trên con đường đức tin với niềm vui, ôm ấp trong lòng sự trông mong rằng Đấng Christ sẽ lại đến nữa.
 
Tôi tin rằng chúng ta phải trông đợi Đức Chúa Trời khẩn thiết hơn nữa, hơn người lính canh trông đợi sáng. Mỗi người có sự trông đợi riêng, nhưng các thánh đồ phải sửa nắn và rèn giũa bản thân mình, trong đức tin trông đợi sự giáng lâm của Đức Chúa Trời.
 

Lời hứa Nước Thiên Đàng và sự trông cậy biến hóa


Như lời phán rằng phước thay cho mọi kẻ trông đợi Đức Chúa Trời, ân điển của sự cứu rỗi và phước lành sự sống đời đời sẽ được ban cho những người trông đợi Đức Chúa Trời. Vào lúc tiếng kèn chót, những người đã hy sinh trước trong đức tin thời xưa sẽ phục sinh, còn chúng ta sẽ được biến hóa và gặp gỡ Đấng Christ.
 
I Têsalônica 4:16-17 “Vì sẽ có tiếng kêu lớn và tiếng của thiên sứ lớn cùng tiếng kèn của Đức Chúa Trời, thì chính mình Chúa ở trên trời giáng xuống; bấy giờ những kẻ chết trong Đấng Christ, sẽ sống lại trước hết. Kế đến chúng ta là kẻ sống, mà còn ở lại, sẽ cùng nhau đều được cất lên với những người ấy giữa đám mây, tại nơi không trung mà gặp Chúa, như vậy chúng ta sẽ ở cùng Chúa luôn luôn.”
 
I Côrinhtô 15:50-53 “… Chúng ta không ngủ hết, nhưng hết thảy đều sẽ biến hóa, trong giây phút, trong nháy mắt, lúc tiếng kèn chót; vì kèn sẽ thổi, kẻ chết đều sống lại được không hay hư nát, và chúng ta đều sẽ biến hóa. Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết.”
 
Cuối cùng của sự trông đợi khẩn thiết, vào ngày Đức Chúa Trời giáng lâm, sự biến hóa đáng ngạc nhiên như thế này đã được dự định sẵn cho các thánh đồ. Hãy xác minh xem sau đó còn có sự trông đợi nào nữa.
 
II Phierơ 3:11-13 “Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi! Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở.”
 
Lời chờ đợi trông mong cho ngày ấy mau đến, có nghĩa là hãy trông đợi Đức Chúa Trời, Đấng giáng lâm xuống đất này với tư cách là Đấng Phán Xét Sau Cùng, trong sự đáng nên thánh và tin kính. Ngày gặp gỡ Đức Chúa Trời Cha, và cùng với Đức Chúa Trời Mẹ trở về quê hương Thiên Đàng, đối với chúng ta, thời gian vĩnh cửu tràn ngập niềm vui và thích thú sẽ bắt đầu.
 
Khải Huyền 21:1-5 “Đoạn, tôi thấy trời mới và đất mới; vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến đi mất, và biển cũng không còn nữa... Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết, cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi...”
 
Khải Huyền 22:1-5 “Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra... Đêm không còn có nữa, và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời.”
 
Trời mới và đất mới mà sứ đồ Giăng trông thấy trong sự mặc thị chính là Nước Thiên Đàng. Khi Nước Thiên Đàng vĩnh cửu đạt đến, thì Đức Chúa Trời sẽ cho loại bỏ hết thảy sự chết, sự đau đớn, sự buồn rầu, sự khổ nhọc, và tất thảy những gánh nặng khiến chúng ta vất vả trên đất này, và sẽ ban cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc và niềm thích thú mãi mãi không bao giờ vơi cạn, và những thứ mà chúng ta mong chờ.
 
Đức Chúa Trời đã phán chúng ta hãy trông chờ thời gian vinh hiển đang đến này, nên chúng ta cần phải hết sức trong công việc của Đức Chúa Trời, và trông mong Nước Thiên Đàng vĩnh cửu hơn nữa. Đức Chúa Trời đã phán rằng công khó của chúng ta chẳng phải là vô ích (I Côrinhtô 15:58).
 

Nước Thiên Đàng trông đợi trong khi để trống bản thân mình


 
Để chào đón điều chúng ta khẩn thiết trông đợi, chờ mong, thì cần thiết phải chuẩn bị cho sự đó. Khi mùa thu đến, thì các cây cối cũng chuẩn bị để chào đón mùa tiếp theo sắp đến. Mùa thu cũng là mùa mà cây cối trang sức đẹp đẽ nhất trong năm. Khi định giũ đi hết thảy những lá xum xuê, thì cây nhuốm màu đỏ và màu vàng tuyệt đẹp. Cây cối mà hết sức phát ra vẻ đẹp đến thế này cũng giũ hết lá dính vào thân nó mà chào đón mùa đông và mùa xuân sắp đến.
  
Thông qua nguyên lý tự nhiên như thế này, dường như Đức Chúa Trời muốn làm thức tỉnh chúng ta sự thật rằng khi chúng ta bỏ đi thảy cái tôi của mình, thì lúc ấy hình ảnh chúng ta đẹp đẽ nhất. Chúng ta cũng phải bỏ đi tất thảy bản thân bị lấp đầy bởi suy nghĩ ô nhục của thế gian, và phải biết tiếp rước Đức Chúa Trời trong chúng ta.
 
Philíp 3:7-9 “Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài…”
 
Sứ đồ Phaolô đã bỏ đi tư tưởng và trí thức mà bản thân mình có và bỏ đi cái tôi của mình. Ông đã bỏ đi tất thảy tấm lòng kiêu ngạo, những tính cách ác độc mà trở thành chướng ngại vật trong việc tiếp nhận Đức Chúa Trời, và đã quyết định chỉ tiếp rước Đấng Christ trong bản thân.
 
Giống như các cây cối đẹp đẽ nhất vào thời kỳ biết bỏ đi bản thân mình, khi chúng ta cũng bỏ trống bản thân mình giống Phaolô, thì ấy là lúc hình ảnh chúng ta đẹp đẽ nhất về phần linh hồn. Dù gió bắc tuyết lạnh thổi đến, cây cối mà bỏ đi hết thảy bản thân mình cũng chịu đựng hết thảy cái lạnh, và chào đón mùa xuân mới tràn đầy sức sống. Đây chính là nguyên lý sanh lại sự sống mới.
 
Giăng 3:3 “Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.”
 
Đức Chúa Jêsus đã ban lời dạy dỗ rằng nếu một người chẳng sanh lại thì không thể đi vào được nước Đức Chúa Trời. Để được sanh lại thì phải bỏ đi bản thân mình. Khi bỏ đi bản thân mình thì mới có thể tiếp rước được Đức Chúa Trời trong mình.
 
Khi bỏ đi tất thảy mọi thứ của mình, thì Đức Chúa Trời đến gần mình và trở thành Bửu Vật của mình. Đối với những người được sanh lại bởi đã bỏ đi tất thảy suy tưởng đuổi theo thế tục, và lòng tham thế gian, thì Đức Chúa Trời đã ban lời rằng “Ta ở trong ngươi, và ngươi ở trong Ta”, và thậm chí Ngài còn ban cả lời hứa rằng sẽ cho người ấy kết được nhiều trái (Tham khảo: Giăng 6:53-56, Giăng 15:5).
 
Galati 2:20 “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.”
 
Khi đã bỏ đi tất thảy mọi thứ thế tục thì Đấng Christ sẽ ngự trị và làm công việc trong mình, trở thành sự sống mới trong mình, chủ quản toàn bộ tất thảy suy nghĩ, tinh thần và kể cả đức tin của chúng ta. Cố chấp và bướng bỉnh còn lại trong mình cho đến tận giờ, tấm lòng kiêu ngạo không hiểu ra mình là tội nhân mà lại tưởng mình tốt đẹp hơn người khác, những suy nghĩ chỉ biết đến bản thân mình, khi bỏ đi tất thảy những thứ này thì chúng ta có thể ấp ủ được tấm lòng của Mẹ.
 
Đức Chúa Trời cũng đã bỏ Bản Thân Ngài, đến tận đất này vì chúng ta. Vậy thì đã đến lượt chúng ta phải bỏ bản thân mình. Hãy bỏ đi bổn tính tội nhân trong mình, tiếp nhận Đức Chúa Trời Cha Mẹ và phải có tấm lòng của Cha Mẹ trong lòng mình. Khi có được tấm lòng của Mẹ, bỏ đi bản thân mình, không tìm cầu sự lợi của bản thân, chăm lo săn sóc cho anh em chị em, lo lắng cho sự an nguy phần linh hồn của họ, thì chúng ta cũng sẽ được biến hóa thành hình ảnh đẹp đẽ. Cho nên sứ đồ Phaolô cũng đã khuyên chúng ta nên có tấm lòng của Đấng Christ trong mình (Philíp 2:5).
 

Các con cái trên trời được sanh lại mới thành tấm lòng của Mẹ


 
Mẹ là người có tuổi trong gia đình, song lại luôn làm việc của đầy tớ. Khi các con cái làm vấy bẩn quần áo, thì việc giặt quần áo ấy là phần việc của mẹ. Kể cả việc dọn dẹp sạch sẽ căn phòng các con cái làm lộn xộn, kể cả việc nấu cơm cho các con cái, cũng đều là việc mẹ làm. Khi con cái đau ốm, thì mẹ cũng làm cả vai trò chăm lo bệnh nhân nữa. Tuy mẹ ở lập trường đáng được hầu việc ở vị trí cao, thế mà mẹ chỉ luôn làm những việc thấp hèn, việc khó nhọc, hầu việc như đầy tớ, chăm lo và săn sóc các con cái.
 
Dù đói bụng đến đâu chăng nữa thì mẹ cũng cho con cái đói bụng ăn trước. Nếu xét theo thứ bậc thì mẹ phải dùng bữa trước, rồi để đồ thừa lại cho con cái, song mẹ tuyệt đối không hề làm như vậy. Mẹ không đề cao quyền uy của mình, cũng không mong được thiết đãi tốt, ngược lại chỉ luôn nhượng bộ cho những người thấp. Người chịu đựng và nhẫn nhịn nhiều nhất vì con cái chính là mẹ.
 
Là mẹ mà lại không cho bú sữa khi con cái đói bụng sao? Là mẹ mà lại ghét bỏ con cái và làm đau con cái sao? Là mẹ mà một mình có thể nghỉ ngơi bình an dù bị mất con cái sao? Suy nghĩ đến từng một tấm lòng của mẹ như vậy, thì sẽ ra lời đáp chúng ta phải làm công việc gì. Khi ôm ấp tấm lòng của mẹ thì chúng ta có thể vâng phục được tất thảy mọi lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh.
 
Đức Chúa Trời Cha đã làm thức tỉnh chúng ta vào thời đại này về Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem Mới, và cho chúng ta được nhận sự dẫn dắt của Mẹ. Mẹ trực tiếp giáo huấn và làm tấm gương tình yêu thương, không ngừng nghỉ cầu nguyện từ buổi sáng tinh mơ vì các con cái ngay cả trong giây phút chúng ta không hề hay biết, lại cũng giải quyết từng mỗi một khó khăn cho vô số các con cái kêu than trên toàn thế giới, và an ủi họ nữa. Khi trông thấy Mẹ như vậy, thảy chúng ta cũng phải có tấm lòng của Đức Chúa Trời Mẹ.
 
Có tấm lòng của Mẹ, thì chúng ta phải làm công việc mà Mẹ làm, chúng ta cũng phải săn sóc cho những người nhà mà Mẹ săn sóc. Mong tất thảy người nhà Siôn đều làm như vậy, để từng một linh hồn được trưởng thành ân huệ trong Siôn của lẽ thật, có thể tiếp nhận Đức Chúa Trời vào ngày Cha giáng lâm mà không với sự thiếu sót, không với một chút xấu hổ nào cả, và được đạt đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.
 
Đức Chúa Jêsus đã phục sinh từ giữa những kẻ chết và trước khi thăng thiên vào ngày thứ bốn mươi, Ngài đã ba lần hỏi Phierơ rằng “Ngươi yêu Ta chăng?” và đã dặn lặp đi lặp lại ba lần rằng hãy chăn chiên Ta. Công việc săn sóc các thánh đồ là công việc mà tất thảy những người yêu mến Đức Chúa Trời phải làm. Chăm lo và săn sóc các thánh đồ bằng tấm lòng của Mẹ, và cho họ ăn cỏ linh hồn là sứ mệnh cơ bản nhất mà chúng ta, những người tiếp nhận lẽ thật trước, phải làm.
 

Trái Thánh Linh được kết bằng tấm lòng của Mẹ


Tấm lòng của chúng ta được lấp đầy bởi tấm lòng của Đức Chúa Trời Mẹ thì có thể dễ dàng đạt được cả sứ mệnh Tin Lành Mười Talâng nữa. Song nếu cảm thấy công việc Tin Lành khó khăn, thì ấy là bởi trong lòng chúng ta vẫn chưa xảy ra sự biến hóa. Khi mình định làm gì đó bằng tấm lòng của mình, thì sẽ chẳng thể làm được việc gì cả.
 
Hãy nghĩ đến người mẹ bị mất con cái. Người mẹ bị mất con cái thiết tha tìm kiếm con cái trong khi không ngừng nghỉ một chút nào. Bởi không có việc nào khẩn cấp hơn việc ấy. Phải nhìn lại bản thân mình xem chúng ta có đang rao truyền Tin Lành với tấm lòng như vậy của Mẹ không. Không có lòng khẩn thiết giống như tấm lòng của Mẹ thì không gì khó khăn và mệt nhọc bằng việc kiếm tìm một linh hồn.
 
Có tấm lòng của Mẹ thì dù chúng ta nói năng không trôi chảy và thiếu tri thức Kinh Thánh thì cũng có thể kết trái được. Thấy đoàn truyền giáo ngắn và dài hạn ra nước ngoài, dẫn dắt nhiều linh hồn đến với Đức Chúa Trời, thì có thể biết được cốt lõi của vấn đề rằng Tin Lành không phụ thuộc vào năng lực của loài người mà phụ thuộc vào việc tấm lòng chúng ta được lấp bởi tấm lòng của ai. Dù tiếng nước ngoài của chúng ta không trôi chảy trong hoàn cảnh khó khăn và lạ lẫm, song đối phương cũng sẽ nghĩ rằng “Người đó rao truyền điều gì khẩn thiết đến vậy?” mà đến cùng, nghe lời và tiếp nhận lẽ thật.
 
Tin Lành trong nước cũng giống như vậy. Nếu rao truyền Tin Lành bằng tấm lòng của Mẹ thì dù là ở bất cứ nơi nào, hoa Tin Lành cũng sẽ nở rộ và trái được kết thành. Khi ôm ấp tấm lòng của Đức Chúa Trời Mẹ thì chúng ta sẽ trở nên giống như năm người nữ đồng trinh khôn chuẩn bị dầu và chờ đợi chàng rể, và sẽ có được tư cách chờ đợi Nước Thiên Đàng.
 
Cứ đến ngày lễ thì nhiều người mong mỏi thời gian gặp gỡ cha mẹ, anh em mà đi về quê hương. Vào lúc cuối cùng sự đợi chờ này của chúng ta, nhất định ngày trở về quê hương Nước Thiên Đàng vĩnh cửu sẽ đạt tới. Giống như cha mẹ chờ đợi được gặp con cái đến dài cả cổ, Đức Chúa Trời của chúng ta cũng đang khẩn thiết chờ đợi tất thảy con cái đều mau chóng được biến hóa thành hình ảnh đẹp đẽ mà trở về quê hương Nước Thiên Đàng.
 
Sông nước sự sống là nơi như thế nào? Hình dáng của thiên sứ ra sao? Nước của Đức Chúa Trời như thế nào? Các anh chị em không tò mò muốn biết sao? Hãy chờ đợi giây phút hoan hỉ tràn ngập mà lòng người chẳng thể nào nghĩ đến, mau chóng bỏ đi bản thân mình, sanh lại và nhận lấy tấm lòng của Mẹ. Mong tất thảy chúng ta bỏ đi hết thảy những thói quen xấu, bản tính xấu vương vấn lại dù chỉ là một chút, hãy tiếp rước Đấng Christ trong chúng ta để tất thảy đều được đạt đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu mà không một ai bị loại trừ cả. Mong tất thảy đều trở thành đấng tiên tri vĩ đại đối xử tốt với những người xung quanh bằng tấm lòng của Mẹ, kể cả trong gia đình, kể cả trong Hội Thánh, kể cả trong xã hội, để dẫn dắt được những người này vào lòng của Đức Chúa Trời tình yêu thương.