한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Hãy Cảm Tạ Lên Đức Chúa Trời

Trong khi bước đi trên đường đức tin, đôi khi những điều kiện xung quanh làm rối bù lòng chúng ta, đôi khi có những tình huống dễ lằm bằm và bất bình hơn là cảm tạ. Song, Đức Chúa Trời mong muốn các con cái sống cuộc sống cảm tạ, và đang chỉ đạo rằng “Hãy luôn cảm tạ!” thông qua Kinh Thánh.

Xem Kinh Thánh thì thấy rằng trong các của lễ dâng lên Đức Chúa Trời có của lễ cảm tạ. Của lễ dâng lên Đức Chúa Trời bởi cảm tạ, tôn vinh Đức Chúa Trời, và sẽ được nhậm lấy giống như của lễ của Abên (Tham khảo: Thi Thiên 50:23). Với tư cách là người tin vào Đức Chúa Trời, chúng ta phải học phương pháp cảm tạ trong bất cứ tình huống khó khăn và điều kiện xấu ác nào.

Thế hệ quên cảm tạ



Chuyện kể rằng có một phụ nữ trung niên nọ mang theo một giỏ hoa quả nhỏ, đi thăm viếng một gia đình. Người phụ nữ vừa đưa cho bà chủ gia đình đó giỏ hoa quả, cũng vừa cho đứa trẻ nhà ấy một quả táo đẹp. Thế mà dù nhận quả táo mà đứa trẻ cũng chẳng nói lời gì cả. Thấy vậy, mẹ đứa trẻ nói với đứa trẻ rằng “Con đã được học rằng phải làm thế nào khi được nhận thứ gì đó rồi mà!”. Đến lúc ấy, đứa trẻ mới nhìn người phụ nữ mà nói một lời rằng:

“Cô gọt vỏ táo cho cháu với!”

Câu chuyện này cho thấy như thật rằng loài người ngày nay thật không biết phương pháp cảm ơn đến dường nào. Như xưa thì dù chỉ nhận được một đồ vật gì đó nho nhỏ cũng biểu hiện rằng cảm ơn lặp đi lặp lại, mà dạo này thì dù nhận được một quả táo cũng yêu cầu gọt vỏ táo cho, hơn là nói lời cảm ơn. Nghe câu chuyện này rồi thì tôi thấy thật cay đắng vì sự này là khía cạnh của thời đại này, sống mà quên cảm tạ.

Các con cái của Siôn không được làm như vậy. Nếu cảm tạ dù là việc nhỏ dù là việc lớn, thì có thể làm chứng chính xác sự thật rằng chúng ta đang ở trong Siôn và đang hầu việc Đức Chúa Trời.

Walton, tác giả người Anh, đã để lại một câu nói rằng “Nơi Đức Chúa Trời ngụ là Nước Thiên Đàng và tấm lòng của người cảm tạ.” Đức Chúa Trời đã phán rằng sẽ ở cùng với chúng ta luôn cho đến tận thế, để được như vậy thì chúng ta phải luôn dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời (Mathiơ 28:20).

Cũng có một câu chuyện như thế này nữa. Ở trên Nước Thiên Đàng, có hai cái giỏ mà hằng ngày các thiên sứ đều đựng vào lời cầu khẩn mà loài người trên trái đất dâng lên Đức Chúa Trời, một là giỏ mong ước, hai là giỏ cảm tạ. Thế mà, ngày nào giỏ mong ước cũng tràn đầy lại tràn đầy, và được mang đến trước Đức Chúa Trời, mà giỏ cảm tạ lại chẳng có gì, nên thiên sứ dâng giỏ cảm tạ lên Đức Chúa Trời cảm thấy có lỗi đến mức không thể ngẩng đầu lên được. Có vẻ như loài người trên trái đất chỉ dâng tràn ngập những mong ước lên Đức Chúa Trời rằng “Thưa Đức Chúa Trời, xin hãy giúp tôi việc này nữa!”, “Xin hãy giúp tôi cả việc kia nữa!”, chứ không dâng lên trời nội dung cảm tạ gì đặc biệt cả. Dường như vì sống ở thời đại thiếu sót sự cảm tạ, nên tất thảy mọi người không tránh khỏi suy nghĩ ích kỷ và cuộc sống coi mình là trọng tâm chỉ biết đến mỗi bản thân mình.

Siôn tràn đầy cảm tạ



Đức Chúa Trời đã phán rằng Đức Chúa Trời sẽ ngụ trong tâm linh của những người có tấm lòng cảm tạ, mà nơi những người có tấm lòng cảm tạ ngụ là Nước Thiên Đàng, xét ở trên đất này, thì nơi ấy là Siôn mà Đức Chúa Trời ở cùng. Chúng ta, những người ngụ ở Siôn, phải học ngay từ phương pháp cảm tạ, và hãy luôn dâng vinh hiển, dâng tán mỹ cảm tạ lên Đức Chúa Trời.

Êsai 33:20-24 “Hãy nhìn xem Siôn, là thành của các kỳ lễ trọng thể chúng ta! Mắt ngươi sẽ thấy Giêrusalem, là chỗ ở yên lặng, là trại sẽ không dời đi nữa, các nọc nó chẳng hề nhổ lên, chẳng có một cái dây nào đứt! Vì Đức Giêhôva sẽ ở đó với chúng ta trong sự oai nghi, là nơi có sông ngòi rất rộng, không thuyền chèo đi lại, chẳng tàu lớn vượt qua. Thật, Đức Giêhôva là quan xét chúng ta, Đức Giêhôva là Đấng lập luật cho chúng ta, Đức Giêhôva là vua chúng ta; chính Ngài sẽ cứu chúng ta!... Dân cư sẽ không nói rằng: Tôi đau. Kẻ ở trong nó sẽ được tha tội.”

Những người dân ngụ ở Siôn nhất định phải có tấm lòng cảm tạ. Vì có sự tha tội, lại thêm sự cứu rỗi, cũng thêm cả phước lành sự sống đời đời,... và vì Đức Chúa Trời ở cùng nữa, nên ở Siôn chẳng thiếu thốn bất cứ thứ gì cả. Nơi ngày ngày luôn phải tràn đầy của lễ cảm tạ như thế này rằng “Cảm tạ vì đã cứu rỗi!”, “Cảm tạ vì đã ban cho sự tha tội!” chính là Siôn.

Êsai 51:1-3 “Các ngươi là kẻ theo sự công bình, là kẻ tìm Đức Giêhôva, hãy nghe ta! ... Vì Đức Giêhôva đã yên ủi Siôn; Ngài đã yên ủi mọi nơi đổ nát của nó. Ngài đã khiến đồng vắng nên như vườn Êđen, nơi sa mạc nên như vườn Đức Giêhôva; giữa vườn ấy sẽ có sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn, và tiếng ca hát.”

Đức Chúa Trời đã phán rằng ở giữa Siôn sẽ có sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn và tiếng ca hát. Thứ không thể thiếu ở Siôn, đó chính là sự cảm tạ.

3500 năm trước, vào đương thời sinh hoạt đồng vắng, người dân Ysơraên đã lằm bằm lên Đức Chúa Trời nhiều hơn là cảm tạ. Kết quả ấy là những người đã rời khỏi và khởi hành từ xứ Êdíptô, đã không được đi vào tới tận xứ Canaan, là điểm đích của họ, mà tất thảy đều bị hủy diệt. Chúng ta đừng quên rằng ở nơi sự lằm bằm thì sự hủy diệt luôn đi theo, còn ở nơi cảm tạ thì Nước Thiên Đàng đã luôn ở cùng họ. Dù đôi khi hoàn cảnh xung quanh chúng ta làm chúng ta buồn, làm chúng ta đau đớn, làm chúng ta khó nhọc, và lại cản trở khiến chúng ta không thể tiến lên phía trước một cách mạnh mẽ, thì chúng ta cũng phải phát hiện ra sự cảm tạ ở trong những hoàn cảnh ấy.

Thà nói lời cảm tạ thì hơn



Vào đại chiến thế giới lần thứ hai, có một binh sĩ người Anh bị mất đôi giày lính mà mình nâng niu. Đôi giày mới đi có vài lần và bảo quản hết lòng bị biến mất, nên binh sĩ nổi giận hết sức, định rằng chỉ cần tìm ra được ai đã làm như vậy thì sẽ cho người ấy một trận tơi bời, rồi đi tìm đôi giày.

Thế rồi, người ấy đã chứng kiến cảnh tượng một binh sĩ nào đó hai chân bị cuốn bông băng, đang hát tán dương ở dưới bóng cây, nên rất đỗi ngạc nhiên. Bản thân mình chỉ bị mất đôi giầy nhưng tấm lòng đầy dẫy lằm bằm và phẫn nộ, thế mà dù bị mất đôi chân còn quan trọng hơn, mà thương binh ấy lại dâng tán mỹ cảm tạ lên Đức Chúa Trời bằng tấm lòng bình ổn. Thông qua hình ảnh của thương binh ấy, binh sĩ nhận ra rằng mình đang sống cuộc sống không cảm tạ dường nào.

Cho nên, binh sĩ đã đổi suy nghĩ rằng “Không phải là mình bị mất đôi giày, mà mình đã tặng quà cho người nghèo cần thiết đôi giày đó.” Thay đổi suy nghĩ như vậy rồi thì tâm trạng của binh sĩ tràn ngập niềm vui, và sự bình ổn tìm đến với tấm lòng. Kẻ từ khi ấy, sinh hoạt của binh sĩ đã thay đổi hoàn toàn. Dù là bất cứ việc gì, binh sĩ không quá chú tâm vào bản thân tình huống ấy, mà đổi khác tầm nhìn tình huống ấy. Binh sĩ học được cách cảm tạ trong mọi tình huống dù có bất cứ sự việc khó khăn vất vả nào, dù có sự việc đau đớn đến đâu đi chăng nữa. Sau này, binh sĩ đã trở thành nhân vật vĩ đại.

Của lễ mà chúng ta phải dâng lên Đức Chúa Trời ở trong Siôn là “của lễ cảm tạ” được dâng bởi lòng cảm tạ. Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta thức tỉnh về sự thật rằng sự vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn luôn luôn phải tồn tại trong Siôn.

Nếu nơi Đức Chúa Trời ngụ là tâm linh của những người cảm tạ, thì các con cái ngụ ở Siôn, là nơi Đức Chúa Trời hứa rằng sẽ ở cùng luôn cho đến tận thế, phải gìn giữ tấm lòng luôn cảm tạ. Chúng ta hãy tìm trong Kinh Thánh xem người không cảm tạ sẽ phải chịu kết cục thế nào.

Rôma 1:21-25 “Vì họ dẫu biết Đức Chúa Trời, mà không làm sáng danh Ngài là Đức Chúa Trời, và không tạ ơn Ngài nữa; song cứ lầm lạc trong lý tưởng hư không, và lòng ngu dốt đầy những sự tối tăm. Họ tự xưng mình là khôn ngoan, mà trở nên điên dại; họ đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng. Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa, vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! Amen.”

Những tồn tại mà Đức Chúa Trời phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, là những người không cảm tạ. Kinh Thánh đang làm thức tỉnh cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời phó linh hồn của những người lằm bằm sa vào sự ô uế, ngược lại Ngài gọi và nhóm toàn bộ những người cảm tạ vào trong Siôn, chỉ đạo và dạy dỗ cho họ tấm lòng vui vẻ, mừng rỡ, tạ ơn.

Êphêsô 5:1-4 “Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài; hãy bước đi trong sự yêu thương, cũng như Đấng Christ đã yêu thương anh em, và vì chúng ta phó chính mình Ngài cho Đức Chúa Trời làm của dâng và của tế lễ, như một thức hương có mùi thơm. Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ. Chớ nói lời tục tỉu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng thà cảm tạ ơn Chúa thì hơn.”

Nhìn xem xung quanh thì thấy rằng ngày hôm nay cũng có người trải qua thời gian một ngày với tấm lòng lằm bằm và đầy ắp phẫn khí, cũng có người trải qua một ngày trong khi suy nghĩ tới Đức Chúa Trời và cảm tạ Đức Chúa Trời. Vì lời xấu tồi hoặc lời chế nhạo đều không thích hợp giữa các thánh đồ, nên Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy nói lời cảm tạ trong bất kỳ tình huống nào. Đây chính là lời dạy dỗ mà Đức Chúa Trời làm thức tỉnh cho chúng ta.

Khi đánh mất lòng biết cảm tạ thì tất thảy mọi thứ mang tính phủ định sẽ bắt đầu thấm dần vào lòng mình. Mệt mỏi, đau đớn, buồn phiền, đơn độc, những cảm xúc như thế này thảy đều tuôn trào ra khi đánh mất tấm lòng cảm tạ. Cho nên, ở Siôn, cảm tạ ngừng ngớt thì không được. Khi cảm tạ ngừng ngớt, thì kể từ lúc đó, kể cả sự hòa hợp, kể cả sự hòa thuận đẹp đẽ giữa anh em cũng không thành được, tình yêu thương cũng nguội lạnh dần, ai ai cũng chỉ cố chấp suy nghĩ và chủ trương của mình, khiến tràn đầy sự bất đồng.

Philíp 4:6-7 “Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ.”

Nếu suy nghĩ sai lầm thì người ta rất dễ rơi vào cám dỗ giống như Giuđa Íchcariốt. Đang siêng năng đi theo Đức Chúa Jêsus, nhưng rồi Giuđa phát sinh lòng tham về vật chất mà phản bội Đức Chúa Jêsus trong một sớm một chiều, mà lựa chọn lấy ba chục bạc. Sai lầm của Giuđa bắt nguồn từ suy nghĩ sai lầm.

Đức Chúa Trời đã phán rằng sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng của người cảm tạ, cho nên, chúng ta đừng đánh mất tấm lòng cảm tạ. Có tấm lòng cảm tạ thì tự dưng sự vui vẻ cũng phát sinh, đức tin vào Đức Chúa Trời cũng càng ngày càng lớn dần lên, chứ không phải là suy nghĩ phủ định. Có thể nói rằng không học hỏi sự cảm tạ chính là một trong các nguyên nhân của sự đức tin không trưởng thành nhanh chóng và không trải nghiệm được niềm vui trong tín ngưỡng. Kinh Thánh phán rằng khi nói cũng chỉ luôn nói lời cảm tạ, dù cầu nguyện cũng luôn cầu lên Đức Chúa Trời bởi cảm tạ, thì Đức Chúa Trời sẽ giữ gìn và bảo hộ lòng và ý tưởng của chúng ta, hầu cho không bị cám dỗ bởi ma quỉ Satan. Cho nên, cảm tạ thật là quan trọng biết bao nhiêu!

Hãy dư dật trong sự cảm tạ



Đừng nên yên tâm rằng mình đã đi vào trong Siôn rồi, mà hãy luôn nhìn lại bản thân xem hằng ngày mình có đang dâng của lễ cảm tạ lên Đức Chúa Trời không.

Côlôse 2:4-7 “Tôi nói như vậy, hầu cho chẳng ai lấy lời dỗ dành mà lừa dối anh em. Vì dẫu thân tôi xa cách, nhưng tâm thần tôi vẫn ở cùng anh em, thấy trong anh em có thứ tự hẳn hoi và đức tin vững vàng đến Đấng Christ, thì tôi mừng rỡ lắm. Anh em đã nhận Đức Chúa Jêsus Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy; hãy châm rễ và lập nền trong Ngài, lấy đức tin làm cho bền vững, tùy theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ.”

Kinh Thánh phán rằng nếu đã đi vào trong tín ngưỡng tin vào Đức Chúa Trời, thì hãy lấy đức tin làm cho bền vững, và hãy dư dật trong sự cảm tạ. Hãy suy nghĩ xem hôm nay chúng ta đang cảm tạ nhiều biết bao lên Đức Chúa Trời, và liệu thiên sứ trên trời có đang đau lòng khi nhìn vào giỏ cảm tạ không. Giả sử chúng ta đã thiếu sự cảm tạ, thì kể từ giờ phút này, chúng ta hãy sám hối và hãy tạo điều kiện để thiên sứ dâng niềm vui lên Đức Chúa Trời, bằng cách đựng chật kín cảm tạ vào giỏ cảm tạ. Nơi luôn đầy ắp sự cảm tạ, tiếng ca hát và sự vui mừng, chính là Siôn. Cho nên, Đức Chúa Trời ngụ ở Siôn, và người dân ở trong nơi ấy sẽ được nhận lấy sự sống đời đời, sự cứu rỗi, cùng được nhận sự tha tội và tất thảy mọi phước lành.


Người được nhận phước lành mà lại không cảm tạ thì không được. Khi được nhận một thứ gì đó từ người khác thì điều đầu tiên phải làm là nói lời cảm ơn. Dù Đức Chúa Trời đã ban cho sự cứu rỗi, là món quà lớn nhất, mà lại không cảm tạ, và cũng dâng thiếu của lễ cảm tạ rằng “Cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã ban cho sự cứu rỗi!”, đã thế lại còn luôn buồn bực, nổi giận, và tràn đầy lời lằm bằm, thì liệu có thể nói được rằng nơi ấy là Siôn hay không?

Siôn được tiên tri trong Kinh Thánh là địa điểm mà sự bất bình và bất mãn biến đi hết thảy. Mong các anh chị em đừng quên mất rằng nơi chúng ta đi đến chính là Siôn (Hêbơrơ 12:22-24).

I Têsalônica 2:13 “Bởi vậy, chúng tôi tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi về sự anh em tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa Trời, cũng hành động trong anh em có lòng tin.”

Những thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời thời Sơ Khai đã tạ ơn Đức Chúa Trời không thôi, đã vâng phục và tiếp nhận lời của Đức Chúa Trời là lời của Đức Chúa Trời mà đã được truyền cho nghe. Chúng ta đừng bỏ qua kể cả lời giáo huấn của Kinh Thánh về sự cảm tạ, và vì đây cũng là lời phán mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, nên hãy tiếp nhận bằng tấm lòng cảm tạ. Dù cho tới giờ chúng ta đã sống mà không biết đến phép đạo cảm tạ, cũng không thử cảm tạ đúng cách, thì kể từ giây phút này bây giờ, mong tất thảy chúng ta đều sống cuộc sống đức tin có thể dâng tràn đầy cảm tạ lên Đức Chúa Trời, trong tất thảy mọi hoàn cảnh mà Đức Chúa Trời ban cho.

Một ngày bắt đầu và kết thúc bởi cảm tạ



I Têsalônica 5:15-22 “Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ. Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không thôi, phàm làm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ đối với anh em là như vậy. Chớ dập tắt Thánh Linh; chớ khinh dể các lời tiên tri; hãy xem xét mọi việc, điều chi lành thì giữ lấy. Bất cứ việc gì tựa như điều ác, thì phải tránh đi.”

Chỉ bởi một sự thật rằng hằng ngày chúng ta luôn được ngửi hương khí của lời ân huệ như thế này, cũng đủ để chúng ta dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời rồi, chẳng phải vậy sao? Dù đã được nhận lời phán từ Đức Chúa Trời, hoặc dù đã được nhận phước lành, thì chúng ta cũng hãy cảm tạ vì tất thảy mọi sự. Dù trong cuộc sống của chúng ta có phát sinh trở ngại, có phát sinh khó khăn hoặc đau đớn, thì ấy lại cũng là việc phải dâng cảm tạ. Đấng ban cho chúng ta chướng ngại vật ấy cũng chính là Đức Chúa Trời. Nếu không có chướng ngại vật thì chúng ta cũng không thể học hỏi phương pháp vượt qua trở ngại được. Thỉnh thoảng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta quá trình rèn luyện, để rèn luyện các con cái như vàng, như bạc, để rồi cuối cùng làm ra các con cái thành tồn tại tỏa sáng hơn cả vàng ròng.

Xin đừng nghĩ rằng “Tại sao nhiều sự việc bất hạnh lại chỉ phát sinh cho riêng mình tôi thế này?”. Tất thảy mọi tình huống được ban cho mình đều là việc phải cảm tạ. Trước tiên hãy dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời, rồi cầu khẩn Đức Chúa Trời ban cho sự khôn ngoan và sức mạnh để có thể khắc phục tình huống, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho sự khôn ngoan. Khi nhận biết ra ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời bởi sự khôn ngoan ấy, thì sự cảm tạ sẽ tràn đầy thêm nhiều biết bao.

Ngay từ giây phút mở mắt vào buổi sáng, hãy thử bắt đầu một ngày bởi cảm tạ. Và kể cả khi đi ngủ cũng hãy nói rằng “Thưa Đức Chúa Trời! Con xin cảm tạ vì ngày hôm nay Đức Chúa Trời cũng đã cho con sống thật tuyệt vời” và hãy bình an chìm vào giấc ngủ. Mong các anh chị em hãy bắt đầu một ngày, và lại cũng kết thúc một ngày như thế, đựng chật kín cảm tạ dâng lên Đức Chúa Trời vào giỏ cảm tạ.

Xin hãy luôn biểu hiện sự cảm tạ ra bên ngoài, và phàm việc gì cũng hãy kêu lớn rằng “Cảm tạ Đức Chúa Trời!”. Tôi mong các anh chị em đều trở thành các con cái Siôn luôn đồng hành mãi mãi cùng với Đức Chúa Trời, luôn cảm tạ Đức Chúa Trời, luôn vui vẻ, mừng rỡ và ca hát ở trong Siôn, là nơi Đức Chúa Trời ở cùng.