Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Lời Nói và Sự Cứu Rỗi
Trong khi loài người sống, thì lời nói rất là quan trọng. Chúng ta có thể thường thấy trên thế gian này trường hợp đức tin vốn vun đắp cho tới giờ có thể bị sụp đổ một sớm một chiều chỉ bởi một lời nói, hay trường hợp lòng tin cậy lẫn nhau bị tan vỡ phút chốc chỉ bởi một lời nói.
Chúng ta không thể không nói, song khi nói thì cần phải lựa lời mà nói, và phải biết quan tâm tới đối phương. Phải suy nghĩ rằng khi mình nói lời thế này, thì đối phương sẽ nghe và đánh giá như thế nào, đức tin của người ấy sẽ ra sao và điều ấy sẽ mang lại kết quả thế nào. Những lời buột miệng nói ra mà không với sự suy nghĩ như trên, hoặc những lời đồn thổi phồng lên do được truyền qua nhiều người, sẽ gây ra hiểu lầm và bất hòa.
Trong thế giới phần xác, lời nói cũng quan trọng thế này, thì trong đức tin, lời nói có liên quan tới sự cứu rỗi lại càng quan trọng hơn nữa. Đức Chúa Trời đã cho ghi chép trong Kinh Thánh vô số giáo huấn về lời nói. Chúng ta hãy cùng xem Kinh Thánh, và cùng suy nghĩ rằng lời nói quan trọng biết bao trong kể cả tín ngưỡng của chúng ta.
Lời lành và ân huệ
Đức Chúa Trời đã dạy dỗ rằng khi nói thì phải nói lời giúp ơn, lời cảm tạ, chớ đừng nói lời lằm bằm.
Êphêsô 4:26-32 “Ví bằng anh em đương cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma quỉ nhân dịp… Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến… Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.”
Lời phán này không phải là tư tưởng hoặc triết học của một cá nhân nào đó, mà là ý muốn của Đức Chúa Trời được ghi chép trong Kinh Thánh bởi được nhận sự cảm động của Đức Thánh Linh. Dù trong quá khứ chúng ta đã sống trong lằm bằm và bất bình, đã sống mà không biết cảm tạ đi chăng nữa, thì từ bây giờ, chúng ta phải nói những lời lành, lời có ích lợi cho người nghe, theo ý muốn của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh không phải được ghi chép chỉ bởi lời khiến đẹp mắt đẹp tai thôi đâu. Đối với người không làm theo lời Kinh Thánh, thì Kinh Thánh không có ý nghĩa gì cả, và cũng chẳng có liên quan gì tới sự cứu rỗi cả.
Cũng có người được đi vào Nước Thiên Đàng do nói năng có ích lợi, dù chỉ là một lời nói. Khi Đức Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá bởi gánh vác tội lỗi của nhân loại, đã có hai tên trộm cướp cũng bị đóng đinh ở hai bên tả hữu Ngài. Tên trộm cướp bên tả đã hợp sức với quần chúng mà nói lời phỉ báng Đức Chúa Jêsus. “Nếu ngươi là Đấng Christ, thì hãy tự cứu lấy mình ngươi cùng chúng ta nữa!” Ngược lại, tên trộm cướp bên hữu đã trách người đó rằng bản thân họ đang chịu hình phạt xứng đáng vì đã phạm tội, song Đức Chúa Jêsus không có tội gì cả. Và đã nói với Đức Chúa Jêsus rằng “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” Chỉ bởi một lời này mà Đức Chúa Jêsus đã phán lời đáp rằng “Hôm nay, ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Barađi.”
Có thể nói rằng tên trộm cướp bên hữu mà được cứu rỗi bởi chỉ một lời nói, là người nói năng giỏi nhất trong cả lịch sử nhân loại. Vô số người trên thế gian này nói vô số lời trong khi sống. Cũng có người nói lời giống như tên trộm cướp bên tả bởi chỉ nghĩ đến lợi ích nhất thời ngay trước mắt, cũng có người nói lời giống như tên trộm cướp bên hữu, là người nhìn trông sự đời đời. Kể cả trong Hội Thánh cũng có những loại hình như thế.
Lời nói mang lại sự diệt vong và lời nói mang đến sự thắng lợi
Vào năm thứ hai kể từ khi ra khỏi xứ Êdíptô, Môise đã tuyển chọn mười hai người thám tử và cho họ đi do thám xứ Canaan. Khi báo cáo trước những người dân Ysơraên sau khi kết thúc do thám trong 40 ngày và trở về, thì mười người do thám đã bắt đầu phao phản về xứ Canaan. “Ở đó có thành lũy bất khả xâm phạm, người nơi đó cũng có vóc người to lớn đến nỗi chúng ta chỉ như con cào cào trước họ thôi. Chúng ta không tài nào đánh nổi họ đâu.”
Nghe lời ấy của họ, những người dân Ysơraên đã lằm bằm cùng Đức Chúa Trời và Môise, mà cất tiếng la lên, khóc lóc suốt đêm đó. Trong số mười hai người thám tử, Giôsuê và Calép đã kêu lên rằng “Không như vậy đâu. Đó là xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa cùng chúng ta, mà sao lại không tin vào Đức Chúa Trời vậy?” Tuy nhiên, những người sớm bị mất đức tin rồi, đã không nghe lời họ.
Lúc ấy, Đức Chúa Trời đã bày tỏ ra sự vinh quang, và đã phán rằng tất thảy những người dân lằm bằm đều sẽ bị hủy diệt trên đồng vắng, và hết thảy người nam từ hai mươi tuổi sắp lên, thì chẳng hề được vào xứ Canaan, ngoại trừ Calép và Giôsuê. Cuối cùng, cho đến tận khi những người lằm bằm bị hủy diệt, thì những người dân Ysơraên đã đi lang bạt trên đồng vắng suốt 40 năm; và phải sau 40 năm, thì Giôsuê và Calép mới được đi vào xứ Canaan cùng với thế hệ thứ hai.
Nói năng cũng quan trọng, mà sự nghe và phân biệt lời nói cũng rất quan trọng. Cho dù đã nghe lời phủ định đi chăng nữa, nhưng khi nghĩ tới quyền năng mà Đức Chúa Trời đã cho thấy ở Êdíptô, hoặc kỳ tích Biển Đỏ, hay mana mà ngày nào Đức Chúa Trời cũng ban xuống từ trên trời trong suốt khi sinh hoạt đồng vắng, thì đã có thể tin vào Đức Chúa Trời rồi, thế mà họ đã chỉ vội để tâm tới hiện thực trông thấy trước mắt, nên đã sinh ra lằm bằm và bất bình. Vấn đề không chỉ nằm ở mười người thám tử đã làm cho sáu mươi vạn người bị rơi vào sự hủy diệt bởi lời nói không có ích lợi, mà còn nằm ở những người nghe lời ấy mà không phân biệt tốt nữa.
Ma quỉ Satan dùng mọi thủ đoạn và phương pháp để ngăn chặn chúng ta, khiến chúng ta không đi vào Nước Thiên Đàng được. Cho nên, chúng làm ra kể cả nhiều việc khiến lằm bằm, việc khiến không cảm tạ nữa. Dù trên thực tế sự việc không phải là như vậy, nhưng trong con mắt của loài người chỉ phán đoán bởi những điều mình trông thấy được, thì ấy trông có vẻ như là việc khiến lằm bằm.
Dù ai đó nói bất cứ lời nào đi chăng nữa, thì trước tiên, hãy suy nghĩ tới Đức Chúa Trời. Dù họ có vóc người to lớn đến đâu đi chăng nữa, thì cũng chỉ là người được Đức Chúa Trời dựng nên thôi, mà cớ sao chúng ta có thể sợ hãi loài người được?
Hãy nghĩ tới lúc Đavít đánh bại gã khổng lồ Gôliát. Lực sĩ Gôliát đã khiến cho kể cả các dũng tướng tối cao nhất của Ysơraên cũng phải run rẩy sợ hãi, thế mà hắn đã không đối đầu nổi thiếu niên nhỏ bé, rồi đã bị chết. Ấy không phải là sức mạnh của Đavít. Hãy nghĩ xem lúc ấy Đavít đã nói lời thế nào. Đavít đã không khoe khoang rằng bản thân mình dũng cảm vô song và có tài ném đá, mà đã nói lời rằng “Ngươi cầm gươm và giáo mà đến cùng ta; còn ta, ta nhân danh Đức Giêhôva vạn binh mà đến.” rồi đã ném đá bởi đức tin trong Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã vui mừng biết bao nhiêu khi ngó xuống và trông thấy như vậy? Hòn đá đó đã trúng giữa trán của Gôliát. Đức Chúa Trời đã làm cho trúng như vậy, bởi đã nhìn thấy dũng khí của Đavít tiến tới trong khi trông cậy tuyệt đối vào Đức Chúa Trời.
Đavít đã nói lời ân huệ thay. Khi xem sách Thi Thiên được Đavít chép bởi sự cảm động của Thánh Linh, thì thấy trong đó có chứa đựng những lời như ngọc ngà cho biết rằng chúng ta phải dâng lời nào lên Đức Chúa Trời, phải dâng tán dương và vinh hiển như thế nào lên Đức Chúa Trời. Dù nói chỉ một lời, thì chúng ta cũng phải nói những lời có đức tin giống như thế.
Lời cảm tạ đương nhiên phải nói, lời mang lại sự sống
Trong khi làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì dù ngay lúc ấy không hiểu ra, nhưng sau này có thể hiểu rằng tại sao lại có tình huống như vậy. Cho nên, Đức Chúa Trời đã phán rằng sự vâng lời tốt hơn của tế lễ, và phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa (I Samuên 15:22, I Têsalônica 5:18).
Êphêsô 5:3-4 “Phàm những sự gian dâm, hoặc sự ô uế, hoặc sự tham lam, cũng chớ nên nói đến giữa anh em, theo như cách xứng đáng cho các thánh đồ. Chớ nói lời tục tỉu, chớ giễu cợt, chớ giả ngộ tầm phào, là những điều không đáng, nhưng thà cảm tạ ơn Chúa thì hơn.”
Lời cảm tạ là lời các thánh đồ đương nhiên phải nói. Khi gặp phải tình huống khó khăn và mệt nhọc, mà lại kêu mệt và từ bỏ bởi cho rằng việc ấy bất khả thi dựa trên phán đoán và kinh nghiệm của bản thân, thì chẳng thể nào cảm tạ được. Dù bất cứ khó khăn nào ập đến, thì chúng ta cũng phải biết cảm tạ trong tình huống đó. Không việc chi là bất khả năng đối với Đức Chúa Trời, Đấng sáng tạo và chủ quản trời đất muôn vật, nên khi tình huống như vậy ập đến với chúng ta, thì trong đó chắc chắn có ý muốn sâu sắc nào đó của Đức Chúa Trời.
Êphêsô 6:16-20 “… Cũng hãy vì tôi mà cầu nguyện, để khi tôi mở miệng ra, Chúa ban cho tôi tự do mọi bề, bày tỏ lẽ mầu nhiệm của đạo Tin Lành, mà tôi vì đạo ấy làm sứ giả ở trong vòng xiềng xích, hầu cho tôi nói cách dạn dĩ như tôi phải nói.”
Lời rao truyền lời phán của Đức Chúa Trời và nói thay ý muốn của Ngài, cũng là lời mà đương nhiên chúng ta phải nói. Ngoài những lời ấy ra, chúng ta không được nói qua nói lại những lời gây tổn thương lẫn nhau bởi suy nghĩ hoặc ý kiến cá nhân. Lời khoe khoang, lời nói xấu hoặc dèm pha, lời so sánh hoặc phân biệt, là những lời không nên nói. Những lời giúp ơn và mang lại đức tin trong mọi sự là những lời nhất định cần thiết trong Siôn.
Trong Hội Thánh Sơ Khai cũng đã có rất nhiều người nhóm lại, nên đã có rất nhiều loại người. Không chỉ riêng người có đức tin tốt, mà kể cả người có đức tin yếu kém và không có trí phân biệt, người hay xúi giục, người hay bị xúi giục cũng đều nhóm lại, nên cũng đã xảy ra trường hợp đánh mất cả đức tin, đánh mất cả Nước Thiên Đàng, bởi nảy sinh cạnh tranh, phát sinh bè đảng. Mỗi khi ấy, sứ đồ Phaolô đã làm thức tỉnh các thánh đồ bởi lời ân huệ rằng “Tôi đã trồng, Abôlô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên. Vậy, người trồng kẻ tưới, đều không ra gì, song Đức Chúa Trời là Đấng làm cho lớn lên.” (I Côrinhtô 3:3-7).
Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn
Hãy tìm hiểu thêm trong Kinh Thánh xem lời có ảnh hưởng thế nào đối với sự cứu rỗi.
Giacơ 3:2-6 “Chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách lắm. Nếu có ai không vấp phạm trong lời nói mình, ấy là người trọn vẹn, hay hãm cầm cả mình... Hãy xem những chiếc tàu: dầu cho lớn mấy mặc lòng, và bị gió mạnh đưa đi thây kệ, một bánh lái rất nhỏ cũng đủ cạy bát nó, tùy theo ý người cầm lái. Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy.”
Phải biết phân biệt mà nói lời, cũng phải biết phân biệt mà nghe lời. Mười người thám tử lằm bằm, Giôsuê và Calép đã nói lời cảm tạ trong khi tin chắc vào Đức Chúa Trời, ai đã được đi vào xứ Canaan? Đó là những người đã trông cậy Đức Chúa Trời và nói lời cảm tạ. Xứ Canaan biểu tượng cho Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Thông qua lịch sử của 3500 năm trước, Đức Chúa Trời đã cho chúng ta xem thấy hết kết cục của lời lằm bằm, lời bất bình là như thế nào, và những người thế nào mới được đi vào Nước Thiên Đàng rồi.
Thông qua trường hợp của Micanh, vợ Đavít, chúng ta cũng có thể xác minh được kết cục của lời không ân huệ.
II Samuên 6:16-23 “Nhưng khi hòm của Đức Giêhôva vào thành Đavít, thì Micanh, con gái của Saulơ, dòm ngang qua cửa sổ, thấy Đavít múa nhảy trước mặt Đức Giêhôva, thì trong lòng khinh bỉ người… Đavít cũng trở về đặng chúc phước cho nhà mình; nhưng Micanh, con gái của Saulơ, đến đón người, mà nói rằng: Hôm nay vua Ysơraên được vinh hiển thay, mà ở trần trước mặt các con đòi của tôi tớ vua, làm như một kẻ không ra gì vậy! Đavít đáp với Micanh rằng: Ấy tại trước mặt Đức Giêhôva, là Đấng đã chọn lấy ta làm hơn cha nàng và cả nhà người, lập ta làm vua chúa Ysơraên, là dân của Đức Giêhôva; phải, trước mặt Đức Giêhôva, ta có hát múa. Ta sẽ hạ mình xuống nhiều hơn nữa, tự xem mình là hèn mạt; dầu vậy, những con đòi nàng nói đó lại sẽ tôn kính ta. Vì vậy, Micanh, con gái Saulơ, không sanh con cho đến ngày nàng thác.”
Vui mừng với sự hòm giao ước của Đức Chúa Trời vào thành Đavít, nên dù là vua, nhưng Đavít đã múa nhảy thích thú trước mặt Đức Chúa Trời. Để làm vui lòng Đức Chúa Trời, Đavít đã bỏ cả thể diện của mình, mà vui mừng nhảy múa như trẻ nhỏ. Trông thấy cảnh ấy, Micanh, con gái của Saulơ, vợ của Đavít, đã khinh bỉ Đavít trong lòng mình. Micanh đã phê phán Đavít rằng “Đã là vua mà sao có thể hành động nông cạn đến vậy trước sự chứng kiến của dân chúng chứ?” Đavít đã đáp lời rằng dù bản thân mình trông càng hạ thấp và càng hèn mạt hơn thế nữa trước mặt Đức Chúa Trời thì cũng chẳng sao cả. Kể từ lúc đó, phước lành của Đức Chúa Trời và ân sủng của Đavít đã rời khỏi Micanh, và Micanh đã trở nên người phụ nữ bất hạnh cả đời chẳng thể sanh con.
Theo như lời nói, theo như đức tin
Chúng ta hãy chuyển sang thời đại Đức Chúa Jêsus, để xem rằng khi Đức Chúa Trời trở nên Người mà đến đất này để cứu rỗi nhân loại, thì những người tôn giáo đương thời đã đối xử thế nào đối với Đức Chúa Trời, và đã nói lời thế nào với Ngài.
Mathiơ 27:19-26 “… Philát nói rằng: Vậy, còn Jêsus gọi là Christ, thì ta sẽ xử thế nào? Chúng đều trả lời rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự! Quan hỏi: Song người nầy đã làm việc dữ gì? Chúng lại kêu la lớn hơn rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự! Philát thấy mình không thắng nổi chi hết, mà sự ồn ào càng thêm, thì lấy nước rửa tay trước mặt thiên hạ, mà nói rằng: Ta không có tội về huyết của người nầy; điều đó mặc kệ các ngươi. Hết thảy dân chúng đều đáp rằng: Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi! Philát bèn tha tên Baraba cho chúng; và khiến đánh đòn Đức Chúa Jêsus, đoạn giao Ngài ra để đóng đinh trên cây thập tự.”
Vào đương thời Đại chiến thế giới lần thứ hai, đã xảy ra bi kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, 6 triệu người Do Thái đã bị thảm sát bởi quân đội Đức của Đảng phát xít. Tội lỗi của họ đã kêu la rằng “Hãy đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên cây thập tự!”, và “Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi!” đã không hề bị tiêu mất, mà chắc chắn đã đến lúc họ phải trả giá cho tội lỗi ấy. Đây cũng chính là kết cục xảy ra bởi lời nói của họ.
Luca 19:1-9 “... Tại đó, có một người tên là Xachê, làm đầu bọn thâu thuế, và giàu có. Người đó tìm xem Đức Chúa Jêsus là ai, nhưng không thấy được, vì đoàn dân đông lắm, mà mình lại thấp. Vậy, Xachê chạy trước, trèo lên cây sung, để ngó thấy Đức Chúa Jêsus, vì Ngài phải đi qua đó. Đức Chúa Jêsus đến chỗ ấy, ngước mắt lên mà phán rằng: Hỡi Xachê, hãy xuống cho mau, vì hôm nay ta phải ở nhà ngươi. Xachê vội vàng xuống và mừng rước Ngài. Ai nấy thấy vậy, đều lằm bằm rằng: Người nầy vào nhà kẻ có tội mà trọ! Song Xachê đứng trước mặt Chúa, thưa rằng: Lạy Chúa, nầy, tôi lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất kỳ việc gì, tôi sẽ đền gấp tư. Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy, vì người nầy cũng là con cháu Ápraham.”
Vui mừng hết mức chỉ bởi sự thật rằng Đức Chúa Jêsus đã đến nhà mình, Xachê đã thưa lên Đức Chúa Jêsus rằng sẽ lấy nửa gia tài mình mà cho kẻ nghèo, và nếu có làm thiệt hại ai, bất cứ việc gì, thì mình sẽ đền gấp tư. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Hôm nay sự cứu đã vào nhà nầy.”
Xem ngôn hạnh mà các nhân vật trong Kinh Thánh để lại, thì chúng ta có thể đủ hiểu rằng lời thế nào là lời có thể đi vào Nước Thiên Đàng, lời thế nào là lời không thể đạt tới sự cứu rỗi. Kinh Thánh là sách nhằm để giáo dục sự công bình cho những nhân tài có tư cách trở nên nhà vua trên trời. Đức Chúa Trời đã ban lời phán quý báu này để dạy dỗ chúng ta về lời phải nói và lời không nên nói, suy nghĩ phải có và suy nghĩ không nên có, vậy chúng ta nên theo sự dạy dỗ này, chẳng phải vậy sao?
Hêbơrơ 3:8-19 “... Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng. Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là “Ngày nay,” hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng... trong khi còn nói rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn. Vả, ai là kẻ nghe tiếng Ngài rồi nổi loạn, há chẳng phải những người nhờ Môise dẫn ra khỏi xứ Êdíptô sao? Đức Chúa Trời đã giận ai trong bốn mươi năm? Há chẳng phải giận những kẻ phạm tội, mà thây họ đã ngã trong đồng vắng sao? Ngài lại thề với ai rằng không được vào sự yên nghỉ của Ngài? Há chẳng phải với những người không vâng lời sao? Vả, chúng ta thấy những người ấy không thể vào đó được vì cớ không tin.”
Người không có đức tin không biết cảm tạ sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho, mà chỉ luôn bất bình trong mọi sự thôi. Tất thảy những người như vậy đều sẽ bị loại ra, để không được đi vào sự yên nghỉ đời đời mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn.
Một lời nói cũng rất là quan trọng. Tại tòa án, tài liệu ghi âm lời đã nói của đương sự sẽ trở thành chứng cớ. Tòa án thế gian đã như vậy rồi, huống chi ở trên Nước Thiên Đàng sẽ chẳng như vậy sao? Vào ngày phán xét, Đức Chúa Trời sẽ điều tra hết thảy mọi lời chúng ta đã nói suốt thời gian qua, xem chúng ta đã sinh hoạt với lời cảm tạ, hay đã sinh hoạt với lời lằm bằm. Cho nên, Đức Chúa Trời đã phán rằng “Bởi lời nói mà ngươi sẽ được xưng là công bình, cũng bởi lời nói mà ngươi sẽ bị phạt.” (Mathiơ 12:36-37).
Chúng ta đang giữ gìn rất tôn trọng luật pháp, luật lệ và phép đạo của Đức Chúa Trời như Lễ Vượt Qua, ngày Sabát. Giống như vậy, giáo huấn về lời nói cũng là điều răn của Đức Chúa Trời mà chúng ta nhất định phải giữ. Chúng ta tuyệt đối không nên nói những lời ngốc nghếch làm hư mất đức tin của các thánh đồ, do bị quên mất Đức Chúa Trời giống mười người thám tử. Chúng ta hãy luôn nói lời ân huệ giúp nuôi dưỡng đức tin và giúp ơn cho.
Lời rao truyền Tin Lành là lời mà chúng ta đương nhiên phải nói, nên hãy nói hàng trăm lần, hàng ngàn lần. Hãy nói nhiều lời dâng vinh hiển, lời dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời. Mong tất thảy người nhà Siôn trở nên người vừa lòng Đức Chúa Trời bằng cách nói lời ân huệ và lời có đức độ, và có tấm lòng giống như Đavít, luôn cảm tạ lên ân điển của Đức Chúa Trời, luôn hạ thấp mình xuống mà dâng vinh hiển, tán dương lên Đức Chúa Trời, nhờ đó tất thảy đều được đạt tới sự cứu rỗi.