Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Hy Sinh của Đức Chúa Trời Đến Lần Thứ Hai
Vì Đức Chúa Trời là Vua của các vua, Chúa của các chúa nên Ngài xứng đáng được nhận vinh hiển, tôn quý và ngợi khen. Nhưng Đức Chúa Trời như thế đã bỏ lại vinh hiển trên trời sau lưng để đến trái đất này trong xác thịt. Thêm vào đó, Ngài còn đã đến lần thứ hai là vì ý niệm cứu rỗi tất thảy mọi con cái, là chúng ta.
Giống như cha mẹ chỉ quan tâm đến con cái, thì Đức Chúa Trời của chúng ta cũng luôn chỉ quan tâm đến sự cứu rỗi các con cái trên trời. Giờ này, chúng ta hãy suy nghĩ về ý nghĩa Tái Lâm và học sự dạy dỗ trong Kinh Thánh về tình yêu thương chí cao chí thuần và chí thánh của Đức Chúa Trời, là Đấng không tiếc hiến thân và hy sinh vì chúng ta.
Đức Chúa Trời trở nên xác thịt
Kinh Thánh là sách làm chứng về Đức Chúa Trời ban sự sống đời đời cho nhân loại (Giăng 5:39). Kinh Thánh đã ghi chép về sự kiện lớn Đức Chúa Trời mặc lấy xác thịt và đến tận trái đất này từ trên trời như sau.
Giăng 1:1-3 “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.”
Giăng 1:14 “Ngôi Lời (Đức Chúa Trời) đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha.”
“Ngôi Lời” được đề cập đến trong Giăng chương 1 chỉ ra Đức Chúa Trời đã dựng nên trời đất, muôn vật và loài người. Vào 2000 năm trước, Đức Chúa Trời - Đấng Sáng Tạo đã trở nên xác thịt và ở cùng nhân loại. Đấng đó chính là Đức Chúa Jêsus.
Đức Chúa Trời đáng được nhận ngợi khen và vinh hiển mỗi ngày ở trên Nước Thiên Đàng, nhưng Ngài đã đến trái đất này trong hình ảnh ở dưới thiên sứ, đó là để tìm kiếm và cứu rỗi các linh hồn đã phạm tội ở trên trời.
Luca 19:10 “Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất.”
Mathiơ 9:13 “Hãy đi, và học cho biết câu nầy nghĩa là gì: Ta muốn sự thương xót, nhưng chẳng muốn của lễ. Vì ta đến đây không phải để kêu kẻ công bình, song kêu kẻ có tội.”
Nhân loại chúng ta vốn là những linh hồn đã phạm tội ở trên trời và bị đuổi xuống trái đất này. Đức Chúa Trời đã đến trái đất này trong hình ảnh huyết và thịt như các con cái để cứu chuộc các con cái tội nhân trên trời ra khỏi tội lỗi, và dẫn dắt đi vào Nước Thiên Đàng (Hêbơrơ 2:14-15).
Đối với nhân sinh nhân loại đang rên rỉ do bị trói buộc trong xiềng xích của sự chết bởi tội lỗi, thì tin tức Đức Chúa Trời trở nên xác thịt và đến trái đất này với tư cách là Đấng Cứu Chúa, là “tin tức tốt lành vui mừng lớn” có một không hai (Luca 2:10-11). Tuy nhiên, người ta không hiểu biết sự thật này và không vui mừng đón tiếp Đức Chúa Trời đến trong xác thịt, thậm chí còn đối đãi Đức Chúa Trời theo ý muốn mình.
Giăng 1:10-12 “Ngôi Lời ở thế gian, và thế gian đã làm nên bởi Ngài; nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy. Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.”
Những người nhạo báng và bắt bớ Đức Chúa Trời
Mặc dù Đức Chúa Jêsus đến trái đất này, chịu sự gian khổ thay cho chúng ta và đích thân gánh nặng tội lỗi của chúng ta, nhưng nhân loại không quí trọng Ngài. Ngay cả các môn đồ tin Danh ấy và đón tiếp Ngài cũng không khác nhiều với họ vào đương thời Đức Chúa Trời ở trên trái đất này.
Mathiơ 26:47-56 “Khi Ngài còn đương phán, xảy thấy Giuđa là một người trong mười hai sứ đồ đến với một bọn đông người cầm gươm và gậy, mà các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân đã sai đến. Đứa phản Ngài đã trao cho bọn đó dấu nầy: Người nào mà tôi sẽ hôn, ấy là người đó, hãy bắt lấy. Tức thì Giuđa đến gần Đức Chúa Jêsus, mà rằng: Chào thầy! Rồi hôn Ngài. Nhưng Đức Chúa Jêsus phán cùng nó rằng: Bạn ơi! Vậy thì vì việc nầy mà ngươi đến đây sao? Rồi chúng nó đến gần tra tay bắt Đức Chúa Jêsus. Và nầy, có một người trong những người ở với Đức Chúa Jêsus giơ tay rút gươm ra, đánh đầy tớ của thầy cả thượng phẩm, chém đứt một cái tai của người. Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai cầm gươm thì sẽ bị chết vì gươm. Ngươi tưởng ta không có thể xin Cha ta lập tức cho ta hơn mười hai đạo thiên sứ sao? Nếu vậy, thế nào cho ứng nghiệm lời Kinh Thánh đã chép rằng việc nầy tất phải xảy đến?… Khi ấy, hết thảy môn đồ bỏ Ngài mà trốn đi.”
Đức Chúa Trời đến trái đất này mặc áo xác thịt và sống cuộc sống thợ mộc hèn mọn, và khi thời gian tiên tri đến thì Ngài chịu phép Báptêm khi Ngài được 30 tuổi, và rao giảng Tin Lành. Trước khi kết thúc cuộc đời làm việc công trong 3 năm rưỡi, Ngài đã lập Lễ Vượt Qua, là giao ước của sự tha tội cho nhân loại bởi bánh và rượu nho biểu tượng cho thịt và huyết của Ngài. Vào chính đêm đó, đã xảy ra sự việc Giuđa Íchcariốt là một trong mười hai môn đồ, đã phản bội và bán Đức Chúa Jêsus. Các môn đồ đã nói rằng sẵn lòng đi theo Chúa, đồng tù đồng chết, nhưng họ đều đã chạy trốn mỗi người một nơi; chỉ mỗi Phierơ - môn đồ có đức tin tốt nhất, đã vung gươm mà gắng sức bảo vệ Đức Chúa Jêsus, nhưng thậm chí kể cả Phierơ cũng đã chối Đức Chúa Jêsus ba lần trước khi gà gáy.
Như vậy, cuối cùng đã xảy ra sự việc đáng tiếc rằng Đức Chúa Jêsus bị bắt bởi các đầy tớ của các thầy tế lễ cả. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều điển hình khác về những người không đón tiếp Đức Chúa Trời một cách đúng đắn.
Mathiơ 27:1-5 “Đến sáng mai, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão trong dân hội nghị nghịch cùng Đức Chúa Jêsus để giết Ngài. Khi đã trói Ngài rồi, họ đem nộp cho Philát, là quan tổng đốc…”
Mathiơ 27:20-25 “Song các thầy tế lễ cả và các trưởng lão dỗ chúng hãy xin tha Baraba và giết Đức Chúa Jêsus. Quan tổng đốc cất tiếng hỏi rằng: Trong hai người nầy, các ngươi muốn ta tha ai? Chúng thưa rằng: Baraba. Philát nói rằng: Vậy, còn Jêsus gọi là Christ, thì ta sẽ xử thế nào? Chúng đều trả lời rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự! Quan hỏi: Song người nầy đã làm việc dữ gì? Chúng lại kêu la lớn hơn rằng: Đóng đinh nó trên cây thập tự! Philát thấy mình không thắng nổi chi hết, mà sự ồn ào càng thêm, thì lấy nước rửa tay trước mặt thiên hạ, mà nói rằng: Ta không có tội về huyết của người nầy; điều đó mặc kệ các ngươi. Hết thảy dân chúng đều đáp rằng: Xin huyết người lại đổ trên chúng tôi và con cái chúng tôi!”
Những người đã phản bội cực ác nhất Đức Chúa Trời đã đến trong xác thịt là những người tự xưng siêng năng tin Đức Chúa Trời. Họ đã âm mưu giết hại Đức Chúa Trời đã đến với bản thân họ. Họ đã không ngại mà nói lời xấc xược rằng xin thả tên trộm cướp Baraba và hãy đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Và họ đã hét lên rằng xin hãy để cái giá huyết mà đã giết Đức Chúa Jêsus ấy lại đổ trên bản thân họ và con cái của họ.
Đức Chúa Trời đến trái đất này để ban sự cứu rỗi, nhưng Ngài đã bị coi là ác hơn tên trộm cướp, bị đòn roi, bị đóng đinh trên thập tự giá và bị chết. Cảnh này được ghi chép sống động trong phần cuối của bốn quyển sách Tin Lành.
Mathiơ 27:38-44 “Cũng lúc đó, họ đóng đinh hai tên trộm cướp với Ngài… Những kẻ đi ngang qua đó chê cười Ngài, lắc đầu, mà nói rằng: Ngươi là kẻ phá đền thờ và dựng lại trong ba ngày, hãy cứu lấy mình đi! Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy xuống khỏi cây thập tự! Các thầy tế lễ cả, các thầy thông giáo và các trưởng lão cũng nhạo Ngài rằng: Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được. Nếu phải Vua dân Ysơraên, bây giờ hãy xuống khỏi cây thập tự đi, thì chúng ta mới tin. Nó nhờ cậy Đức Chúa Trời; nếu Đức Chúa Trời yêu nó thì bây giờ Ngài phải giải cứu cho, vì nó đã nói rằng: Ta là Con Đức Chúa Trời. Hai tên trộm cướp bị đóng đinh trên cây thập tự với Ngài cũng nhiếc móc Ngài như vậy.”
Người ta không chỉ bắt bớ và đóng đinh Đức Chúa Trời đã đến trong xứ Ngài trên thập tự giá, mà còn đã sỉ nhục và nhạo báng Ngài như thế. Nhiều người đã tiếp đãi như thế này đối với Đức Chúa Trời đến trong xác thịt.
Dù vậy mà, Đức Chúa Jêsus - bổn thể của Đức Chúa Trời, đã tự hạ Bản Thân xuống và vâng phục cho đến chết. Kể cả cho đến tận giây phút qua đời trên thập tự giá, Ngài đã cầu nguyện cho các tội nhân và không ngừng nỗ lực để cứu rỗi thêm dù chỉ một linh hồn nữa. Kể cả vào lúc thăng thiên sau phục sinh, Ngài đã dặn dò tha thiết các môn đồ về công việc cứu rỗi linh hồn (Tham khảo: Philíp 2:5-8, Luca 23:34-43, Mác 16:15-16).
Đức Chúa Trời đã đến trái đất khổ nạn một lần nữa
Chúng ta hãy giả sử là nếu mình đã đi nước nào đó, nhưng những người nước đó đều nhóm lại mà chửi mình, nhổ mặt và đấm mình. Nếu họ đánh đòn mình, cởi áo mình ra mà bắt thăm, rồi định giết mình, thì các anh chị em có muốn đi đến đó lần thứ hai không?
Đức Chúa Trời chúng ta đã đến trái đất này và bị chịu những sự việc này. Chúng ta hãy nghĩ xem trái đất này là nơi có ý nghĩa thế nào đối với Đức Chúa Trời. Trước hết, trái đất là nơi Ngài đã bị thử bởi Satan (Mathiơ 4:1-11). Là nơi Ngài bị phản bội bởi các môn đồ, và là nơi Ngài đã bị đối nghịch và nhạo báng bởi những người dân của Ngài mà tự xưng mình tin Đức Chúa Trời. Trái đất này là nơi Ngài đã bị đánh đòn rất nhiều, bị chịu khổ nạn và bắt bớ không thể miêu tả bằng lời, bị chịu đau đớn sự chết trong khi đổ huyết trên thập tự giá.
Êsai 53:1-7 “Ai tin điều đã rao truyền cho chúng ta… Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì. Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ. Nhưng người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương. Bởi sự sửa phạt người chịu chúng ta được bình an, bởi lằn roi người chúng ta được lành bịnh. Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy: Đức Giêhôva đã làm cho tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên người. Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng.”
Kinh Thánh ví dụ hình ảnh Đấng Christ chịu khổ nạn với “chiên con bị dắt đến hàng làm thịt”. Vậy thì, đối với chiên con, trái đất là nơi không khác gì hàng làm thịt.
Hàng làm thịt đầy mùi máu tanh và sát khí, nếu biết rằng đau đớn sự chết chờ đợi mình thì ai nào muốn đi đến nơi đó một lần nữa, phải không? Song, Đức Chúa Trời đã phán rằng Ngài sẽ đến một lần nữa.
Hêbơrơ 9:27-28 “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.”
Đức Chúa Trời đã lựa chọn trái đất này một lần nữa để cứu chúng ta. Tuy nhiên, lần này Thánh Linh và Vợ Mới cùng đến. Dù Ngài biết rõ hơn bất cứ ai rằng nếu đến nơi này thì tất thảy mọi sự bắt bớ và khổ nạn chờ đợi Ngài, nhưng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã cùng đến trái đất này (Tham khảo: Khải Huyền 22:17, 21:9, Galati 4:26). Vì nếu Ngài không mặc áo xác thịt và đến trái đất này lần nữa thì các con cái không thể được cứu rỗi, nên Ngài lại đã đến trái đất này lần thứ hai để cứu các con cái hơn là suy nghĩ cho sự an nguy của Ngài. Cho nên, Kinh Thánh cho biết rằng Đức Chúa Trời là Sự Yêu Thương.
I Giăng 4:7-8 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.”
Vì Đức Chúa Trời của chúng ta quí trọng và yêu thương chúng ta hơn bất kỳ thiên sứ nào đó, hơn bất kỳ linh vật nào đó trên toàn vũ trụ, nên Ngài lại đã đến trái đất này một lần nữa, đến chính nơi mà Ngài đã chịu tất thảy mọi nhục mạ và gian khổ khi đến lần thứ nhất rồi. Khi tái lâm, Đức Chúa Trời cũng đã một mực đi con đường hy sinh và khổ nạn vì các con cái trên trời đã bị mất, giống như thời Sơ Lâm.
Sự cứu rỗi được ban cho bởi hy sinh
Sự việc Đức Chúa Trời tái lâm trên trái đất này, nơi sự chết và phản bội chờ đợi Ngài, nơi có nhiều người không tin và đối nghịch Ngài hơn người có đức tin về Ngài, không phải là sự việc dễ dàng. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời của chúng ta đã làm như vậy rồi. Bởi nếu là vì sự cứu rỗi của các con cái, thì Ngôi Lời, tức Cha Mẹ của chúng ta, sẵn sàng mặc xác thịt mà đến trái đất này dù là mấy lần đi chăng nữa.
Sự tha tội và sự cứu rỗi được ban cho chúng ta trong sự đổ huyết và hy sinh chí thánh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ. Tôi mong các anh chị em hãy cảm tạ ân huệ ấy của Ngài và đi theo Đức Chúa Trời Cha Mẹ cho đến cuối cùng, nhờ đó trở thành các con cái trên trời được đi vào Nước Thiên Đàng.
Hêbơrơ 2:1-3 “Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe, e kẻo bị trôi lạc chăng. Vì nếu lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi, mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? - là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta.”
Chúng ta không được coi thường sự cứu rỗi lớn lao như thế này. Chẳng phải vì chúng ta được nhận cách nhưng không mà sự cứu rỗi không có giá trị đâu. Đây là sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời thậm chí đã phải bỏ lại sau lưng vinh hiển trên trời mà ban cho chúng ta.
Đức Chúa Trời chọn trái đất đầy đau khổ này tận hai lần và ngự đến trên đất này vì sự cứu rỗi của chúng ta. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến mức ấy, và Ngài quan tâm đến hạnh phúc đời đời của chúng ta.
Vậy, chúng ta phải hiểu biết giá trị của sự cứu rỗi và tiếp nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là ân huệ. Tôi mong không một ai bị rời khỏi hàng ngũ của sự cứu rỗi, mà đi theo con đường lẽ thật giao ước mới Cha Mẹ đã mở, nhờ đó tất thảy đều được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Tôi mong tất thảy hãy nắm chắc mão triều thiên của sự sống đã được hứa cho đến cuối cùng, nhờ đó trở thành “thầy tế lễ nhà vua” trên trời (I Phierơ 2:9), được hưởng vinh hiển đời đời mãi mãi trên Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.