한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Có Yêu Mến Đức Chúa Trời Chăng?


Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta. Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta trong tình yêu thương từ trước sáng thế. Ngài lo lắng cho sự an nguy của chúng ta kể cả cho đến tận lúc trút hơi thở cuối cùng sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Và Ngài vẫn không ngừng yêu thương chúng ta kể cả vào giây phút này.

Vậy thì, liệu chúng ta có đang yêu mến Đức Chúa Trời không? Chúng ta đang bước đi trên con đường đức tin trong Đức Chúa Trời, song mong chúng ta hãy có thời gian suy nghĩ thêm một lần nữa xem chúng ta thật sự có đang yêu mến Đức Chúa Trời không.

Kinh Thánh phán rằng “Phàm kẻ nào yêu mến Giêrusalem sẽ được giới thạnh.” và “Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài.” (Thi Thiên 122:6, I Côrinhtô 2:9). Mong năm nay trở nên Năm Hân Hỉ phần hồn mà tất thảy mọi chúng ta đều có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời, nhờ đó chúng ta đều được nhận và hưởng tất thảy mọi phước lành và ân huệ mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn. Mong tất thảy chúng ta đều trở thành các con cái trên trời được đồng hành cùng với Đức Chúa Trời mà đạt tới Nước Thiên Đàng cách vui mừng với tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời.

Giá như được sanh lại thành mẹ của mẹ


Cách đây không lâu, tôi đã đọc được một bài viết “Nếu được sanh lại trên thế gian” trên Internet. Trong giờ học tại một trường cấp II nọ, giáo viên đã ra bài tập làm văn với chủ đề “Nếu được sanh lại trên thế gian”. Được cho biết rằng trong số các bài viết mà các học sinh nộp, có một bài viết rất nổi trội. Bài viết ấy là của một học sinh khuyết tật, phải đến trường trên xe lăn với sự giúp đỡ của mẹ.

Lời mở đầu của bài viết bắt đầu với ước mong rằng “Nếu được sanh lại trên thế gian thì tôi muốn trở thành mẹ của mẹ.” Xem lý do trần thuật bên dưới thì được biết học sinh đó đã nghĩ mẹ cậu đã vất vả và khổ nhọc biết bao bởi mẹ luôn đưa đón cậu đi học, lại luôn chăm lo săn sóc cậu suốt đêm ngày cho đến tận bây giờ. Nhận thấy rằng so với vô số tình yêu thương đã nhận từ mẹ thì dù con cái hiếu thảo đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thể hiếu thảo đến tận mức ấy, thế nên cậu đã đưa ra kết luận rằng con đường có thể báo đáp lại hết thảy ân huệ lớn lao của mẹ chỉ là trở thành mẹ của mẹ mà thôi.

Nếu được sanh lại thì hẳn cậu cũng có ước mơ được sanh ra một cách mạnh khỏe rồi trở thành vận động viên điền kinh hoặc vận động viên nhảy cao, thế mà mong ước của học sinh này không vì bản thân mình. Cậu suy xét kỹ rằng làm thế nào để có thể đền đáp được tình yêu thương và sự nhiệt tình của mẹ, người luôn hiến thân cho đến tận ngày nay, bằng tấm lòng một mực mong con cái được tốt đẹp. Thế rồi cậu đã mong muốn trở thành mẹ của mẹ nếu được sanh lại, để đền đáp y nguyên vô số tình yêu thương hy sinh đã được nhận từ mẹ. Cậu học sinh cấp II nhỏ bé suy nghĩ thật tuyệt vời như người lớn.

Tuy là bài viết ngắn nhưng ấy là câu chuyện mang lại sự rung động lớn trong tấm lòng. Chúng ta chỉ nghĩ trước về nỗi khó khăn và vất vả của bản thân mình, nhưng cậu học sinh ấy nghĩ tới mẹ luôn hy sinh vì bản thân mình, nhiều hơn là nghĩ tới bản thân mình, thế nên đã viết bài văn rằng “Nếu được sanh lại thì tôi muốn trở thành mẹ của mẹ.”

Chúng ta cũng đừng chỉ nghĩ tới đau đớn và khổ nhọc của bản thân mình, mà hãy nghĩ tới Đức Chúa Trời Mẹ bước đi trên con đường hy sinh vì các con cái. Mong chúng ta cũng chứa đầy sự hy sinh của Mẹ trong tấm lòng giống cậu học sinh đó, để rồi trở thành các con cái biết sống vì Mẹ.

“Ngươi yêu Ta chăng?”


Hội Thánh không phải là nơi chỉ tồn tại chế độ và nghi thức để dâng thờ phượng, mà là không gian các con cái yêu mến Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời - Đấng Sự Yêu Thương ban tình yêu thương xuống các con cái. Kể cả khi dâng thờ phượng cũng phải có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Nếu tiến hành thờ phượng chỉ đơn thuần là theo chế độ và nghi thức trong khi không yêu mến Đức Chúa Trời, thì thờ phượng ấy không thể được xem là bàn thờ vui mừng mà Đức Chúa Trời mong muốn.

Phải dâng trọn vẹn tấm lòng của chúng ta lên Đức Chúa Trời (Mathiơ 22:35-38). Giống như cậu học sinh cấp II trong câu chuyện muốn đền đáp tình yêu thương của mẹ đã vất vả vì bản thân mình, chúng ta cũng phải đến Hội Thánh, dâng lễ thờ phượng ngày Sabát, giữ Lễ Vượt Qua và chạy hướng tới Nước Thiên Đàng, với tấm lòng yêu mến hướng về Đức Chúa Trời.

Hãy nghĩ tới trường hợp của Phierơ và Giuđa Íchcariốt trong số mười hai môn đồ của Đức Chúa Jêsus. Ban đầu cả hai đều đã nói rằng sẽ đi theo Đức Chúa Jêsus bất cứ nơi nào Ngài đi, và trở thành môn đồ. Song, một người đã bước trên con đường của người tử vì đạo theo sau Đức Chúa Jêsus cho đến cuối cùng bằng tấm lòng yêu mến Ngài, còn một người khác đã trở nên kẻ phản bội bán Đức Chúa Jêsus lấy 30 đồng bạc, khiến Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. Kết quả của người yêu mến Đức Chúa Trời trọn vẹn và người không yêu mến Ngài đã rất khác nhau.

Giăng 21:15-17 “Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Simôn Phierơ rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta. Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta chăng? Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta chăng? Phierơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng? Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta.”

Đức Chúa Jêsus đã hỏi Phierơ rằng “Ngươi yêu Ta chăng?” khi Ngài giao phó bầy chiên của Đức Chúa Trời cho ông. “Ngươi yêu Ta chăng?” “Lạy Chúa, phải.” “Ngươi yêu Ta chăng?” “Chẳng phải Chúa còn biết rõ hơn cả tôi sao?” Tấm lòng của Phierơ yêu mến Đức Chúa Jêsus đến vậy đã trở nên nền tảng của Hội Thánh Sơ Khai.

Vào ngày nay, nếu Đức Chúa Trời hỏi chúng ta như thế này, thì chẳng phải chúng ta cũng nên đáp lời tận sâu thẳm đáy lòng rằng “Lạy Chúa, phải.” hay sao? Hãy suy nghĩ tới hy sinh và lao khổ của Cha Mẹ là Đấng đã chịu đựng đau đớn thập tự giá, và một lần nữa lại mặc xác thịt mà đến và khổ nhọc đến tận ngày nay để cứu rỗi chúng ta. Chúng ta đơn giản chỉ nghĩ tới mỗi hy sinh trên thập tự giá, song cho đến tận khi lịch sử ấy được ứng nghiệm, thì từng mỗi một của lễ chuộc tội được dâng lên hằng ngày trong quãng thời gian dài đằng đẵng là 1500 năm từ thời đại Môise cho đến tận thời đại Đức Chúa Jêsus, đều biểu tượng cho nỗi đau đớn và tình yêu thương hy sinh của Đức Chúa Trời. Thỉnh thoảng chúng ta quên rằng Đức Chúa Trời đã đến trái đất này để cứu rỗi các con cái tội nhân, và chịu nỗi đau đớn vượt qua sự chết bởi tội lỗi của chúng ta.

Đức Chúa Trời có thể ngự ở trên Nước Thiên Đàng vinh hiển một cách thoải mái, thế mà sao Ngài lại đến tận trái đất này và phải chịu đựng cản trở, phỉ báng từ người thế gian chứ? Tất thảy là bởi chúng ta. Đó là bởi Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến thế.

Người yêu mến Đức Chúa Trời


Người yêu mến Đức Chúa Trời sẽ không phản bội Đức Chúa Trời bởi cớ Ngài không ban cho nhiều tiền công hoặc Ngài không ban cho chức trách cao. Giuđa Íchcariốt đã không có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Hắn đã yêu vật chất hơn cả Đức Chúa Trời.

Giống như Phierơ, chúng ta hãy bước đi trên con đường đức tin yêu mến Đức Chúa Trời với tấm lòng trung thành và đi theo Ngài cho đến cuối cùng. Khi luôn suy nghĩ rằng làm thế nào để có thể nhận biết tình yêu thương của Đức Chúa Trời và báo đáp tình yêu thương ấy ra sao, thì chúng ta tuyệt đối sẽ không trở nên sự tồn tại ngốc nghếch giống Giuđa Íchcariốt.

Xuất Êdíptô Ký 20:6 “Và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.”

Đức Chúa Trời ban phước lành lớn lao làm ơn đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài. Phần thưởng lớn không được ban cho bất kỳ ai. Ngẫm nghĩ lời này thì có thể biết được sự thật rằng dù vô số người sống trên trái đất này, nhưng số người thật sự yêu mến Đức Chúa Trời là ít ỏi.

Phục Truyền Luật Lệ Ký 13:1-3 “Nếu giữa ngươi có nổi lên một tiên tri hay là một kẻ hay chiêm bao làm cho ngươi một dấu kỳ hoặc phép lạ, nếu dấu kỳ hoặc phép lạ nầy mà người đã nói với ngươi được ứng nghiệm, và người có nói rằng: Ta hãy đi theo hầu việc các thần khác mà ngươi chẳng hề biết, thì chớ nghe lời của tiên tri hay là kẻ hay chiêm bao ấy, vì Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi thử các ngươi, đặng biết các ngươi có hết lòng hết ý kính mến Giêhôva Đức Chúa Trời của các ngươi chăng.”

Đã được chép rằng Đức Chúa Trời thử chúng ta, đặng biết chúng ta có hết lòng hết ý kính mến Đức Chúa Trời chăng. Đôi khi chúng ta nâng niu bản thân mình hơn là nghĩ tới Đức Chúa Trời, nghĩ tới vinh hiển của mình hơn là vinh hiển của Đức Chúa Trời, thế mà môi miệng lại nói về ân huệ và sự hy sinh của Đức Chúa Trời, thì ấy chẳng phải là sự việc thật có lỗi hay sao?

Đừng chỉ nghĩ cho riêng lập trường của mình, mà hãy nhìn Đức Chúa Trời. Chúng ta phải kính sợ Cha Mẹ trong khi luôn nghĩ xem vì cái gì mà Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng đã từ bỏ tất thảy mọi quyền lợi Ngài mà đến tận trái đất này và ngụ cùng chúng ta. Người nghĩ trước tới vinh hiển của Đức Chúa Trời và nỗi đau đớn của Đức Chúa Trời, thật sự là người yêu mến Đức Chúa Trời.

Các Quan Xét 5:31 “Ôi, Đức Giêhôva! nguyện hết thảy kẻ cừu địch Ngài đều hư mất như vậy! Nguyện những kẻ yêu mến Ngài được giống như mặt trời, Khi mọc lên rực rỡ! Đoạn, xứ được hòa bình trong bốn mươi năm.”

Đây là cảnh nữ tiên tri Đêbôra cầu khẩn phước lành cho những người yêu mến Đức Chúa Trời. Nữ tiên tri đã cầu xin Đức Chúa Trời hầu cho hết thảy kẻ cừu địch Đức Chúa Trời đều hư mất, còn những người yêu mến Đức Chúa Trời được giống như mặt trời khi mọc lên rực rỡ.

Để trở thành con cái của Đức Chúa Trời mạnh mẽ về phần hồn thì trên hết là cần phải có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Hãy nghĩ xem liệu mình có đang yêu mến Đức Chúa Trời không, trước khi tự hào rằng “Tôi truyền đạo giỏi. Tôi dạy lời giỏi. Tôi là địa vực trưởng. Tôi là khu vực trưởng. Tôi là người chăn.” Đức Chúa Trời không hỏi chúng ta rằng “Chức vụ của con là gì?”, “Con làm giỏi việc gì?” Ngài chỉ hỏi chúng ta rằng “Con yêu Ta chăng?” Đức Chúa Trời sẽ tìm các con cái đáp từ đáy lòng rằng “Vâng!” đối với câu hỏi này.

Vinh hiển được ban cho bởi yêu mến Đức Chúa Trời


Sự khôn ngoan và vinh hiển của Salômôn, kể cả sự cường thịnh của đất nước Ysơraên vào thời đại Salômôn, tất thảy đều bắt nguồn từ tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời.

I Các Vua 3:3-10 “Salômôn kính mến Đức Giêhôva, và đi theo các luật lệ của Đavít, cha mình… trên bàn thờ đó Salômôn dâng một ngàn con sinh làm của lễ thiêu. Tại Gabaôn, lúc ban đêm, Đức Giêhôva hiện đến cùng Salômôn trong cơn chiêm bao, và phán với người rằng: Hãy xin điều gì ngươi muốn ta ban cho ngươi. Salômôn thưa rằng… Bây giờ Chúa đã khiến kẻ tôi tớ Chúa trị vì kế Đavít, là cha tôi; nhưng tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ chẳng biết phải ra vào làm sao. Kẻ tôi tớ Chúa ở giữa dân của Chúa chọn, là một dân đông vô số, không thể đếm được. Vậy, xin ban cho kẻ tôi tớ Chúa tấm lòng khôn sáng, để đoán xét dân sự Ngài và phân biệt điều lành điều dữ; vì ai có thể đoán xét dân rất lớn này của Chúa? Lời của Salômôn đẹp lòng Chúa, vì người đã cầu xin sự đó.”

Nếu Salômôn đã không có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời thì khi cơ hội được nhận phước lành đến, Salômôn đã cầu xin điều gì đó cho bản thân mình rồi. Song, ông ấy đã cầu xin sự khôn ngoan biết phân biệt thiện ác để có thể xét đoán ngay thẳng hầu cho các người dân của Đức Chúa Trời không bị hy sinh bởi việc không công bằng. Lời đáp này của Salômôn đã rất đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Người yêu mến Đức Chúa Trời có được suy nghĩ vừa ý Đức Chúa Trời trong mọi sự. Đức Chúa Trời đã phán rằng Ngài sẽ ban cho dân chúng một lòng đồng nhau (Êxêchiên 11:19-20), mà để tất thảy các anh em chị em đều có một lòng đồng nhau với Đức Chúa Trời, thì tất thảy chúng ta phải có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời.

Lý do chúng ta phải yêu mến Đức Chúa Trời rất rõ ràng. Xét về mặt linh hồn thì chúng ta - những người đang bì bõm trong tội lỗi, đều là những tồn tại chẳng thể làm được bất cứ điều gì và không tránh khỏi sự chết nếu bị bỏ mặc. Duy chỉ Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã quan tâm đến chúng ta. Cha đã đến trái đất này, trải qua năm tháng khổ nạn suốt 37 năm, trong khi lo nghĩ làm cách nào để cứu rỗi các con cái, và Mẹ cũng đang ở cùng với chúng ta cho tới tận bây giờ.

Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã đến trái đất này trong xác thịt và được đối xử rất trọng thị hay sao? Nếu vậy thì không đúng với lời tiên tri Kinh Thánh. Ngài đã đốt cháy lòng bởi cầu nguyện và cầu khẩn suốt ngày đêm, và một Mình gánh vác tất thảy ách tội lỗi của các con cái. Chỉ cần các con cái được sống, thì Ngài coi sự bị chế giễu, bị bắt bớ, bị phản bội, chẳng là gì cả, và đảm đương tất thảy mọi đau đớn. Có người nào muốn đi đến lại nơi mà mình đã từng đến đó một lần rồi bị chết chăng? Song, Đức Chúa Trời đã lại đến tận trái đất này một lần nữa để cứu chúng ta.

Thay vì đau đớn bởi nỗi đau và lo lắng của bản thân, chúng ta hãy suy nghĩ tới Đức Chúa Trời đã chịu khổ nạn vì chúng ta mà chiến thắng tất thảy mọi khó khăn. Chúng ta phải hiểu ra tình yêu thương ấy của Đức Chúa Trời hy sinh vì chúng ta, phải dâng lên cảm tạ và vinh hiển tận sâu thẳm đáy lòng bằng tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Giả sử Đức Chúa Trời hỏi chúng ta rằng muốn làm gì nếu được sanh lại, thì chúng ta phải trả lời rằng muốn sanh ra thành con cái yêu mến Đức Chúa Trời Cha Mẹ nhiều hơn nữa, chẳng phải vậy sao? Mong chúng ta đều trở thành các con cái nghĩ xem chúng ta có thể làm gì cho Đức Chúa Trời, là Đấng hy sinh vì chúng ta.

“Tôi yêu mến Đức Chúa Trời!”


Bởi có tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời, nên Salômôn cũng đã có sự khôn ngoan, và Đức Chúa Trời dẫn dắt cho tất thảy mọi việc Salômôn làm đều được thạnh lợi. Đavít - cha của Salômôn cũng thật lòng yêu mến Đức Chúa Trời. Xem ghi chép trong Thi Thiên thì thấy rằng câu “Tôi yêu mến Ngài!” đã trở thành lời hát của Đavít.

Thi Thiên 18:1-11 “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là năng lực tôi, tôi yêu mến Ngài. Đức Giêhôva là hòn đá tôi, đồn lũy tôi, Đấng giải cứu tôi; Đức Chúa Trời là hòn đá tôi, nơi Ngài tôi sẽ nương náu mình; Ngài cũng là cái khiên tôi, sừng cứu rỗi tôi, và là nơi náu ẩn cao của tôi. Đức Giêhôva đáng được ngợi khen; tôi sẽ kêu cầu Ngài, Ắt sẽ được giải cứu khỏi các kẻ thù nghịch tôi. Các dây sự chết đã vương vấn tôi, Lụt gian ác chảy cuộn làm cho tôi sợ hãi. Những dây Âm phủ đã vấn lấy tôi, Lưới sự chết hãm bắt tôi. Trong cơn gian truân tôi cầu khẩn Đức Giêhôva, Tôi kêu cầu Đức Chúa Trời tôi: Tại đền Ngài, Ngài nghe tiếng tôi, Và tiếng kêu cầu của tôi thấu đến tai Ngài…”

Khi ghi chép bài thơ này, Đavít đã viết câu thơ đầu tiên nhất rằng “Hỡi Đức Giêhôva, Ngài là năng lực tôi, tôi yêu mến Ngài.” Các vị anh hùng Kinh Thánh được cứu rỗi, bất kể Đavít lẫn Salômôn, đều đã hoàn thành sự nghiệp vĩ đại bởi tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời chứ không bởi ý thức nghĩa vụ nào đó. Nếu là công việc làm với ý thức nghĩa vụ thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, bất lực khi thời gian trôi qua. Song, nếu là công việc làm với tình yêu thương thì không như vậy. Dù cha mẹ thức trắng suốt mấy đêm để cứu sống con cái thì cũng không hề mệt mỏi. Đó chính là sức mạnh của tình yêu thương.

Khi cảm thấy mệt nhọc bởi công việc Tin Lành thì xin hãy nghĩ rằng liệu mình có đang yêu mến Đức Chúa Trời không. Nếu nghĩ rằng vì được giao phó cho công việc nào đó nên mình đang làm công việc ấy, thì sẽ cảm thấy mệt nhọc. Song khi làm bằng tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời thì tuyệt đối sẽ không thấy mệt mỏi. Công việc làm không với tình yêu thương thì không có ý nghĩa gì cả (I Côrinhtô 13:1-3). Phải là công việc làm với tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời thì mới có thể được gọi là Tin Lành.

Nếu cho tới tận bây giờ chúng ta chỉ nhận tình yêu thương từ Đức Chúa Trời, thì kể từ bây giờ chúng ta phải dâng lại lên Đức Chúa Trời dù là một chút. Khi chúng ta dâng vinh hiển lên Đức Chúa Trời, tôn quý Đức Chúa Trời, luôn yêu mến Đức Chúa Trời như Đavít và Salômôn, thì Đức Chúa Trời sẽ ban cho chúng ta nhiều sự khôn ngoan và phước lành.

Trên thế gian này có vô số người yêu mến bản thân mình hơn là yêu mến Đức Chúa Trời. Song, chúng ta thì yêu mến Đức Chúa Trời. Mong chúng ta hãy dâng vinh hiển lớn lao hơn nữa lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ bằng đức tin thấm đượm tấm lòng yêu mến Đức Chúa Trời, và đi theo bất cứ nơi nào Cha Mẹ dẫn dắt cho đến cuối cùng, bằng tấm lòng yêu mến Ngài. Mong tất thảy chúng ta đều trở thành người nhà Siôn tay nắm tay cùng nhau đi vào tận Nước Thiên Đàng vinh hiển mà Cha Mẹ đã sắm sẵn.