Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Tai Vạ và Lễ Vượt Qua
Khi tỉnh dậy vào buổi sáng, rất nhiều tin tức tai vạ và tai nạn được truyền đạt tới chúng ta thông qua thời sự. Trong số các loại tai vạ ấy thì tai vạ lớn nhất là gì? Lễ Vượt Qua là thuốc mà Đức Chúa Trời đã kê đơn cho để hầu cho tránh được tai vạ nào?
Các tai vạ xảy ra trên thế gian này dù có kéo dài lâu đến đâu đi nữa, thì cũng không thể vượt quá giới hạn tuổi thọ của loài người. Song, xem Kinh Thánh thì thấy rằng có tai vạ sẽ phải chịu đời đời mãi mãi, và tai vạ ấy quá kinh khủng đến mức dù muốn chết đi thì sự chết cũng tránh khỏi người ta. Đằng sau sự Đức Chúa Trời ban cho chúng ta lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới có chứa đựng ý muốn khẩn thiết của Ngài mong cứu vớt chúng ta ra khỏi tai vạ khủng khiếp ấy.
Tai vạ nối tiếp đời đời mãi mãi
Trên thế gian này có những người bị chịu đau đớn bởi các tai nạn hoặc các thiên tai địa biến không ngờ tới. Cũng có những người bị đau đớn bởi bệnh tật, lại cũng có những người đang gặp phải khó khăn bởi vấn đề sinh hoạt. Như vậy, khi sống ở đời này, mỗi người sẽ phải đối diện với các tai vạ lớn nhỏ theo các hình thái đa dạng.
Nhưng, mục đích sau cùng mà Đức Chúa Trời lập nên lẽ thật Lễ Vượt Qua cho chúng ta, là để cứu rỗi chúng ta khỏi tai vạ lớn nhất, là tai vạ thực sự phải chịu đời đời mãi mãi. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tai vạ lớn nhất mà Kinh Thánh nói đến.
Khải Huyền 19:20-21 “Nhưng con thú bị bắt và tiên tri giả là kẻ đã làm phép lạ trước mặt con thú, nhờ đó lừa dối những người đã nhận dấu hiệu con thú cùng thờ lạy hình tượng nó, cũng bị bắt với nó nữa; cả hai đều đương sống bị quăng xuống hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng. Những kẻ khác đều bị giết bởi lưỡi gươm ra từ miệng Đấng cưỡi ngựa, và hết thảy chim chóc đều được ăn thịt chúng nó no nê.”
Khải Huyền 20:10 “Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.”
Nói một cách dễ hiểu thì “hồ có lửa và diêm cháy bừng bừng” được đề cập đến trong Khải Huyền là địa ngục. Kinh Thánh đang làm chứng về sự thật rằng có Nước Thiên Đàng mà linh hồn được hưởng phước lạc đời đời thì cũng tồn tại địa ngục là nơi linh hồn phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.
Chúng ta tuyệt đối không nên chịu tai vạ này. Kể cả tai vạ bị chịu chốc lát trên thế gian này cũng đã đớn đau rồi, và kể cả ở giữa tai vạ như thế thì Đức Chúa Trời cũng trải bày đôi tay bảo hộ của Ngài. Nhưng vấn đề quan trọng nhất là chúng ta được nhận sự cứu rỗi khỏi tai vạ này, là tai vạ phải chịu đời đời mãi mãi. Vì mong muốn các con cái không bị chịu tai vạ địa ngục đời đời, nên Đức Chúa Trời đã đích thân mặc lấy xác thịt mà đi xuống trái đất này.
Lời dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus về địa ngục
2 nghìn năm trước, Đức Chúa Jêsus đã truyền bá Tin Lành Nước Thiên Đàng, và đã dạy dỗ cho người ta về nguyên lý của thế giới linh hồn. Lời phán “Tuyệt đối đừng đi xuống địa ngục.” chiếm một phần quan trọng kể cả trong số các lời dạy dỗ của Đấng Christ.
Mathiơ 5:29-30 “Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào địa ngục.”
Mathiơ 18:7-9 “… Nếu tay hay là chân ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, hãy chặt và ném nó cho xa ngươi đi; vì thà ngươi què chân hay là cụt tay mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ cả hai tay hay là hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời. Nếu con mắt ngươi làm cho ngươi sa vào tội lỗi, thì hãy móc mà ném cho xa ngươi đi; vì thà ngươi một mắt mà vào nơi hằng sống, còn hơn là đủ hai mắt mà bị quăng vào lửa địa ngục.”
Địa ngục là nơi phải chịu đau đớn đời đời mãi mãi, tất thảy mọi việc phải chịu đựng ở nơi đó là tai vạ cực kỳ khủng khiếp như tên gọi của nó. Đức Chúa Trời khẩn thiết dặn dò đi dặn dò lại rằng tuyệt đối đừng nên chịu tai vạ địa ngục.
Không đi theo con đường mà Đức Chúa Trời dẫn dắt thì không thể tránh khỏi lửa địa ngục đời đời. Đây cũng chính là lý do mà vào 2 nghìn năm trước Đức Chúa Jêsus đã trách mắng những người Pharisi hoặc các thầy thông giáo, là những người bề ngoài thì kêu rằng “Lạy Chúa, lạy Chúa!” như thể mình tin Đức Chúa Trời, song tấm lòng lại cách xa Đức Chúa Trời.
Mathiơ 23:15 “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pharisi, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đi khắp dưới nước trên bộ để khuyên một người vào đạo mình; và khi đã khuyên được rồi, thì các ngươi làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai các ngươi.”
Mathiơ 23:10-13 “Cũng đừng chịu ai gọi mình là chủ; vì các ngươi chỉ có một Chủ, là Đấng Christ... Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pharisi, là kẻ giả hình! Vì các ngươi đóng nước thiên đàng trước mặt người ta; các ngươi không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở.”
Các lãnh đạo tôn giáo đương thời không tuân thủ phép đạo của Đức Chúa Trời, đóng cửa Nước Thiên Đàng bằng cách làm sự trái luật pháp, chính chúng không đi vào đó, và có ai muốn vào thì chúng lại hủy báng khiến họ không thể đi vào đó; và khi đã khuyên được một người vào đạo mình rồi, thì chúng làm cho họ trở nên người địa ngục gấp hai chúng. Đức Chúa Jêsus đã trách mắng chúng một cách nghiêm khắc. Đức Chúa Jêsus đã quy định rằng chúng là các tiên tri giả, và đã cảnh cáo rằng nếu theo chúng thì sẽ không tránh khỏi phán quyết địa ngục (Mathiơ 7:15-23, 23:33).
Đây cũng chính là lý do mà tuy ngày nay có vô số hội thánh, nhưng chúng ta phải tìm ra Hội Thánh làm theo lẽ thật bằng cách dò xem Kinh Thánh. Đức Chúa Trời thậm chí đã hy sinh thân thể chí thánh của Ngài để cứu vớt chúng ta ra khỏi xiềng xích của tội lỗi và sự chết, và giải phóng chúng ta khỏi tai vạ địa ngục, thế mà chúng ta lại làm sự trái luật pháp mà bị trói buộc vào tội lỗi thì không được. Tại địa ngục, là điểm đích cuối cùng của những người không tuân theo lẽ thật, đau đớn ấy sẽ kéo dài đời đời mãi mãi. Ai có thể đảm đương nổi tai vạ sẽ bị chịu đời đời mãi mãi này đây?
Giao ước mới Lễ Vượt Qua giúp thoát khỏi tai vạ địa ngục
Cho nên, Đức Chúa Jêsus đã ban cho lời dạy dỗ rằng thà bị mất một phần của thân thể, còn hơn là đi vào địa ngục. Lẽ thật mà Ngài đã lập nên để giúp cho chúng ta thoát khỏi tai vạ địa ngục, chính là giao ước mới Lễ Vượt Qua.
Luca 22:7-15 “Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt Qua cho chúng ta ăn… Hai môn đồ đi, quả gặp những điều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt Qua. Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn.”
Vì điều gì mà Đức Chúa Jêsus đã rất muốn ăn Lễ Vượt Qua vậy? Đức Chúa Jêsus đã mong muốn tìm và cứu kẻ bị mất (Luca 19:10). Kinh Thánh gọi sự bị rơi vào tai vạ địa ngục đời đời là sự diệt vong, còn sự được cứu khỏi đó là sự cứu rỗi. Đức Chúa Jêsus đã đến trái đất này để giúp chúng ta được thoát khỏi tai vạ phải chịu khổ nạn đời đời mãi mãi. Điều mà Đức Chúa Jêsus rất muốn giữ chính là Lễ Vượt Qua.
Luca 22:19-20 “Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”
Vào Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus đã hầu cho các môn đồ ăn bánh và uống rượu nho tượng trưng cho thánh thể và huyết báu của Đức Chúa Jêsus và phán rằng này là “giao ước mới”. Tại đây, chúng ta cần phải suy nghĩ xem tại sao Đức Chúa Jêsus đã lập ra giao ước mới. Từ vựng “vượt qua” trong Lễ Vượt Qua có nghĩa là vượt qua, mà ấy là vượt qua cái gì? Ấy có nghĩa là vượt qua tai vạ.
Xuất Êdíptô Ký 12:11-14 “… ấy là lễ Vượt qua của Đức Giêhôva. Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Đức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Đức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.”
Khởi nguyên của nghi thức Lễ Vượt Qua bắt nguồn từ 3500 năm trước vào thời đại Cựu Ước. Vào đương thời Xuất Êdíptô, Môise đã hầu cho những người dân Ysơraên giết chiên con vào Lễ Vượt Qua, bôi huyết của nó trên cây cột và mày cửa nhà. Vậy khi thiên sứ hủy diệt trông thấy huyết thì sẽ vượt qua nhà ấy. Đây là lời hứa giữa Đức Chúa Trời và người dân Ysơraên.
Như vậy, Lễ Vượt Qua có ý nghĩa là vượt qua tai vạ. Tai vạ lớn nhất giữa các tai vạ chẳng phải là mười tai vạ đã giáng xuống xứ Êdíptô, cũng chẳng phải là bảy tai vạ cuối cùng, mà chính là tai vạ địa ngục. Bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua không đơn thuần là bánh và rượu nho, mà nó có chứa đựng giao ước giúp thoát khỏi tai vạ địa ngục.
Chính vì thế Đức Chúa Jêsus đã rất muốn giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ trước khi Ngài chịu đau đớn. Bởi Ngài đã biết trước rằng vào ngày hôm sau Ngài sẽ bị đóng đinh trên thập tự giá, sẽ phải chịu đau đớn và bị sỉ nhục và chế giễu trước rất nhiều người. Đã được chép trong Kinh Thánh rằng khi Đức Chúa Jêsus cầu nguyện trên đồi Ghếtsêmanê, nghĩ tới khổ nạn sẽ phải chịu, mồ hôi rớt xuống từ trán Ngài trở nên như giọt máu, nên chúng ta có thể đoán được rằng đau đớn ấy thật khủng khiếp biết bao (Luca 22:39-44). Ngài thậm chí đã đảm đương nỗi đau thể này để cứu vớt chúng ta ra khỏi địa ngục và mở ra cho chúng ta con đường sự sống, nên giá trị của Lễ Vượt Qua này tuyệt đối không nhỏ chút nào.
Mathiơ 26:17-19, 26-28 “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua… Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”
Đức Chúa Jêsus đã ban cho ý nghĩa của sự tha tội vào trong Lễ Vượt Qua giúp thoát khỏi tai vạ. Đó là bởi tội lỗi được tha nên được thoát khỏi tai vạ địa ngục và có thể được đi vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đến trái đất này, đảm đương tất thảy mọi khổ nạn và hy sinh và đã lập nên Lễ Vượt Qua giao ước mới để cứu vớt chúng ta khỏi địa ngục đời đời. Khi nghĩ tới sự này, làm sao chúng ta có thể biểu hiện hết thảy thành lời về tình yêu thương và ân điển của Đức Chúa Trời đây?
Giao ước mới - Lời hứa về cơ nghiệp Nước Thiên Đàng vĩnh cửu
Lễ Vượt Qua mà ngày nay chúng ta đang giữ không đơn giản chỉ là nghi thức cứu sống sự sống phần xác thịt và cứu vớt khỏi tai vạ phần xác thịt đâu. Lễ Vượt Qua là lẽ thật trong các lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã lập nên bởi huyết báu của Ngài để cứu chuộc chúng ta khỏi tai vạ địa ngục, là tai vạ lớn nhất.
Đấng tiên tri Giêrêmi đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ lập một giao ước mới nhờ đó tha tội cho những người dân của Ngài.
Giêrêmi 31:31-34 “Đức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa... Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giêhôva! Vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giêhôva phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”
Theo như lời tiên tri, Đức Chúa Jêsus đã lập giao ước mới vào buổi tối Lễ Vượt Qua. Cho tới tận khi tuyên bố Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus đã chờ đợi và khẩn thiết mong muốn sự việc này được hoàn thành ứng nghiệm. Không bởi giao ước mới được lập bởi thịt và huyết của Đức Chúa Trời thì các con cái tuyệt đối không thể nào được tự do giữa tai vạ địa ngục.
Đức Chúa Jêsus đã dâng thân thể Ngài làm của lễ để cứu rỗi chúng ta khỏi tai vạ lớn ấy. Và thông qua giao ước mới, Ngài đã ban thêm cho chúng ta lời hứa về cơ nghiệp đời đời. Ngài đã hứa rằng sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào thế giới không có sự chết cũng không có đau đớn nữa, là Nước Thiên Đàng tràn đầy hòa bình và phước lạc sự sống đời đời vô cùng. Bởi ân huệ như thế này, giờ chúng ta đang nhìn trông trời mới và đất mới (Khải Huyền 21:1-4, II Phierơ 3:13).
Hêbơrơ 9:15-18 “Nhân đó, Ngài là Đấng trung bảo của giao ước mới, để khi Ngài chịu chết mà chuộc tội đã phạm dưới giao ước cũ, thì những kẻ được kêu gọi nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình. Vì khi có chúc thơ, thì cần phải đợi đến kẻ trối chết đã. Chúc thơ chỉ có giá trị sau lúc chết, vì hễ kẻ trối còn sống thì nó không có quyền gì. Ấy vậy, chính giao ước trước nào chẳng phải là không dùng máu mà lập.”
Đức Chúa Trời đã đích thân mặc áo xác thịt mà đến tận trái đất này và lập nên giao ước mới để ban cho chúng ta lời hứa về cơ nghiệp đời đời. Ma quỉ Satan muốn lôi kéo thêm hơn dù là một linh hồn nữa vào địa ngục. Hắn đang gắng sức xóa bỏ lẽ thật giao ước mới. Ma quỉ Satan thì muốn xóa bỏ giao ước mới Lễ Vượt Qua, còn Đức Chúa Trời thì muốn rao truyền điều này cho các con cái Ngài. Cuộc chiến đấu phần linh hồn này đang tiếp diễn trải qua hàng ngàn năm. Trong tình huống ấy, Đức Chúa Trời đã trải bày ra mưu lược của Ngài, đích thân đến lần nữa vào thời đại này và đã hồi phục lại lẽ thật cho chúng ta.
Hêbơrơ 9:28 “Cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.”
Đức Chúa Trời phán rằng khi đến lần thứ hai thì Ngài sẽ đến là Thánh Linh và Vợ Mới (Khải Huyền 22:17). Thánh Linh và Vợ Mới đang kêu gọi tất thảy nhân loại rằng “Đừng đi vào nơi phải bị chịu tai vạ, mà hãy mau đến để nhận lấy nước sự sống.”
Chúng ta nhất định phải đi đến gần Thánh Linh và Vợ Mới ban nước sự sống. Không thể giành được sự sống nếu đang mang theo tội lỗi, và không được nhận sự tha tội thì tuyệt đối không thể nào được tự do giữa tai vạ địa ngục được. Những người đến gần với Thánh Linh và Vợ Mới có thể được nhận sự tha tội, cùng được hưởng sự sống đời đời và phước lạc trong giao ước mới.
Trên thế gian này vẫn có rất nhiều người chưa được nghe giọng tiếng của Thánh Linh và Vợ Mới, đang lang thang lạc lối và chạy hướng về con đường hủy diệt mà bản thân mình không hề hay biết. Đức Chúa Trời đã lấy chúng ta làm “người giúp việc của giao ước mới” (II Côrinhtô 3:6), nên chúng ta hãy gắng sức hơn nữa trong công việc dẫn dắt họ đi vào con đường đúng đắn để cứu rỗi họ, và hãy truyền bá ra khắp thế gian về Đức Chúa Trời của chúng ta, là Thánh Linh và Vợ Mới giúp cho chúng ta thoát khỏi tai vạ đời đời bởi lẽ thật giao ước mới.
Con xin dâng cảm tạ, tôn quí và vinh hiển đời đời lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã cứu vớt chúng con khỏi tai vạ địa ngục và dẫn dắt chúng con đi vào con đường Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.