Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Khi Được Đức Chúa Trời Gọi
Khi được Đức Chúa Trời gọi, có rất nhiều trường hợp chúng ta kiểm tra trước năng lực của bản thân mình với suy nghĩ rằng “Tôi có tư cách chăng?”, “Tôi có năng lực có thể làm được việc ấy chăng?”. Nếu tính toán xem liệu chúng ta có thể làm tốt hay không công việc ấy tại vị trí mà Đức Chúa Trời đã gọi bởi năng lực của chúng ta, thì chúng ta không thể nói được điều gì khác ngoài lời rằng tất thảy chúng ta không thể làm được.
Khi được Đức Chúa Trời gọi, chúng ta chỉ cần đi theo bằng tấm lòng đáp “Amen!” là được. Thế thì lịch sử của sự cứu rỗi sẽ được tiến hành lần lượt bởi năng lực của Đức Chúa Trời. Trong sự gọi của Đức Chúa Trời có bao hàm ý muốn rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ và dịch chuyển chúng ta bởi năng lực của Đức Chúa Trời trên nền tảng đức tin của chúng ta, chứ không định làm hoàn thành lịch sử của Đức Chúa Trời bởi năng lực của chúng ta.
Khi Đức Chúa Trời gọi Môise
Khi người dân Ysơraên làm tôi mọi tại Êdíptô suốt hơn 400 năm, Đức Chúa Trời đã lập Môise làm người lãnh đạo, và đã cứu vớt người dân. Môise đã không cứu rỗi người dân Ysơraên bởi học vấn hay trí thức hoặc năng lực của bản thân mình. Môise duy chỉ một mực đóng vai trò dụng cụ của Đức Chúa Trời làm theo y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn hãy làm.
Ban đầu khi được Đức Chúa Trời gọi, Môise đã không nhận ra sự thật này.
Xuất Êdíptô Ký 3:10-12 “Vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pharaôn, để dắt dân ta, là dân Ysơraên, ra khỏi xứ Êdíptô. Môise bèn thưa rằng: Tôi là ai, dám đi đến Pharaôn, đặng dắt dân Ysơraên ra khỏi xứ Êdíptô? Đức Chúa Trời phán rằng: Ta sẽ ở cùng ngươi; nầy là điều làm dấu cho ngươi biết rằng ta đã sai ngươi đi: Khi ngươi dắt dân sự ra khỏi xứ Êdíptô rồi, thì các ngươi sẽ phụng sự Đức Chúa Trời tại trên núi nầy.”
Lời trên là cảnh Đức Chúa Trời hiện ra trong ngọn lửa, giữa bụi gai, mà gọi Môise và giao phó sứ mệnh cho ông. “Ta sai ngươi đi đến Pharaôn, để dắt dân Ta, là dân Ysơraên, ra khỏi xứ Êdíptô.” Đây chính là ý muốn Đức Chúa Trời gọi Môise.
Rồi thì, Môise quá đỗi ngạc nhiên, đo đếm năng lực của bản thân mình đặng xem liệu mình có phải là người phù hợp với công việc này không, thế rồi ông ấy đã do dự trong nỗi sợ hãi. “Tôi là ai mà dám đi đến Pharaôn?” “Tôi chẳng phải một tay nói giỏi, vì miệng và lưỡi tôi hay ngập ngừng.” “Chúa muốn sai ai đi, thì sai.” Đức Chúa Trời đã la mắng đức tin thiếu thốn của ông và đã hứa rằng sẽ đích thân ở cùng với ông. Được nhận sứ mệnh, cuối cùng Môise đã cứu vớt được người dân Ysơraên ra khỏi Êdíptô, vùng đất của tội ác và xiềng xích, bởi sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời.
Có thể thấy rằng tâm tình của Môise giống với tâm tình của chúng ta ngày nay khi được Đức Chúa Trời gọi. Khi chúng ta được Đức Chúa Trời gọi, cũng có lúc chúng ta lo lắng về tuổi tác của bản thân mình, hoặc lo kinh nghiệm làm việc, năng lực hay tri thức của mình thiếu thốn. Nếu Đức Chúa Trời phán bảo hãy truyền bá Tin Lành tới xứ Samari cho đến cùng trái đất, thì chúng ta đi ra và rao truyền là được, thế mà có người chưa hề thử làm đã sợ hãi bởi suy nghĩ rằng “Người như tôi có thể rao truyền Tin Lành bằng cách nào đây?” rồi. Từ đó cũng xảy ra sự việc đáng tiếc rằng rất nhiều người không sẵn lòng tham gia vào sự gọi của Đức Chúa Trời và không tiến đến gần phước lành Đức Chúa Trời sẽ ban cho.
Chẳng phải Đức Chúa Trời gọi người có đủ tư cách đâu. Duy chỉ chính bản thân sự đã được Đức Chúa Trời lựa chọn mới là quan trọng. Khi Đức Chúa Trời phân rẽ Biển Đỏ, Ngài đã phán bảo Môise rằng hãy chỉ giơ gậy lên. Cây gậy của Môise có năng lực nào đó nên đã phân rẽ Biển Đỏ và làm thành đất cạn hay sao? Bởi Môise tin và tuân theo lời phán của Đức Chúa Trời nên con đường không thể tưởng tượng nổi đã được làm ra. Cây gậy chẳng qua chỉ là một thứ dụng cụ thôi. Trông như thể điều kỳ diệu xảy ra thông qua cây gậy, nhưng trên thực tế, Đấng làm công việc chính là Đức Chúa Trời.
Giống hệt như vậy, chúng ta là dụng cụ của Đức Chúa Trời, và Đấng làm hoàn thành lịch sử Tin Lành chính là Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tin tuyệt đối sự thật rằng công việc mà Đức Chúa Trời làm nhất định được hoàn thành, để rồi khi Đức Chúa Trời phán hãy đi thì chúng ta đi, khi Ngài phán hãy rao truyền lời thì chúng ta chỉ cần rao truyền lời là được.
Khi Đức Chúa Trời gọi Ghêđêôn
Khi được Đức Chúa Trời gọi, Ghêđêôn cũng đã sai lầm giống hệt với Môise. Ghêđêôn đã nghĩ rằng công việc mà Đức Chúa Trời giao phó cho quá là vĩ đại, còn bản thân mình thật quá nhỏ bé và không có năng lực để đảm đương công việc ấy.
Các Quan Xét 6:12-18 “Thiên sứ của Đức Giêhôva hiện đến cùng người mà rằng: Hỡi người dõng sĩ! Đức Giêhôva ở cùng ngươi... Hãy dùng sức của ngươi vẫn có mà đi giải cứu Ysơraên khỏi tay dân Mađian. Ta há chẳng sai ngươi đi sao? Người thưa rằng: Than ôi! hỡi Chúa, tôi sẽ lấy chi giải cứu Ysơraên? Kìa, trong chi phái Manase, họ tôi vốn nghèo hơn hết; còn tôi là nhỏ hơn hết trong nhà cha tôi. Đức Giêhôva phán rằng: Ta sẽ ở cùng ngươi, và ngươi sẽ đánh bại dân Mađian như đánh một người vậy...”
Ghêđêôn nói lời giống hệt với Môise. “Tôi sẽ lấy chi giải cứu Ysơraên?” Ghêđêôn đã nghĩ rằng thứ bản thân mình có chỉ là mức độ này thôi thì sao có thể giải cứu được Ysơraên, và đã hiểu lầm rằng giải cứu bằng năng lực của bản thân mình.
Đức Chúa Trời đã phán rằng “Ta nhất định sẽ ở cùng ngươi.” Đây là lời đồng nhất với lời đáp mà Ngài đã ban cho Môise. Sau đó, Ghêđêôn đã xác minh được sự thật rằng Đức Chúa Trời ở cùng với mình thông qua mấy điều kỳ diệu, nên đã dấy lên dũng khí mà cứu vớt người dân Ysơraên ra khỏi sự áp chế của Mađian.
Cứ nghĩ tới năng lực của mỗi cá nhân và nghĩ tới tình huống cùng bối cảnh sinh hoạt thì chẳng có thể làm được bất cứ điều gì cả. Hoặc là tưởng rằng bản thân mình biết nhiều điều gì đó mà dùng nhiều thứ ấy để thi hành sứ mệnh Tin Lành trong khi đẩy Đức Chúa Trời ra xa, thì cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Lịch sử cứu rỗi do Đức Chúa Trời làm hoàn thành.
Chỉ cần một lời phán rằng “Ta ở cùng ngươi.” thì tất thảy mọi việc đều được giải quyết cả. Đức Chúa Trời ở cùng thì có cần nhiều quân lính chăng, có cần nhiều trí thức quân sự chăng, hoặc có cần nhiều quỹ chiến tranh chăng? Chúng ta cần phải biết rằng bởi duy chỉ sự thật Đức Chúa Trời ở cùng với chúng ta thì chúng ta được nhận lấy sức mạnh lớn lao nhất toàn vũ trụ.
Tất thảy mọi lịch sử Kinh Thánh đều đã được ghi chép để dạy dỗ chúng ta (Rôma 15:4). Chúng ta đừng nên tiếp nhận những cảnh thế này duy chỉ trên chữ nghĩa, mà phải ghi khắc trong tấm lòng và vui mừng đi theo con đường Cha Mẹ dẫn dắt.
Đức Chúa Trời nhìn thấy trong lòng mà lựa chọn Đavít
Khi loài người nghĩ rằng để làm công việc thế này thì cần người có đủ điều kiện tư cách ngần này, thì Đức Chúa Trời lựa chọn người ngoài dự đoán của loài người mà làm hoàn thành lịch sử vĩ đại và đáng ngạc nhiên thông qua người ấy. Khi Đức Chúa Trời lựa chọn Đavít cũng đã như thế.
I Samuên 16:1-13 “Đức Giêhôva phán cùng Samuên rằng: Ngươi buồn rầu về việc Saulơ cho đến chừng nào? Ta đã từ bỏ nó, hầu cho nó không còn làm vua trên Ysơraên nữa. Hãy đổ dầu đầy sừng của ngươi và đi. Ta sẽ sai ngươi đến Ysai, người Bếtlêhem; vì trong vòng các con trai người, ta đã chọn một người làm vua... Samuên làm theo điều Đức Giêhôva đã phán cùng mình, và đi đến Bếtlêhem… Khi chúng đến, Samuên thấy Êliáp, bèn thầm rằng: Quả hẳn, kẻ chịu xức dầu của Đức Giêhôva đang ở trước mặt Ngài. Nhưng Đức Giêhôva phán cùng Samuên rằng: Chớ xem về bộ dạng và hình vóc cao lớn của nó, vì ta đã bỏ nó. Đức Giêhôva chẳng xem điều gì loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giêhôva nhìn thấy trong lòng… Ysai biểu bảy con trai mình đi qua trước mặt Samuên như vậy; thì Samuên nói cùng Ysai rằng: Đức Giêhôva chẳng chọn một ai trong chúng nó. Đoạn, Samuên nói cùng Ysai rằng: Hết thảy con trai ngươi là đó sao? Ysai đáp rằng: Hãy còn đứa con út, nhưng nó đi chăn chiên. Samuên nói: Hãy sai gọi nó; chúng ta không ngồi ăn trước khi nó đến. Vậy, Ysai sai gọi người. Mặt người hồng hồng, con mắt xinh lịch, và hình dung tốt đẹp. Đức Giêhôva phán cùng Samuên rằng: Ấy là nó; hãy đứng dậy xức dầu cho nó. Samuên lấy sừng dầu, xức cho người ở giữa các anh người. Từ ngày đó về sau, Thần của Đức Giêhôva cảm động Đavít…”
Samuên đã nghĩ rằng để trở thành vua thì tối thiểu phải có bộ dạng và hình vóc xuất chúng, lại cũng phải có phong thái và sự thành thục đủ để áp đảo người khác, nhưng không phải như vậy. Trước tiên, Đức Chúa Trời đã nhìn xem trọng tâm của người ấy chân thật biết bao trước Đức Chúa Trời, và người ấy có đức tin đúng đắn hướng về Đức Chúa Trời hay không. Kết quả là Đavít, người nhỏ nhất trong số các con trai của Ysai đã được lựa chọn. Vì đức tin mà Đavít có ở trong trọng tâm còn đẹp đẽ hơn kể cả diện mạo nên Đức Chúa Trời đã sơ tuyển Đavít làm vị vua thứ hai của Ysơraên.
Tiêu chuẩn lựa chọn của Đức Chúa Trời đã luôn như vậy. Loài người nhìn vào tuổi tác hoặc kinh nghiệm làm việc, năng lực, trí thức hoặc sự giàu có vật chất, hay bối cảnh xung quanh mà phán đoán người khác, nhưng Đức Chúa Trời coi những thứ ấy như thể chẳng là gì cả, mà duy chỉ nhìn vào trọng tâm hướng về Đức Chúa Trời thôi.
Khi Đức Chúa Jêsus gọi các môn đồ
Khi Đức Chúa Jêsus gọi các môn đồ, Ngài cũng đã nhìn đức tin thuần khiết hướng về Đức Chúa Trời và tấm lòng chân thật của họ, hơn là điều kiện tư cách của từng mỗi một cá nhân. Nếu như trí thức hoặc năng lực, tài vật và bối cảnh đã là điều kiện thiết cần tuyệt đối thì Đức Chúa Jêsus đã chỉ kêu gọi và nhóm lại những người Pharisi tự xưng rằng học hỏi nhiều hay các thầy thông giáo hoặc những người giàu có rồi.
Các môn đồ được gọi đã không tính toán xem năng lực của bản thân mình là bao nhiêu mà đã đáp ứng lời kêu gọi của Đức Chúa Jêsus ngay tức khắc.
Mathiơ 4:18-22 “Khi Ngài đang đi dọc theo mé biển Galilê, thấy hai anh em kia, là Simôn, cũng gọi là Phierơ, với em là Anhrê, đang thả lưới dưới biển, vì hai anh em vốn là người đánh cá. Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người. Hai anh em liền bỏ lưới mà theo Ngài. Từ đó đi một đỗi xa xa nữa, Ngài thấy hai anh em khác, là Giacơ, con của Xêbêđê, với em là Giăng, đang cùng cha mình là Xêbêđê vá lưới trong thuyền; Ngài bèn gọi hai người. Tức thì hai người đó bỏ thuyền và cha mình mà theo Ngài.”
Các môn đồ đã bỏ lưới mà đi theo Đức Chúa Jêsus ngay. Đi theo Đức Chúa Jêsus, nghe và học hỏi lời dạy dỗ của Ngài suốt ba năm, và được tiếp xúc với các loại tình huống phần linh hồn, nên họ đã có được diện mạo chân chính với tư cách là ngư dân đánh lưới người.
Phierơ vốn đánh cá sao có được năng lực giảng đạo trước đại chúng đây? Thế mà trong một ngày, ông ấy đã làm ra lịch sử đáng ngạc nhiên hầu cho ba ngàn người ăn năn hối cải và được cứu rỗi (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38-41). Điều đó có khả năng là bởi đã có sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời chứ không phải bởi năng lực cá nhân của Phierơ.
Cây gậy được nắm trong tay Môise là gậy sắt hoặc là gậy gỗ, hoặc là gậy được làm bằng chất liệu khác đi chăng nữa, thì chất liệu ấy đều không quan trọng cả. Dù là gậy gì đi nữa thì chỉ cần là gậy mà Môise có thể giơ lên được là đủ rồi. Khi Samsôn đẩy lùi các kẻ địch, thì các kẻ địch có gươm và giáo, nhưng đối với Samsôn thì chỉ một hàm lừa là đủ rồi. Vì Samsôn đã được mặc lấy năng lực của Đức Chúa Trời có thể đẩy lùi được các kẻ địch dù là trăm người hay dù là nghìn người, nên chỉ cần có thứ gì đó đáng dùng làm vũ khí là đủ rồi, chứ cần không phân biệt hình thái của thứ ấy.
Giống như vậy, khi Đức Chúa Trời gọi ai đó, thì Ngài cũng không phân biệt dù người ấy là bất cứ dụng cụ nào. Chẳng phải Đức Chúa Trời đã gọi Phierơ bởi ông có tư cách gì đó đâu, cũng chẳng phải Ngài đã gọi Giacơ và Giăng bởi họ có học thức đặc biệt hoặc có nhiều sở hữu đâu. Dù là bất cứ người nào, nếu là người được Đức Chúa Trời gọi và lựa chọn giữa nhân sinh nhân loại thì được nhận phước lành lớn lao đến mức ấy, nên chúng ta cũng hãy có tín ngưỡng đáp ứng lời kêu gọi của Đức Chúa Trời ngay lập tức, giống như Phierơ, giống như Giăng và Giacơ.
Trông thấy hình ảnh đáp ứng lời kêu gọi của Đức Chúa Trời thì tôi tin rằng những người này là những người thật sự được nhận phước lành. Các môn đồ cũng là loài người như chúng ta, nên chắc hẳn họ đã có sự sợ hãi. Thế nhưng vì Đấng gọi và giao phó cho sứ mệnh là Đức Chúa Trời nên đã không có lý gì để lo lắng cả. Đức Chúa Trời đã và đang làm hoàn thành lịch sử cứu rỗi thông qua những người đáp Amen khi được gọi và đi theo với tấm lòng vâng phục.
Khi Đức Chúa Trời gọi chúng ta
Chúng ta ở thời đại này là những người được Đức Chúa Trời gọi và được giao phó sứ mạng rao truyền Tin Lành. Giống như đã gọi các môn đồ ở Galilê, vào ngày nay, Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta để hầu cho cứu rỗi thế giới tới tận xứ Samari cho đến cùng trái đất.
Đã được Đức Chúa Trời gọi rồi mà lại do dự và không thi hành công việc đã được giao phó thì người ấy chẳng khác nào người không được gọi cả. “Tôi có thích hợp với công việc ấy chăng?”, “Người như tôi có thể làm được chăng?”, suy nghĩ như vậy không phải là khiêm tốn. Khiêm tốn và sự sợ hãi nghiễm nhiên khác nhau. Sự hạ mình xuống dù có thể làm được là khiêm tốn, thì sự sợ hãi là sợ kể cả trước khi thử làm công việc đó. Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy cho những người run rẩy sợ hãi về nhà vì họ không phù hợp với công việc của Ngài (Các Quan Xét 7:2-3).
Đức Chúa Trời biết sự thiếu thốn của chúng ta. Mỗi khi gặp phải vấn đề khó khăn, hãy thử cầu khẩn lên Đức Chúa Trời. Khi được gọi bởi Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời ở cùng và cũng ban cho năng lực có thể làm được công việc, nên trước tiên chúng ta hãy có đức tin về sự gọi của Đức Chúa Trời và làm theo như lời phán của Ngài là được. Người nào tin thì mọi việc đều được cả. Chúng ta hãy tin vào lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ ban vinh hiển của sự thắng lợi cho những người được gọi, được cứu vớt ra, và có đức tin chân thật (Khải Huyền 17:14), và mong tất thảy người nhà Siôn không do dự hoặc lưỡng lự mà hãy đi ra và vui mừng tiến hành công việc mà Đức Chúa Trời đã ra lệnh.
Mathiơ 18:18-20 “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”
Chúng ta có gì nổi trội mà có thể dạy dỗ muôn dân được đây? Chúng ta cần phải có tư thế làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời bằng đức tin sẽ hoàn thành lịch sử này trong sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời, hơn là gắng làm bằng năng lực của bản thân. Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy đi dạy dỗ muôn dân thì dù là Hàn Quốc, dù là nước ngoài, hãy đi đến bất cứ nước nào, bất cứ dân tộc nào và gắng sức rao truyền Tin Lành là được, chẳng phải vậy sao? Đức Chúa Trời đã ở cùng với kể cả Môise và kể cả Ghêđêôn ấy đã phán với chúng ta rằng “Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”
Đã được Đức Chúa Trời gọi thì chúng ta không nên yên lặng giống người không được gọi. Hãy siêng năng cầu nguyện lên Đức Chúa Trời và hãy thử rao truyền Tin Lành cho tất thảy những người xung quanh, nhân viên truyền ở công sở, học sinh truyền ở trường học, người nội trợ truyền cho những người hàng xóm. Thế thì Đức Chúa Trời sẽ làm công việc thông qua trọng tâm đẹp đẽ tin tưởng và trông cậy vào Đức Chúa Trời, bởi năng lực của Đức Chúa Trời chứ không bởi sức mạnh hoặc sự khôn ngoan của loài người.
Khi được Đức Chúa Trời gọi, chúng ta hãy bỏ đi suy nghĩ rằng “Bằng cách nào tôi có thể làm được công việc lớn lao thể ấy đây?” Đừng quên rằng Đức Chúa Trời đã gọi chúng ta thì nhất định Đức Chúa Trời sẽ đồng hành cùng với sự gọi ấy, và siêng năng rao truyền Tin Lành với đức tin rằng Đức Chúa Trời sẽ mở rộng cho cánh cửa Tin Lành. Mong hết thảy mọi anh em chị em Siôn đã được gọi và được chọn bởi Đức Chúa Trời, luôn ghi khắc trong tấm lòng về lời hứa của Đức Chúa Trời rằng sẽ ở cùng chúng ta cho đến tận thế, và hãy rao truyền tin tức Nước Thiên Đàng ân huệ cho tất thảy những người chúng ta gặp gỡ, để được nhận nhiều phần thưởng và phước lành trên trời.