Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Sự sáng và sự tối tăm
Khi ngủ, khi làm việc, khi nghỉ ngơi một lát hoặc khi ăn cơm, dù là khi chúng ta làm bất cứ việc gì, thời gian không ngừng trôi đi. Vì không thể xác minh thời gian trôi đi bằng mắt, nên máy móc được sáng chế ra để có thể thấy được thời gian không trông thấy, chính là đồng hồ.
Giống như vậy, chúng ta là những người đang sinh sống trong thế giới hiện thực phần xác thịt, không thể trông thấy cùng không thể cảm nhận được những thứ thuộc về thế giới phần linh hồn. Giống như đồng hồ được làm ra để đo lường và nhận biết dòng chảy của thời gian không trông thấy, thì thiết bị mà Đức Chúa Trời làm ra đặng cho xem thấy thế giới phần linh hồn mà chúng ta không thể cảm nhận được, chính là Kinh Thánh.
Chỉ thông qua Kinh Thánh chúng ta mới có thể phân biệt được một cách ngay thẳng về hết thảy mọi việc thuộc về thế giới linh hồn như về những người được đi vào Nước Thiên Đàng và những người không được đi vào, công việc của Đức Chúa Trời và công việc của Satan. Thông qua Kinh Thánh, chúng ta hãy có thời gian nhận ra về phần linh hồn sự sáng là gì và sự tối tăm là gì, và người nào là người dân thật của Đức Chúa Trời.
Những người tin Đức Chúa Trời đến trong xác thịt
Kinh Thánh cho biết như sau về những người sẽ được cứu rỗi và những người sẽ không được cứu rỗi.
Giăng 3:16-18 “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời. Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.”
Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa đến thế gian này trong xác thịt với tư cách là Con của Đức Chúa Trời. Chỉ ra những người không tiếp nhận Đức Chúa Jêsus thể ấy, Kinh Thánh phán rằng họ chẳng khác nào đã bị đoán xét rồi. Lời ấy có nghĩa rằng không cần đợi đến lúc phân biệt đúng sai trước tòa phán xét ở trên Nước Thiên Đàng, nhưng tùy thuộc vào sự tin hay không tin vào Đức Chúa Trời đến trong xác thịt mà đã được phán quyết ngay ở trên trái đất này rồi.
Kinh Thánh cho biết rõ ràng rằng người tin vào Đức Chúa Trời đến trái đất này trong xác thịt thì được cứu rỗi, nhưng người không tin thì bị chịu hình phạt. Chúng ta có thể biết được sự thật rằng chính đức tin tiếp nhận Đức Chúa Trời đến trong xác thịt mới là yếu tố quan trọng nhất có liên quan trực tiếp với sự cứu rỗi.
Đức Chúa Trời đến trái đất này trong xác thịt là sự tồn tại như thế nào mà Kinh Thánh đã phán rằng người không tin Ngài thì chẳng khác nào đã bị đoán xét rồi vậy? Chúng ta hãy cùng tìm ra lời đáp ấy thông qua ý nghĩa của sự sáng được ghi chép trong Kinh Thánh.
Giăng 3:19-21 “Vả, sự đoán xét đó là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời.”
Kinh Thánh cho biết rằng phàm ai làm ác thì không đến cùng sự sáng. Lý do bọn họ ưa sự tối tăm hơn sự sáng và ghét sự sáng là vì bọn họ lo sợ rằng công việc xấu ác của mình bị bày tỏ ra bởi sự sáng soi chiếu vào.
Theo bản báo cáo của một nghiên cứu nọ thì được cho biết rằng khi làm tăng độ sáng của đèn đường tại khu vực kém trị an thì đạt được hiệu quả là tỷ lệ phạm tội giảm xuống một nửa. Có thể coi đây là ví dụ cho thấy thẳng thắn về sự thật rằng ở nơi tối tăm không có sự sáng soi chiếu vào thì sự phạm tội xảy ra thường xuyên hơn. Nguyên lý phần linh hồn cũng giống như vậy. Giống như sự phạm tội lan tràn ở tại nơi tối tăm không có sự sáng soi chiếu vào thì sự ghét và không muốn đến gần sự sáng là đặc trưng của những người làm ác.
Đức Chúa Trời là Sự Sáng
Kinh Thánh làm chứng rằng Sự Sáng này không phải là gì khác mà chính là Đức Chúa Trời.
I Giăng 1:5 “Nầy là lời truyền giảng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm đâu.”
Đức Chúa Trời - Đấng sáng tạo trời đất và muôn vật lúc ban đầu, đã đến trái đất này với tư cách là Sự Sáng thật soi chiếu cho từng mỗi người. Vì Ngài đã trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta, nên thế gian chẳng nhìn biết Ngài và dân Ngài cũng không nhận lấy Ngài, nhưng Đức Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời, là Sự Sáng (Giăng 1:1-14).
Giăng 12:46-48 “Ta là sự sáng đã đến thế gian, để ai tin ta, chẳng ở nơi tối tăm nữa. Lại nếu kẻ nào nghe lời ta mà không vâng giữ, ấy chẳng phải ta xét đoán kẻ đó; vì ta đến chẳng để xét đoán thế gian, nhưng để cứu chuộc. Người nào bỏ ta ra và không nhận lãnh lời ta, đã có kẻ xét đoán rồi; lời ta đã rao giảng, chính lời đó sẽ xét đoán họ nơi ngày sau cùng.”
Đức Chúa Trời đến trong xác thịt đã đến trái đất này với tư cách là Sự Sáng đặng làm cho những người tin Ngài chẳng ở nơi tối tăm nữa. Nhưng những người thuộc về sự tối tăm thì từ chối đến gần với Đức Chúa Trời. Vào đương thời 2 nghìn năm trước cũng vậy, đã có những người vui vẻ đến với Đức Chúa Jêsus - Đấng đến với tư cách là Sự Sáng, nhưng ngược lại cũng có nhóm người từ chối tin tức của Nước Thiên Đàng mà Đức Chúa Jêsus truyền bá và kêu la rằng hãy đóng đinh Đức Chúa Jêsus trên thập tự giá. Xem lời Kinh Thánh thì biết được rằng bọn họ là những người từ chối sự sáng, và là những người làm ác.
Đức Chúa Trời là Sự Sáng thì sự tối tăm, là khái niệm trái ngược với sự sáng, chỉ ra ma quỉ Satan. Rốt cuộc, những người chống đối Đức Chúa Trời - Sự Sáng chính là những người thuộc vào thế lực của sự tối tăm, nên bọn họ tuyệt đối không thể tránh khỏi sự xét đoán.
Lẽ thật dẫn dắt đến sự sáng là Lễ Vượt Qua giao ước mới
Ngược lại, những người làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng (Giăng 3:21). Chế độ lẽ thật dẫn dắt đến sự sáng mà Đức Chúa Trời cho biết đối với duy chỉ những người sẽ đi vào Nước Thiên Đàng, quả thật là gì vậy?
Hêbơrơ 5:6-10 “Lại nơi khác có phán cùng Ngài rằng: Ngươi làm thầy tế lễ đời đời Theo ban Mênchixêđéc... Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu, và sau khi đã được làm nên trọn vẹn rồi, thì trở nên cội rễ của sự cứu rỗi đời đời cho kẻ vâng lời Ngài, lại có Đức Chúa Trời xưng Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm theo ban Mênchixêđéc.”
Đã được phán rằng Đức Chúa Jêsus đến với tư cách là Sự Sáng, thi hành chức vụ Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo ban Mênchixêđéc. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về ban Mênchixêđéc.
Sáng Thế Ký 14:17-20 “Sau khi Ápram đánh bại Kếtrô Laome và các vua đồng minh, thắng trận trở về, thì vua Sôđôm ra đón rước người tại trũng Save, tức là trũng Vua. Mênchixêđéc, vua Salem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao, chúc phước cho Ápram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Ápram! Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Ápram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó.”
Khi Ápraham thắng trận trở về, thì Mênchixêđéc đã đem bánh và rượu nho ra, và chúc phước cho người. Mênchixêđéc là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời chí cao. Các thầy tế lễ đương thời Cựu Ước đã giết thú vật, đổ huyết hy sinh của nó mà dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời. Thế mà, một cách ngoại lệ, Mênchixêđéc đã dùng bánh và rượu nho mà chúc phước cho Ápraham.
Chế độ tế lễ của Mênchixêđéc dâng bánh và rượu nho đã được ứng nghiệm như thế nào trong thời đại Tân Ước? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua công việc của Đức Chúa Jêsus, là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo ban Mênchixêđéc.
Mathiơ 26:17-19, 26-28 “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”
Giống như Mênchixêđéc đã chúc phước cho Ápraham bởi bánh và rượu nho, Đức Chúa Jêsus đã ban cho phước lành phần linh hồn bởi bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Ai ăn thịt và uống huyết Ta thì được sự sống đời đời.” (Giăng 6:54), tức là Ngài đã ban cho phước lành sự sống đời đời thông qua Lễ Vượt Qua có ý nghĩa là thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus.
Trong Tin Lành Luca ghi chép cùng một cảnh, Đức Chúa Jêsus đề cập Lễ Vượt Qua là giao ước mới.
Luca 22:7-9, 19-20 “Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”
Đức Chúa Jêsus đã xác lập chế độ tế lễ của giao ước mới theo ban Mênchixêđéc bởi bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua giao ước mới. Lễ Vượt Qua giao ước mới chính là mấu chốt của lẽ thật, và là con đường dẫn dắt chúng ta đến với sự sáng. Trong Kinh Thánh, Đấng Christ - Sự Sáng và lẽ thật giao ước mới dẫn dắt chúng ta đến với sự sáng, được đề cập một cách rõ ràng như thế này.
Phước lành ban cho những người ở trong sự sáng
Ngày nay, vì Đấng Christ đến trái đất này với tư cách là Thánh Linh và Vợ Mới, và khôi phục lại lẽ thật giao ước mới, nên sự trái luật pháp và điểm yếu của Satan đã giấu kín trong bóng tối, đang được bày tỏ ra hết thảy. Tôn kính thập tự giá không phải là sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời, thậm chí kể cả sự rằng thờ phượng Chủ nhật và lễ Nôen là tàn dư của tôn kính thần mặt trời, cũng đã được làm sáng tỏ minh bạch cho toàn thiên hạ.
Chức vụ mà Đức Chúa Trời thi hành khi Ngài đến trái đất này với tư cách là Sự Sáng chính là chức Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm theo ban Mênchixêđéc. Giữa tế lễ của Cain với tế lễ của Abên, Đức Chúa Trời đã nhận lấy tế lễ nào? Giữa tế lễ theo luật lệ của thần mặt trời với tế lễ theo ban Mênchixêđéc, Đức Chúa Trời sẽ đẹp lòng nhận lấy tế lễ nào? Đương nhiên chế độ tế lễ của Mênchixêđéc là tế lễ mà Đức Chúa Trời nhận lấy. Để cho biết về sự thật này, đích thân Đức Chúa Trời đã ngự đến giữa trái đất này.
Những người thuộc về sự tối tăm gắng sức phủ nhận điều này và không định đến cùng sự sáng, nhưng những người yêu lẽ thật thì đến cùng sự sáng. Chúng ta hãy tìm hiểu về kể cả phước lành mà Đức Chúa Trời ban cho những người giữ lẽ thật của giao ước mới và luôn ở trong sự sáng.
Giêrêmi 31:31-34 “Đức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa... Đức Giêhôva phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giêhôva! Vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giêhôva phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”
Đối với những người chép vào lòng giao ước mới mà Đức Chúa Trời lập nên, thì Đức Chúa Trời phán rằng “Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân Ta.” Lời này có nghĩa rằng Đức Chúa Trời - Sự Sáng sẽ trở nên sự sáng đối với họ, và họ sẽ trở nên người dân của Đức Chúa Trời ở giữa sự sáng, chẳng phải vậy sao? Không chỉ vậy, Đức Chúa Trời còn hứa rằng Ngài sẽ tha sự gian ác của những người ở trong giao ước mới, và chẳng nhớ tội của họ nữa. Đức Chúa Trời công nhận rằng những người ở trong giao ước mới là những người ở trong sự sáng, và là những người sẽ được cứu rỗi. Tiếp nối, giống như sự thật rằng mặt trời là sự sáng ban ngày, mặt trăng và các ngôi sao là sự sáng ban đêm, là nguyên tắc bất biến mà Đức Chúa Trời đã quy định, thì giao ước mới cũng là lời hứa tuyệt đối bất biến, Đức Chúa Trời đã phán rõ ràng như vậy (Giêrêmi 31:35-36).
“Hãy đến” giữa sự sáng
Đức Chúa Trời - Sự Sáng đã hứa rằng Ngài sẽ ngự đến trái đất này lần thứ hai vì sự cứu rỗi. Và Ngài đã tiên tri rằng khi đến lần nữa, Ngài sẽ không xuất hiện một mình, nhưng sẽ xuất hiện là Thánh Linh và Vợ Mới.
Khải Huyền 22:17 “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.”
Những người đến gần theo lời Thánh Linh và Vợ Mới phán “Hãy đến!” chính là các con cái của sự sáng vui lòng đến với Đức Chúa Trời - Sự Sáng, chẳng phải vậy sao? Vì thế, có thể biết rằng ngày nay những người tiếp nhận Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đến với tư cách là Thánh Linh và Vợ Mới, chính là các thánh đồ được nhận lời hứa sự cứu rỗi. Ngược lại, sự không đến gần Thánh Linh và Vợ Mới là hành vi tự làm chứng rằng mình là những người làm ác. Những người thuộc về sự tối tăm thì ghét sự sáng. Và họ đương nhiên ghét và đối nghịch kể cả lẽ thật làm chứng về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ - Sự Sáng nữa.
Trên thế gian vẫn còn có rất nhiều nơi tối tăm mà sự sáng của lẽ thật chưa được soi chiếu đến. Satan đang che khuất tai, mắt và thậm chí kể cả tấm lòng của nhiều người bởi sự tối tăm. Ở trong sự tối tăm không nhìn thấy phía trước dù là một chút, chúng ta thậm chí không thể phân biệt được phía trước ấy là đường hay là vách đá. Phải có sự sáng soi sáng bóng tối thì chúng ta mới có thể phân biệt được đường phải đi mà tiến về phía trước.
Vào lúc sự tối tăm vây phủ đất và sự u ám bao bọc các dân, Đức Chúa Trời phán với chúng ta rằng “Hãy dấy lên, và sáng lòe ra!” Chúng ta hãy trở nên “các con cái của sự sáng” chiếu sáng rực rỡ sự sáng của Giêrusalem ra khắp thế gian theo lời phán, nhờ đó bày tỏ ra vinh hiển của Đức Chúa Trời (Êsai 60:1-20). Duy chỉ sự sáng mới có thể đẩy lùi sự tối tăm. Khi chúng ta soi chiếu sự sáng vinh hiển của Giêrusalem thì nhất định các anh em chị em bị mất sẽ trở về lòng Mẹ sau khi trông thấy sự sáng của Giêrusalem trong sự tối tăm. Mong chúng ta hãy rao truyền sự sáng, nhờ đó trở nên các con cái của Đức Chúa Trời đảm đương trọn vẹn sứ mệnh của đấng tiên tri soi sáng thế gian tối tăm.