Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Những người được sanh lại
Gần đây, bất luận trong hay ngoài nước, các tin tức của sự liên hiệp đẹp đẽ và sự nhận thức về ăn năn hối cải đang tràn vào Siôn. Bởi sự dạy dỗ và tấm gương thiện lành của Đức Chúa Trời Mẹ, rất nhiều người nhà có được sự nhận thức, đã xin lỗi trước và hòa giải bằng nước mắt, và quyết tâm mới rằng sẽ sống cuộc đời ăn năn hối cải. Các câu chuyện như vậy được truyền đến từ khắp nơi trên thế giới, và các biểu hiện với nhau như “Tôi xin lỗi.”, “Tôi thật lòng xin lỗi.”, “Xin hãy tha lỗi cho tôi.” đang đem đến tiếng vang sâu sắc trong tấm lòng chúng ta.
Nước Thiên Đàng đến gần thì tấm lòng của các thánh đồ được trở nên một, và Đức Chúa Trời sẽ làm biến hóa hết thảy các tấm lòng bằng đá thành tấm lòng bằng thịt (Êxêchiên 36:24-27). Trông thấy lịch sử thể này được ứng nghiệm thì cảm nhận được rằng Nước Thiên Đàng thật sự đã đến gần. Tôi nghĩ rằng Đức Chúa Trời Cha Mẹ cũng đang hài lòng nhìn trông hình cảnh của các con cái Sôn liên hiệp với nhau.
Nước Thiên Đàng mà những người ăn năn hối cải mới được đi vào
Cho đến giờ, nếu có các người nhà nào dù ở cùng một không gian nhưng tấm lòng lại xa cách nhau, thì vào giây phút này bây giờ, xin hãy giơ tay ra trước, nắm lấy tay nhau và xin tha thứ. Mong nhận thức được sự thật rằng chúng ta vốn lẽ và các tội nhân, nhờ đó có thể làm theo lời dạy dỗ chí thánh của Đức Chúa Trời, Đấng phán rằng hãy hạ thấp mình xuống trước hơn là muốn được nâng cao.
Trong quá khứ, ở trên vương quốc trên trời, chúng ta đã phản bội Đức Chúa Trời, vô hình trung ủng hộ sự phản nghịch của kẻ ác, rồi bị đuổi xuống thế giới trên đất này. Sau khi bị cám dỗ bởi Satan, ở bên trong chúng ta, bản tính tội lỗi vốn lẽ không có cứ thế lớn lên và nắm giữ vị trí. Phải quay trở lại khỏi bản tính tội lỗi ấy thì mới có thể khôi phục lại bản tính đã bị mất của chúng ta và trở về vương quốc trên trời.
Mathiơ 4:15-17 “Đất Sabulôn và Néptali, Ở về trên con đường đi đến biển, bên kia sông Giôđanh, Tức là xứ Galilê thuộc về dân ngoại, Dân ấy ngồi chỗ tối tăm, đã thấy ánh sáng lớn; Và trên những kẻ ngồi trong miền và dưới bóng sự chết, Thì ánh sáng đã mọc lên. Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi giảng dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần.”
Ăn năn có nghĩa là quay trở lại và sửa đổi. Chúng ta đã phạm tội ở vương quốc trên trời rồi bị đuổi xuống trái đất, nên không quá lời khi nói rằng lý do chúng ta sinh sống ở thế giới trên đất này chính là để ăn năn hối cải. Ở nơi này, nếu đạt được sự ăn năn hối cải trọn vẹn, đạt được sự ăn năn hối cải chân thật của hết thảy mọi thánh đồ Siôn, chứ không phải của một hai người, thì Nước Thiên Đàng đến gần trước mắt chúng ta đến mức ấy, chẳng phải vậy sao?
Lộ trình đồng vắng kéo dài lâu không phải bởi cớ quãng đường từ Êdíptô đến tận Canaan là xa đâu. Quãng đường mang tính vật lý thì ngắn, nhưng bởi dân sự không có được tấm lòng ăn năn hối cải và đức tin trọn vẹn, nên con đường ngắn ấy đã trở nên quãng đường dài mất tận 40 năm.
Trong sự ăn năn hối cải chân thật trong khi ghi khắc sâu sắc trong tấm lòng giáo huấn của Mẹ mà Ngài làm thức tỉnh chúng ta, hết thảy hãy quay trở lại tấm lòng vốn đã yêu mến và tôn kính Đức Chúa Trời vào ngày xưa. Thông qua rất nhiều chế độ lẽ thật giống như Lễ Vượt Qua, Đức Chúa Trời đã mở ra trước mắt chúng ta con đường có thể trở về với Đức Chúa Trời (Tham khảo: II Sử Ký 30:1-8, Malachi 3:7-12). Đi theo từng chút một con đường ấy y như sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ xóa bỏ hết thảy thậm chí kể cả tính tình tội ác muốn được nâng lên cao mà chúng ta đã từng có trong quá khứ, và cũng hầu cho chúng ta đạt được hình ảnh đẹp đẽ biết nắm lấy tay nhau trước, biết hạ mình xuống trước và cầu xin sự tha thứ.
Sự ăn năn hối cải và sự cứu rỗi
Con đường trở về với Đức Chúa Trời không xa xôi. Nước Thiên Đàng rất gần với chúng ta. Tuy Nước Thiên Đàng rất gần, nhưng thứ khiến cho xa cách với Nước Thiên Đàng ấy toàn bộ đều là lỗi lầm của chúng ta. Chúng ta phải ăn năn hối cải, và hình ảnh của chúng ta phải mau chóng được biến hóa thành hình ảnh đẹp đẽ mà Đức Chúa Trời mong muốn.
Thi Thiên 7:9-12 “Ồ, Đức Chúa Trời công bình! là Đấng dò xét lòng dạ loài người, Xin hãy khiến cùng tận sự gian ác kẻ dữ, Song hãy làm cho vững vàng người công bình. Đức Chúa Trời là cái khiên tôi, Ngài là Đấng cứu rỗi những kẻ có lòng ngay thẳng. Đức Chúa Trời là quan án công bình, Thật là Đức Chúa Trời hằng ngày nổi giận cùng kẻ ác. Nếu kẻ ác không hối cải, thì Đức Chúa Trời sẽ mài gươm: Ngài đã giương cung mà chực cho sẵn.”
Lời “Nếu kẻ ác không hối cải, thì Đức Chúa Trời sẽ mài gươm.” có nghĩa rằng Đức Chúa Trời sẽ đối nghịch và phán xét tội nhân không biết hối cải. Khi suy nghĩ tới sự thật này, thì hết thảy tội nhân chúng ta cần phải hạ mình xuống hơn nữa ở trên trái đất này, và phải sống cuộc đời hằng ngày ăn năn hối cải và chuộc tội.
Luca 18:9-14 “Ngài lại phán thí dụ nầy về kẻ cậy mình là người công bình và khinh dể kẻ khác: Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: một người Pharisi và một người thâu thuế. Người Pharisi đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên.”
Kẻ thâu thuế trong ví dụ của Đức Chúa Jêsus đã nhận thức được rằng bản thân là tội nhân, và đã dâng cầu nguyện khiêm tốn lên Đức Chúa Trời ở vị trí của tội nhân. Đức Chúa Trời đã công nhận rằng kẻ thâu thuế thể ấy là công bình.
Hãy ghi khắc trong lòng sự dạy dỗ của Đấng Christ, và hãy bỏ hết thảy tấm lòng vẫn chưa ăn năn hối cải, tấm lòng kiêu ngạo, tấm lòng muốn nâng bản thân mình lên, tấm lòng ác, và hãy hạ mình xuống mà hòa thuận với nhau và liên hiệp thành một với các người nhà Siôn. Hãy nhìn lại bản thân mình một lần nữa, để xem mình có đang hành động không ngay thẳng, tức là muốn mình được nâng lên cao và muốn có được niềm vui của riêng mình mà làm đau lòng những người xung quanh không.
Siôn phải là nơi luôn tràn đầy tiếng vui vẻ. Ở nơi ăn năn hối cải, liên hiệp và hòa thuận với nhau, thì luôn được ban cho trái của sự phước lành mà Đức Chúa Trời cho phép. Nếu ăn năn hối cải thì Đức Chúa Trời ban cho trái xứng đáng với sự ấy, nên Kinh Thánh xưng rằng ấy là “trái xứng đáng với sự ăn năn” (Mathiơ 3:8). Trong hương khí Siôn được truyền đến gần đây, có nội dung rằng ăn năn hối cải rồi được kết trái, ăn năn hối cải rồi thì rất nhiều người nhà Siôn được trở vào. Bây giờ chúng ta được tiếp xúc một cách sinh động tin tức rằng ở mọi nơi ăn năn hối cải như thế này thì đều được Đức Chúa Trời ban cho ân huệ tràn ngập.
Bản tính của tình yêu thương mà chúng ta phải khôi phục
Phải có tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời thì mới có thể ăn năn hối cải. Và khi cảm nhận được tình yêu thương của Đức Chúa Trời thì mới có thể ăn năn hối cải. Vì chúng ta phải đạt được sự ăn năn hối cải trọn vẹn thì mới có thể tìm lại được bản tính được gọi là tình yêu thương vốn có, nên Đức Chúa Trời mới yêu cầu sự ăn năn hối cải từ chúng ta.
I Giăng 4:7-21 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống. Nầy sự yêu thương ở tại đây: ấy chẳng phải chúng ta đã yêu Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã yêu chúng ta, và sai Con Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta. Hỡi kẻ rất yêu dấu, nếu Đức Chúa Trời đã yêu chúng ta dường ấy, thì chúng ta cũng phải yêu nhau. Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời; nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta... ai ở trong sự yêu thương, là ở trong Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời ở trong người ấy. Nầy vì sao mà sự yêu thương được nên trọn vẹn trong chúng ta, hầu cho chúng ta được lòng mạnh bạo trong ngày xét đoán, ấy là Chúa thể nào thì chúng ta cũng thể ấy trong thế gian nầy. Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương. Chúng ta yêu, vì Chúa đã yêu chúng ta trước. Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được. Chúng ta đã nhận nơi Ngài điều răn nầy: Ai yêu Đức Chúa Trời, thì cũng phải yêu anh em mình.”
Thông qua lời trong I Giăng chương 4, một lần nữa chúng ta có thể hiểu về tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng hãy trở nên hình ảnh của tình yêu thương giống với Đức Chúa Trời, là Sự Yêu Thương. Ở trong Siôn, hết thảy chúng ta đều đang đang nỗ lực rất nhiều để thực tiễn và rao truyền đạo của giao ước mới, nhưng sự rèn luyện cuối cùng mà Cha Mẹ mong muốn ở trong đạo của giao ước mới có lẽ chính là sự ăn năn hối cải.
Khi đạt được sự ăn năn hối cải thì tìm lại được bản tính của chúng ta, nên có thể coi rằng những người ăn năn hối cải là những người tìm được bản tính được gọi là tình yêu thương. Khi tìm được bản tính được gọi là tình yêu thương thì không thể nào ghét anh em được. Đức Chúa Trời đã dạy dỗ rõ ràng rằng “Kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì há có thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được?” Để hầu cho chúng ta tìm lại được bản tính được gọi là tình yêu thương, Đức Chúa Trời đã ban cho đạo mà chúng ta phải rèn luyện ở trong giao ước mới, chính là sự ăn năn hối cải.
Không có tình yêu thương thì chẳng ra gì
Ở trong tình yêu thương có bao gồm hết thảy mọi thứ, có sự ăn năn hối cải, cũng có sự nhịn nhục. Để khôi phục lại bản tính của thiên sứ mà chúng ta đã đánh mất, thì phải trải qua trọn vẹn quá trình rèn luyện được gọi là ăn năn hối cải mà Đức Chúa Trời ban cho.
I Côrinhtô 13:1-3 “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.”
Dù có người nói được thứ tiếng đẹp đẽ của thiên sứ, nhưng nếu không có tình yêu thương thì chẳng qua chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng mà thôi. Đã được phán rằng dù có đức tin tuyệt vời đến nỗi dời núi được, nhưng nếu là đức tin không có tình yêu thương thì chẳng ra gì cả. Vì Đức Chúa Trời là Sự Yêu Thương, nên các con cái chúng ta cũng được sanh ra với bản tính được gọi là tình yêu thương. Nhưng bản tính vốn lẽ mà chúng ta có đã bị ma quỉ Satan đổi thành tấm lòng kiêu ngạo và tự cao, sự đố kỵ và ghen ghét, nên Đức Chúa Trời đang khôi phục cho bản tính thiên sứ ở bên trong chúng ta.
Theo sự dạy dỗ quý báu mà Đức Chúa Trời Mẹ đích thân ban cho, vận động ăn năn hối cải đang dấy lên trong các người nhà Siôn trên toàn thế giới. Các sứ đồ 2 nghìn năm trước sau khi nhận được Thánh Linh mưa đầu mùa Lễ Ngũ Tuần, thì trong vòng một ngày đã làm cho 3 nghìn người ăn năn hối cải (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:1-41). Ở phía trong lịch sử dẫn dắt tận 3 nghìn người vào lẽ thật và cứu rỗi họ, có sự ăn năn hối cải. Đối với sự ăn năn hối cải đẹp đẽ được hoàn thành trong Siôn, Đức Chúa Trời ban cho trái xứng đáng với sự ấy. Ngày nay, trong vòng một ngày để dẫn dắt không chỉ 3 nghìn người mà còn nhiều người hơn thế nữa vào con đường của sự cứu rỗi thì trên hết là chúng ta phải ăn năn hối cải trước đã, chẳng phải vậy sao?
Đã được phán rằng dầu phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi. Đương nhiên Đức Chúa Trời chúng ta đã chứa đựng hết thảy tình yêu thương chân thật này ở bên trong Lễ Vượt Qua giao ước mới, nhưng Lễ Vượt Qua nếu kết thúc ở sự chỉ tiến hành nghi thức ăn bánh và uống rượu nho thôi, thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở trong lẽ thật giao ước mới mà hầu cho chúng ta được trở nên một thân bởi thịt và huyết của Đức Chúa Trời, có chứa đựng ý nghĩa như sau.
I Côrinhtô 13:4-7 “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.”
Bản tính của tình yêu thương là hay nhịn nhục. Tình yêu thương hay nhân từ. Và tình yêu thương chẳng ghen tị. Tình yêu thương chẳng khoe mình. Khoe mình thì mang lại kết quả nâng cao bản thân mình, mà nâng cao bản thân mình thì đi kèm với sự kiêu ngạo nghĩ rằng mình ưu việt hơn những người khác, nên tình yêu thương chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép. Và tình yêu thương chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.
Trái của Thánh Linh được kết bởi sự ăn năn trọn vẹn
Bản tính mà chúng ta vốn có ở thế giới thiên sứ đã là như thế. Nhưng chúng ta đã bị mất bản tính ấy bởi rơi vào cám dỗ của Satan mà bị đuổi xuống thế giới trên đất, sống cuộc sống tranh giành đấu đá lẫn nhau, muốn được nghe nói rằng mình xuất sắc hơn người khác, lại làm ngơ trước nỗi đau của người khác nhằm có được điều kiện hoặc hoàn cảnh tốt hơn người khác. Chúng ta như thế đã được gặp gỡ Đức Chúa Trời Cha Mẹ ở trong lẽ thật giao ước mới, và bắt đầu bỏ đi tính tình xấu ác. Sự bỏ đi có nghĩa là ăn năn hối cải, mà hối cải có hàm súc ý nghĩa rằng sửa đổi và quay trở về với Đức Chúa Trời. Cũng bao gồm ý nghĩa rằng tìm lại bản tính của thiên sứ đã bị mất. Bởi vậy, người không ăn năn hối cải không thể trở về Nước Thiên Đàng, và Kinh Thánh cảnh cáo nghiêm khắc rằng Đức Chúa Trời sẽ mài gươm hướng về người thể ấy.
I Côrinhtô 13:8-13 “Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn; song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ. Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: Đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: Đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy. Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.”
Kinh Thánh cho biết rằng đức tin cũng phải có, và sự trông cậy cũng cần thiết trong tín ngưỡng của chúng ta, nhưng tình yêu thương là trọng hơn cả. Phải khôi phục được bản tính của tình yêu thương thì chúng ta mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng. Mong các con cái Siôn đạt được sự ăn năn hối cải trọn vẹn hơn nữa, và hãy cầu khẩn hơn nữa lên Đức Chúa Trời để kết được trái xứng đáng với sự ăn năn hối cải, nhờ đó nhận được nhiều Thánh Linh, và cũng kết được nhiều trái của Tin Lành đẹp đẽ, bởi đó dâng vinh hiển lên Cha Mẹ.
Nếu muốn có được trái từ cây cối, thì đừng chỉ nỗ lực gắn trái vào nhánh cây, mà cần phải cung cấp kịp thời phân bón và nước cho gốc cây không trông thấy. Thế thì trái sẽ tự khắc được kết. Đừng chỉ nhìn trông mỗi nhánh cây, nhưng để trái được gắn vào cuối nhánh cây thì phải có sự tác động nào đó từ gốc cây không trông thấy. Để kết được trái thì chúng ta phải ở trong Đức Chúa Trời, và ở trong đó nhất định cần thiết phân bón được gọi là sự ăn năn hối cải. Mong kết được dồi dào trái đẹp đẽ thông qua Thánh Linh mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho bởi ăn năn hối cải trọn vẹn.