Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Phép Báptêm là gì?
Kết hôn có thể được gọi là xuất phát mới trong đời người. Khi kết hôn, chú rể và cô dâu cùng hẹn ước rằng sẽ coi nhau là bạn đời và sẽ đồng khổ đồng lạc suốt cả cuộc đời. Giống như vậy, phép Báptêm là bước chân đầu tiên mà chúng ta đến gần với Đức Chúa Trời, và là nghi thức kết giao ước giữa Đức Chúa Trời với chúng ta.
Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta, còn chúng ta cũng hứa rằng sẽ thoát khỏi cuộc sống quá khứ nhuốm đượm tội lỗi, và về sau sẽ sống trong khi kính sợ duy chỉ Đức Chúa Trời, với tư cách là người dân của Đức Chúa Trời. Lời hứa như vậy được thành lập thông qua phép Báptêm. Mọi tội lỗi và lỗi lầm trong cuộc sống đã qua được tha thứ, và trở nên bước ngoặt bắt đầu cuộc sống mới theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời cho tới tận ngày chúng ta đi vào Nước Thiên Đàng. Như vậy, Kinh Thánh dạy dỗ chi tiết về ý nghĩa và tầm quan trọng của phép Báptêm, là nghi thức kết giao ước với Đức Chúa Trời.
Phép Báptêm mà Đức Chúa Jêsus làm gương
Đức Chúa Jêsus cũng đã chịu phép Báptêm rồi bắt đầu truyền bá Tin Lành.
Mathiơ 3:13-17 “Khi ấy, Đức Chúa Jêsus từ xứ Galilê đến cùng Giăng tại sông Giôđanh, đặng chịu người làm phép báptêm. Song Giăng từ chối mà rằng: Chính tôi cần phải chịu Ngài làm phép báptêm, mà Ngài lại trở đến cùng tôi sao! Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy. Giăng bèn vâng lời Ngài. Vừa khi chịu phép báptêm rồi...”
Phép Báptêm là nghi thức mà tội nhân phải nhận vì sự tha tội (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38). Dù thế mà, Đức Chúa Jêsus - Đấng Cứu Thế đến trái đất này, và là Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta đi vào con đường Nước Thiên Đàng vĩnh cửu đã đến gần Giăng, người làm phép Báptêm, mà chịu phép Báptêm từ người. Sở dĩ Ngài đã làm như vậy là để làm cho trọn mọi việc công bình. Ấy là Ngài đích thân làm gương cho những người tin vào Đức Chúa Trời rằng nghi thức Báptêm là nghi thức của tín ngưỡng làm cho trọn mọi việc công bình.
Giăng 3:22-23 “Kế đó, Đức Chúa Jêsus đi với môn đồ đến đất Giuđê; Ngài ở với môn đồ tại đó, và làm phép báptêm. Giăng cũng làm phép báptêm tại Ênôn, gần Salim, vì ở đó có nhiều nước, và người ta đến đặng chịu phép báptêm.”
Đức Chúa Jêsus chịu phép Báptêm và bắt đầu giảng dạy. Ngài cũng cho thấy tấm gương Ngài làm phép Báptêm cho người dân. Đức Chúa Jêsus phán rằng đó là sự mà Đức Chúa Trời lấy làm đẹp lòng, rồi Ngài cho thấy tấm gương đích thân Ngài chịu phép Báptêm và làm phép Báptêm. Sở dĩ như vậy là bởi trong đó có chứa đựng lẽ thật quý báu mà hầu cho nhân loại đạt tới sự cứu rỗi.
Ý nghĩa thật của phép Báptêm
Phép Báptêm là nghi thức chúng ta được sanh ra lần thứ hai với tư cách là cái tôi mới ở bên trong Đức Chúa Trời, sau khi được sanh ra lần thứ nhất từ bụng người mẹ (Tham khảo: Giăng 3:3-5). Hơn nữa, đó là nghi thức giao ước hứa rằng sẽ cứu chuộc nhân loại đang làm tôi mọi cho tội lỗi được thoát khỏi tội lỗi, và được trở nên người của Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.
Rôma 6:1-4 “... Hay là, anh em chẳng biết rằng chúng ta thảy đều đã chịu phép báptêm trong Đức Chúa Jêsus Christ, tức là chịu phép báptêm trong sự chết Ngài sao? Vậy chúng ta đã bị chôn với Ngài bởi phép báptêm trong sự chết Ngài, hầu cho Đấng Christ nhờ vinh hiển của Cha được từ kẻ chết sống lại thể nào, thì chúng ta cũng sống trong đời mới thể ấy.”
Thân thể tội lỗi trong quá khứ của chúng ta bị đóng đinh trên thập tự giá cùng với Đức Chúa Jêsus, và giống như Đức Chúa Jêsus đã phục sinh, thì chúng ta cũng được sanh lại trong đời mới. Nghi thức hầu cho được như vậy chính là phép Báptêm. Sự Đức Chúa Jêsus bị treo trên thập tự giá tương ứng với ý nghĩa rằng chúng ta nhận ra và hối cải ăn năn tội lỗi. Sự Đức Chúa Trời đi vào trong mồ tương ứng với ý nghĩa rằng chúng ta chôn tội lỗi và chịu phép Báptêm bởi nước. Sự Đức Chúa Jêsus phục sinh trong mồ tương ứng với ý nghĩa rằng chúng ta được trở nên người mới và hứa với Đức Chúa Trời rằng sẽ sống theo cuộc đời của Đấng Christ. Đối với những người sinh sống cuộc đời thể này bởi phép Báptêm, thì Đức Chúa Trời hứa ban cho sự cứu rỗi.
I Phierơ 3:21 “Phép báptêm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.”
Phép Báptêm là “dấu của lời hứa” mà Đức Chúa Trời ban cho rằng Ngài sẽ cứu rỗi linh hồn chúng ta. Để giữ vững dấu này cho đến cuối cùng thì chúng ta cũng phải giữ lời hứa đã kết với Đức Chúa Trời. Chúng ta đã hứa rằng sẽ thoát khỏi tội lỗi và sống đời mới cùng với Đấng Christ, nhưng nếu tự ý mình hủy bỏ lời hứa ấy, mà lại yêu cầu Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài rằng sẽ ban sự cứu rỗi cho chúng ta, thì không được đâu.
Giống như Đấng Christ đã sống cuộc đời cứu rỗi thế gian, thì chúng ta, là những người chịu phép Báptêm cùng với Ngài, đang coi sự cứu rỗi thế gian là việc công bình, và có trách nhiệm chia sẻ sự sống đời đời của Nước Thiên Đàng cho mọi người. Bởi vậy, cùng lúc ban cho chúng ta dấu của sự cứu rỗi bởi phép Báptêm, Đức Chúa Jêsus dặn dò rằng dù đi tới bất cứ dân tộc nào, thì hãy cử hành từ phép Báptêm, hầu cho Tin Lành được truyền bá khắp thế giới.
Mathiơ 28:18-20 “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy... hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báptêm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.”
Thông qua lời của Đức Chúa Jêsus, có thể nhận thức lặp đi lặp lại rằng phép Báptêm - lời hứa với Đức Chúa Trời, là quan trọng biết bao đối với nhân loại. Trong sự dạy dỗ hầu cho giữ hết thảy mọi điều mà Đấng Christ đã truyền cho, thì điều mà phải thực hiện ưu tiên trước nhất chính là phép Báptêm.
Phép Báptêm được cử hành như là “đường công bình”
Với tư cách là “tiếng kêu trong đồng vắng” được tiên tri trong sách Êsai, Giăng Báptít đã được Đức Chúa Trời sai đến, và đã làm phép Báptêm cho Đức Chúa Jêsus và người dân (Mathiơ 3:1-6). Đây không phải là việc mà ông ấy đã làm một cách tự ý, nhưng là sứ mệnh phải thực hiện với tư cách là đấng tiên tri được Đức Chúa Trời sai đến.
Mathiơ 21:31-32 “... Đức Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm sẽ được vào nước Đức Chúa Trời trước các ngươi. Vì Giăng đã theo đường công bình đến cùng các ngươi, nhưng các ngươi không tin, còn những kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm đã tin người; và các ngươi, khi đã thấy điều ấy, sau cũng không ăn năn đặng tin người.”
Đường công bình mà Giăng Báptít mang đến có nghĩa là phép Báptêm (Giăng 1:24-34). Sứ mệnh của Giăng Báptít, người được Đức Chúa Trời sai đến, chính là làm phép Báptêm của sự ăn năn. Đức Chúa Jêsus cho biết rằng phép Báptêm là nghi thức của sự công bình chí thánh, và đã quy định những người không chịu phép Báptêm là những người không chịu ăn năn và không chịu tin.
Luca 7:29-32 “Cả dân chúng cùng kẻ thâu thuế chịu Giăng làm phép báptêm, đều xưng Đức Chúa Trời là công bình. Song người Pharisi cùng các thầy dạy luật không chịu Giăng làm phép báptêm, nên chê bỏ ý Đức Chúa Trời định về mình. Vậy, ta sẽ sánh người đời nầy với gì, họ giống như ai? Họ giống như con trẻ ngồi ngoài chợ, nói cùng nhau rằng: Ta đã thổi sáo, mà bay không nhảy múa; ta đã than vãn, mà bay không khóc.”
Rất nhiều người dân đã chịu phép Báptêm, nhưng những người Pharisi và các thầy thông giáo đã không tham gia vào. Ở bên cạnh thổi sáo vui vẻ thì tự khắc phải nhún vai, nếu than vãn thì phải biết buồn rầu cùng, thế mà người vô cảm thì không hề phản ứng gì. Giống như vậy, Đức Chúa Jêsus phán rằng những người vô phản ứng trước sau như một, dù được dạy dỗ lẽ thật ngay thẳng của Đức Chúa Trời đến đâu chăng nữa, là những người chê bỏ ý Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Jêsus đã phán rằng duy chỉ những người làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời thì mới được đi vào Nước Thiên Đàng (Mathiơ 7:21). So chiếu vào lời ấy, thì có thể biết được rằng phép Báptêm là ý muốn chí thánh của Đức Chúa Trời đặng cứu rỗi nhân loại và dẫn dắt vào Nước Thiên Đàng.
Mác 16:15-16 “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báptêm, sẽ được rỗi; nhưng ai chẳng tin, sẽ bị đoán phạt.”
Phép Báptêm của sự cứu rỗi được nhận trong lẽ thật giao ước mới
Về phép Báptêm, thỉnh thoảng có những vị suy nghĩ rằng vì bản thân đã chịu phép Báptêm ở giáo đoàn khác rồi nên không cần phải chịu phép Báptêm nữa. Nhưng, cần thiết phải suy nghĩ xem phép Báptêm mà bản thân đã chịu có phải là phép Báptêm dò xem thông qua Kinh Thánh không. Bởi vì chẳng phải vì cớ rằng cứ là hình thức được tiến hành bằng nước dưới danh nghĩa là phép Báptêm mà có thể trở nên phép Báptêm của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã hứa đâu.
Phép Báptêm không đơn thuần là nghi thức bị hạn chế trong hành vi, nhưng là luật lệ có chứa đựng lời hứa của Đức Chúa Trời. Nước sử dụng khi Báptêm và nước sử dụng khi tắm là như nhau, nhưng có sự khác biệt lớn trong sự có hay không có lời hứa. Nước sử dụng trong nghi thức Báptêm là dấu của sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã hứa, nhưng nước sử dụng khi tắm bất quá chỉ là phương tiện loại bỏ sự bẩn thỉu của thân thể, chứ không liên quan tới lời hứa của Đức Chúa Trời.
Hãy giả sử rằng những người Pharisi vào 2 nghìn năm trước bắt chước phép Báptêm của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ, và đã tiến hành. Thứ đó quả thật há có thể trở nên phép Báptêm của sự cứu rỗi chăng? Trong đó không có lời hứa của Đức Chúa Trời. Phải là phép Báptêm được chịu trong lời hứa của Đức Chúa Trời thì mới có thể trở nên dấu cứu rỗi chúng ta.
Hãy ghi nhớ rằng Đức Chúa Trời cho phép Báptêm của sự cứu rỗi tại nơi nào, thông qua ai. Đức Chúa Jêsus cho thấy tấm gương phép Báptêm, đã cùng với các môn đồ, làm phép Báptêm cho rất nhiều người (Giăng 3:22-30) Các môn đồ đã làm phép Báptêm theo Đức Chúa Jêsus, đã ở trong đức tin và lẽ thật thể nào? Kinh Thánh giải thích chi tiết về điều này.
Luca 22:7-8, 19-20 “Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự nầy để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ, mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”
Phierơ và Giăng đi dọn Lễ Vượt Qua theo như mệnh lệnh của Đức Chúa Jêsus, và đã cùng với Đức Chúa Jêsus giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới. Những người đã cùng với Đức Chúa Jêsus làm phép Báptêm, hết thảy đều là các sứ đồ ở trong lẽ thật giao ước mới.
Để trở nên phép Báptêm mà Đức Chúa Trời công nhận, thì đương nhiên phải được chịu ở nơi Đức Chúa Trời ngụ. Nơi Đức Chúa Trời ngụ là Siôn, nơi giữ các lễ trọng thể (Thi Thiên 132:13-14, Êsai 33:20). Đức Chúa Trời chỉ ra người dân Siôn mà xưng là “dân Ta”, và đã chọn những người giữ giao ước mới làm người dân của Đức Chúa Trời (Êsai 51:16, Giêrêmi 31:31-34).
Theo lời tiên tri thể này, Đức Chúa Jêsus đã tuyên bố giao ước mới mới thông qua lễ trọng thể được gọi là Lễ Vượt Qua. Duy chỉ phép Báptêm được cử hành ở trong Siôn, nơi có lẽ thật giao ước mới và là nơi Đức Chúa Trời ngụ, mới trở nên phép Báptêm của sự cứu rỗi.
Lịch sử và giáo huấn của phép Báptêm thời đại sứ đồ
Khi dò xem các cảnh Kinh Thánh ghi chép lịch sử của thời đại sứ đồ sau khi Đức Chúa Jêsus phục sinh và thăng thiên, thì thấy rằng phép Báptêm được tiến hành bởi các môn đồ truyền bá lẽ thật giao ước mới.
Công Vụ Các Sứ Đồ 8:34-39 “Hoạn quan cất tiếng nói cùng Philíp rằng: Tôi xin hỏi ông, đấng tiên tri đã nói điều đó về ai? Có phải nói về chính mình người chăng, hay là về người nào khác? Philíp bèn mở miệng, bắt đầu từ chỗ Kinh Thánh đó mà rao giảng Đức Chúa Jêsus cho người. Hai người đang đi dọc đường, gặp chỗ có nước, hoạn quan nói rằng: Nầy, nước đây, có sự gì ngăn cấm tôi chịu phép báptêm chăng? Người biểu dừng xe lại; rồi cả hai đều xuống nước, và Philíp làm phép báptêm cho hoạn quan. Khi ở dưới nước lên...”
Sở dĩ hoạn quan của nữ vương Canđác đã chịu phép Báptêm là bởi trong phép Báptêm có lời hứa của sự cứu rỗi. Phép Báptêm của lời hứa thể này chịu không phải từ bất cứ ai cũng được, nhưng chỉ có thể được chịu thông qua đấng tiên tri được cho phép bởi Đức Chúa Trời ngụ ở trong Siôn.
Công Vụ Các Sứ Đồ 16:13-15 “Đến ngày Sabát, chúng ta ra ngoài cửa thành, đến gần bên sông, là nơi chúng ta tưởng rằng người ta nhóm lại đặng cầu nguyện; chúng ta ngồi xong, giảng cho những đàn bà đã nhóm lại. Có một người trong bọn đó nghe chúng ta, tên là Lyđi, quê ở thành Thiatirơ, làm nghề buôn hàng sắc tía, vẫn kính sợ Đức Chúa Trời. Chúa mở lòng cho người, đặng chăm chỉ nghe lời Phaolô nói. Khi người đã chịu phép báptêm với người nhà mình rồi...”
Công Vụ Các Sứ Đồ 16:27-33 “... Người đề lao bèn kêu lấy đèn, chạy lại, run sợ lắm, gieo mình nơi chân Phaolô và Sila. Đoạn, đưa hai người ra ngoài, mà hỏi rằng: Các chúa ơi, tôi phải làm chi cho được cứu rỗi?... Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báptêm.”
Công Vụ Các Sứ Đồ 10:37-48 “... Bấy giờ Phierơ lại cất tiếng nói rằng: Người ta có thể từ chối nước về phép báptêm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? Người lại truyền làm phép báptêm cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ...”
Phép Báptêm mà gia đình Lyđi và gia đình người đề lao đã chịu được tiến hành bởi nhóm người của Phaolô, còn phép Báptêm mà gia đình đội trưởng Cọtnây đã chịu được tiến hành bởi Phierơ. Phaolô là sứ đồ nói rằng “Tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em.” (I Côrinhtô 11:23) và đã rao truyền Lễ Vượt Qua giao ước mới, còn Phierơ cũng là sứ đồ đã dọn và giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới theo như Đức Chúa Jêsus đã chỉ thị, như nội dung trong Tin Lành Luca chương 22 vừa mới xem ở trên. Họ hết thảy đều đã nhận sự dạy dỗ ở trong Siôn, nơi giữ các lễ trọng thể, đã kính sợ Đức Chúa Trời ngụ ở Siôn, và đã tuân theo phép đạo giao ước mới ở trong Siôn. Một trong số các phép đạo của giao ước mới ấy chính là luật lệ được gọi là phép Báptêm, nên họ đã cử hành phép này theo như sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus.
Rất nhiều hội thánh ngày nay đều nói rằng đang làm phép Báptêm, nhưng phép Báptêm chịu ở nơi không có lẽ thật giao ước mới, thì chẳng quá một loại hình thức, và không được Đức Chúa Trời công nhận. Theo như Đức Chúa Trời đã hứa ở trong Siôn, phép Báptêm được tiến hành trong lẽ thật giao ước mới chính là phép Báptêm chân chính. Đức Chúa Trời đã ban cho lời hứa của sự cứu rỗi, và phán lệnh phước lành sự sống đời đời ở trong Siôn. Điều này cho biết rằng phép Báptêm tiến hành ở nơi khác không phải là Siôn thì không có quan hệ với sự cứu rỗi, và chẳng qua chỉ là hành vi làm ướt thân thể bởi nước mà thôi.
Mong chúng ta hãy cảm tạ Đức Chúa Trời Cha Mẹ, là Đấng kêu gọi chúng ta, ban cho chúng ta ân huệ của sự tha tội và sự cứu rỗi ở trong Siôn, và hãy ghi khắc thêm một lần nữa về ý nghĩa của phép Báptêm mà chúng ta chịu. Hơn nữa, hãy rao truyền Tin Lành cho nhiều người vẫn chưa chịu phép Báptêm của sự cứu rỗi ở trong lẽ thật giao ước mới, nhờ đó dẫn dắt hầu cho họ cũng có thể được nhận dấu của sự cứu rỗi ở trong Siôn, là nơi Đức Chúa Trời ngụ. Mong chúng ta hãy luôn ghi nhớ lời hứa được chứa đựng trong phép Báptêm, và hãy cùng nhau làm công việc cứu rỗi thế gian giống như Đức Chúa Trời đã dốc hết sức để cứu rỗi chúng ta, nhờ đó bày tỏ đức tin đẹp đẽ liên hiệp cùng với Đức Chúa Trời.