Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Hãy kính sợ Đức Chúa Trời
Khi nhìn vào muôn vật thì tôi cảm thấy quyền năng của Đức Chúa Trời thật là tuyệt vời. Đức Chúa Trời đã treo trái đất nặng nề trong không gian một cách nhẹ nhàng như thể bóng bay và vận hành trái đất. Đức Chúa Trời dẫn dắt muôn vật vũ trụ một cách có trật tự, và nếu Ngài muốn thì có thể biến hóa trật tự đó.
Vào mùa xuân năm trước, bởi biến đổi khí hậu, hoa phải được nở vào đầu xuân và hoa phải được nở vào cuối xuân đều nở ra răm rắp cùng một lúc nên tiệc hoa đã được mở ra. Đức Chúa Trời có thể làm cho hoa nở theo trật tự, cũng có thể biến đổi hoàn cảnh và làm cho các hoa nở cùng một lúc. Đức Chúa Trời có thể làm cho đất nước nóng trở nên lạnh và cũng có thể làm cho đất nước lạnh trở nên nóng. Như vậy, khi nghĩ đến Đức Chúa Trời toàn năng là Cha và Mẹ chúng ta thì chúng ta phải kính sợ Đức Chúa Trời hơn và dâng cảm tạ và tán dương lên Đức Chúa Trời hơn nữa.
Kính sợ Đức Chúa Trời là phận sự của loài người
Kính sợ có nghĩa là kính trọng và sự kinh hãi. Với tư cách là vật thọ tạo, tấm lòng cơ bản mà loài người phải có đối với Đức Chúa Trời là tấm lòng kính sợ. Kinh Thánh nhấn mạnh rằng ấy là phận sự của loài người.
Truyền Đạo 12:13-14 “Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.”
Người đã ghi chép sách Truyền Đạo là Salômôn nổi tiếng là vua của sự khôn ngoan. Ông ấy đã có quyền lực, khôn ngoan và giàu có, và đã hoàn thành những gì mà mình mong muốn, nhưng ông ấy đã hiểu biết sự thật rằng tất thảy mọi điều đó đều là hư vô và hư không. Rốt cuộc, ông ấy đã đưa ra kết luận rằng trước khi sự phán xét tới, trong khi sống trên trái đất này, loài người phải kính sợ Đức Chúa Trời và giữ mệnh lệnh của Ngài.
Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:10 “Hãy nhớ ngày ngươi chầu Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi tại Hôrếp, khi Đức Giêhôva phán cùng ta rằng: Hãy nhóm hiệp dân sự để ta khiến chúng nghe lời ta, hầu cho tập kính sợ ta đang lúc họ còn sống nơi thế thượng, và dạy lời đó cho con cái mình.”
Phục Truyền Luật Lệ Ký 10:12-13 “Vậy, hỡi Ysơraên, bây giờ Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? Há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giêhôva, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, giữ các điều răn và luật lệ của Đức Giêhôva, mà ta truyền cho ngươi ngày nay, để ngươi được phước?”
Lý do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta điều răn và mệnh lệnh của Ngài là vì Ngài muốn làm cho chúng ta có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời và dẫn dắt chúng ta vào con đường phước lành đời đời. Cho nên, chúng ta luôn luôn phải vâng phục lời của Đức Chúa Trời và học công việc kính sợ Đức Chúa Trời thông qua sự dạy dỗ trong Kinh Thánh.
Xuất Êdíptô Ký 20:18-20 “Vả, cả dân sự nghe sấm vang, tiếng kèn thổi, thấy chớp nhoáng, núi ra khói, thì run rẩy và đứng cách tận xa. Dân sự bèn nói cùng Môise rằng: Chính mình người hãy nói cùng chúng tôi thì chúng tôi sẽ nghe; nhưng cầu xin Đức Chúa Trời chớ phán cùng, e chúng tôi phải chết chăng. Môise đáp rằng: Đừng sợ chi, vì Đức Chúa Trời giáng lâm đặng thử các ngươi, hầu cho sự kính sợ Ngài ở trước mặt các ngươi, cho các ngươi không phạm tội.”
Giây phút bị mất tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời là lúc nguy hiểm nhất đối với người có tín ngưỡng. Người có tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời, tuyệt đối không rời khỏi đức tin và không bị liên lụy tội ác, kể cả tội ác phần xác thịt lẫn tội ác phần linh hồn. Tuy nhiên, người bị mất tấm lòng kính sợ thì coi thường điều răn và mệnh lệnh mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta vì hạnh phúc của chúng ta, và gần gũi với tội lỗi, nên chỉ ôm tấm lòng như Giuđa Ichcariốt.
Sự khác biệt giữa Giuđa Ichcariốt với Phierơ
Đầu tiên, Giuđa Ichcariốt cũng là người có đức tin và tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Jêsus. Khi nhìn thấy Giuđa Ichcariốt lên hàng ngũ mười hai sứ đồ và được đảm nhận kế toán trong số những người đó, thì chúng ta có thể biết được rằng Giuđa Ichcariốt được mọi người tín nhiệm. Vậy mà, khi thời gian trôi qua thì tấm lòng kính sợ mà ban đầu Giuđa Ichcariốt đã có, bắt đầu bị biến mất.
Khi bị mất tấm lòng kính sợ, Giuđa Ichcariốt nhìn Đức Chúa Jêsus trên quan điểm phần xác thịt nên chỉ nhìn thấy những điều khiến vấp phạm thôi. Hắn đã suy nghĩ rằng “Nếu Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời chân thật thì tại sao Ngài không thể làm điều đó được?”, “Ngài không thể chế áp một lúc những người hủy báng hay chăng?” Càng nhìn Đức Chúa Jêsus, không phải hắn trông thấy Ngài là Đức Chúa Trời toàn tri toàn năng mà hắn chỉ thấy Ngài như một người thợ mộc yếu đuối thôi.
Khi Đức Chúa Jêsus cỡi lên lừa con và đi đến thành Giêrusalem, thì nhiều người đã kêu lên rằng “Hôsana, con vua Đavít! Đáng ngợi khen.” Dù họ rất ồn ào, nhưng Đức Chúa Jêsus không can ngăn họ và chỉ đi ngang qua. Ấy là một quá trình mà Ngài làm trọn vẹn lời tiên tri, nhưng trong con mắt của Giuđa Ichcariốt thì không nhìn tốt đẹp như vậy.
Trước Lễ Vượt Qua, Mari đổ dầu thơm lên chân Đức Chúa Jêsus. Khi Mari đổ dầu thơm, làm ướt chân của Ngài bằng nước mắt và rửa chân của Đức Chúa Jêsus bằng tóc mình thì Giuđa Ichcariốt rất phẫn nộ rằng tại sao xài phí dầu thơm quí giá này. Chúng ta có thể nghĩ rằng ý lời nói của Giuđa là bán dầu thơm này và cứu người nghèo là tốt hơn, nhưng Kinh Thánh ghi chép rằng vì người vốn là tay trộm cắp, bởi đầu óc muốn ăn cắp chi phí đó nên mới nói như thế (Giăng 12:1-6). Khác với Mari đã làm hết lòng hết sức bằng tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Jêsus, Giuđa chỉ quan tâm đến tài vật. Nên cuối cùng Giuđa đã phạm tội vô liêm sỉ là bán Đức Chúa Jêsus bởi ba chục bạc. Đức Chúa Jêsus đã đánh giá về Giuđa Ichcariốt này rằng “Thà nó chẳng sanh ra thì hơn!”(Mathiơ 26:24)
Giuđa Ichcariốt bị mất tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Jêsus, nhưng Phierơ thì đã giữ tấm lòng kính sợ dù có bất cứ việc gì. Một hôm Đức Chúa Jêsus đã đi trên mặt nước vào ban đêm tối mò. Khi các môn đồ tưởng rằng ấy là một con ma rồi sợ hãi và run rẩy, thì Phierơ đã dạn dĩ nói rằng “Nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa.” Vì Đức Chúa Jêsus phán rằng “Hãy lại đây!” nên Phierơ đã chỉ nhìn trông Đức Chúa Jêsus mà bước đi. Tuy nhiên, khi thấy gió thổi và cảm thấy làn nước ngập mu bàn chân mình, Phierơ bị chìm trong nước. Đức Chúa Jêsus đã cứu Phierơ và phán rằng “Hỡi người ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy?” Đức Chúa Jêsus có thể khen rằng “Các môn đồ khác chỉ run sợ thôi, nhưng ngươi thậm chí đã đi trên nước, nên đức tin của người là tốt nhất.” nhưng ngược lại, Đức Chúa Jêsus đã quở trách đức tin yếu đuối của Phierơ (Mathiơ 14:25-35).
Phierơ thường bị quở trách nhiều về công việc mà mình đã làm vì Đức Chúa Jêsus, nhưng dù Ngài quở trách đi quở trách lại, Phierơ cũng chẳng bao giờ nhọc lòng. Thậm chí, dù Ngài quở trách rằng “Ớ Satan, hãy lui ra đằng sau ta!”, nhưng Phierơ đã đi theo Đức Chúa Jêsus cho đến cuối cùng (Mathiơ 16:23).
Dù nghe bất cứ lời nào, Phierơ cũng yêu và kính sợ Đức Chúa Jêsus, nên trước khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên, Ngài đã giao cho Phierơ sứ mạng chăn bầy chiên của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus hỏi đi hỏi lại rằng “Ngươi yêu Ta chăng?” thì Phierơ tự tin trả lời rằng “Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa.” Nhưng khi Ngài hỏi lần thứ ba, thì Phierơ lo rằng mình có gì đó còn thiếu, nên Phierơ đã thổ lộ tình yêu hướng về Đức Chúa Jêsus một lần nữa. Thông qua hình ảnh như thế này, chúng ta có thể xác minh một lần nữa về tấm lòng kính sợ của Phierơ hướng về Đức Chua Jêsus (Giăng 21:15-17).
Các tổ tiên đức tin đã kính sợ Đức Chúa Trời
Không chỉ vào 2000 năm trước, mà vào ngày nay cũng có thái độ tương phản trong sự đối xử với Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Đấng đã mặc xác thịt mà đến trái đất này. Có người phán đoán bằng tấm lòng như Giuđa Ichcariốt, cũng có người không bị mất tấm lòng kính sợ và luôn tôn trọng Ngài bằng tấm lòng như Phierơ. Để giữ đức tin cho đến cuối cùng thì chúng ta không được mất tấm lòng kính sợ.
Vào giây phút bị mất tấm lòng kính sợ, chúng ta sẽ bị mất kể cả đức tin, kể cả Nước Thiên Đàng và kể cả tất thảy mọi phước lành. Cho nên, Satan lôi kéo tầm nhìn của chúng ta hòng làm cho mất tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời phán lệnh cho chúng ta rằng hãy học kính sợ Đức Chúa Trời. Chúng ta luôn phải học tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời và giữ gìn điều đó cho đến cuối cùng như Phierơ. Tất thảy mọi người kính sợ Đức Chúa Trời đều được nhận phước lành lớn lao từ Đức Chúa Trời.
Sáng Thế Ký 22:10-12 “Ápraham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình. Thiên sứ của Đức Giêhôva từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Ápraham, Ápraham! Người thưa rằng: Có tôi đây. Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi.”
Cảnh này là tình tiết mà Đức Chúa Trời ngăn cản Ápraham khi ông ấy vâng phục lời của Đức Chúa Trời và dâng Ysác làm lễ thiêu lên Đức Chúa Trời. Đức tin của Ápraham vâng phục tất thảy mọi lời mà Đức Chúa Trời phán lệnh, cũng ra từ tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Con một Ysác được sanh ra khi Ápraham một trăm tuổi là báu vật trong số các báu vật mà ông nâng niu nhất trên thế gian, nhưng khi ông đã coi Ysác như chẳng là gì trước sự kính sợ đối với Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời đã ban phước lành rất lớn cho ông.
Hêbơrơ 11:7 “Bởi đức tin, Nôê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy.”
Vì Nôê có tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời nên chuẩn bị một chiếc tàu và có thể được cứu tất thảy mọi người nhà của ông ấy. Ápraham và Nôê đều luôn luôn giữ tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời nên được xuất hiện là anh hùng Kinh Thánh, là “kẻ kế tự của sự công bình” và “tổ tiên đức tin”.
Sáng Thế Ký 42:18 “Ngày thứ ba, Giôsép nói cùng họ rằng: Ta kính sợ Đức Chúa Trời; hãy làm như điều nầy, thì được sống.”
Giôsép, là con trai thứ mười một của Giacốp, đã bị bán cho thương nhân ngoại bang bởi sự ghen tỵ của các anh em mình, nhưng vì Giôsép luôn kính sợ Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời ban phước lành cho Giôsép bất cứ việc nào người làm. Bởi kết quả đó, Giôsép trở thành quan cai trị trên cả Êdíptô, và có thể cứu gia đình mình đang trong tình cảnh sắp chết vì đói bởi năm mất mùa.
Khi xem nội dung Kinh Thánh thì thấy rằng Đức Chúa Trời luôn ban phước lành cho những người kính sợ Đức Chúa Trời và Ngài ở cùng với họ dù họ đi bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì. Chúng ta có thể phát hiện ra trong Kinh Thánh rằng đối với những người không kính sợ Đức Chúa Trời, thì bàn tay bảo hộ của Đức Chúa Trời bị ngừng và lịch sử tai nạn lớn và công việc xấu ác của Satan ập đến họ.
Đức Chúa Jêsus cũng cho chúng ta thấy tấm gương kính sợ Đức Chúa Trời và vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời.
Hêbơrơ 5:6-7 “Lại nơi khác có phán cùng Ngài rằng: Ngươi làm thầy tế lễ đời đời Theo ban Mênchixêđéc. Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời.”
Đức Chúa Jêsus vốn có hình Đức Chúa Trời nhưng không những Đức Chúa Jêsus Christ đã làm gương đức tin cho chúng ta, mà còn các đấng tiên tri đức tin đều có tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tôi khó tìm thấy người nào có tấm lòng kính sợ như thế này trên thế gian vào ngày nay. Dù trong Kinh Thánh được chép rồi, nhưng vì họ có suy nghĩ xác thịt rằng nếu sống theo lời đó thì sẽ có nhiều yếu tố bất tiện nên họ không sống theo dự dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Bởi mất tấm lòng kính sợ, họ dần cách xa khỏi phước lành của Đức Chúa Trời.
Sự phước lành được ban cho người kính sợ Đức Chúa Trời
Khi chúng ta có tấm lòng kính sợ đối với Đức Chúa Trời thì chúng ta có thể vâng phục tất thảy mọi lời của Ngài, đi theo bất cứ nơi nào Ngài dẫn dắt cho đến cuối cùng dù Đức Chúa Trời tồn tại ở thể Thần hoặc khi Ngài đến trái đất này trong xác thịt.
Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:28-29 “... Đức Giêhôva nghe những lời của các ngươi, nên phán cùng ta rằng: Ta có nghe những lời dân nầy bàn cùng ngươi; chúng nó nói như vậy lấy làm thậm phải. Ồ! chớ chi dân nầy thường có một lòng kính sợ ta, hằng giữ theo các điều răn ta như thế, để chúng nó và con cháu chúng nó được phước đời đời!”
Lý do Đức Chúa Trời phán rằng hãy kính sợ Đức Chúa Trời không phải là vì Đức Chúa Trời muốn được hầu việc mà là vì ấy chính là phương pháp duy nhất mà chúng ta có thể giữ đức tin và không bị quên mất sự trông cậy về Nước Thiên Đàng. Kết qủa của người kính sợ Đức Chúa Trời là phước lành đời đời.
Khải Huyền 19:4-5 “Hai mươi bốn trưởng lão cùng bốn con sanh vật bèn mọp xuống thờ lạy Đức Chúa Trời, là Đấng ngồi trên ngôi, mà rằng: Amen, Alêlugia! Lại có tiếng từ ngôi đến rằng: Hết thảy các ngươi là tôi tớ Đức Chúa Trời chúng ta, vẫn kính sợ Ngài, nhỏ hay lớn, đều hãy ngợi khen Ngài!”
Khải Huyền 11:15-18 “... Hai mươi bốn trưởng lão đang ngồi ở trước mặt Đức Chúa Trời, trên ngai mình, đều cúi mình sấp mặt xuống, thờ lạy Đức Chúa Trời, mà rằng: Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời Toàn năng, là Đấng Hiện Có, Trước Đã Có, chúng tôi cảm tạ Ngài, vì Ngài đã cầm quyền rất cao trong tay và đã trị vì. Các dân tộc vốn giận dữ, nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến: giờ đã tới, là giờ phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa là các đấng tiên tri, thưởng cho các thánh và các người kính sợ danh Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn, và hủy phá những kẻ đã hủy phá thế gian.”
Sách Khải Huyền đã cho chúng ta thấy trước về sự việc sẽ xảy ra thông qua sự mặc thị của sứ đồ Giăng. Đã được chép rằng Đức Chúa Trời sẽ ban thưởng cho những người kính sợ danh của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, trong tấm lòng của những người ở Nước Thiên Đàng, tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời được đầy dẫy. Giống như vậy, nơi mà những người kính sợ Đức Chúa Trời ngụ chính là Nước Thiên Đàng.
Từ giây phút mất tấm lòng kính sợ, họ đối mặt với thử thách và Satan chi phối tấm lòng đó. Satan luôn lập mưu hại để khiến cho chúng ta không có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Cho nên, Satan đã làm cho mắt của Giuđa Íchcariốt nhìn thấy Đức Chúa Jêsus là một người yếu đuối chứ không phải là Đức Chúa Trời. Lý do lớn nhất mà Giuđa Íchcariốt phản bội Đức Chúa Jêsus là vì hắn bị mất tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời, là Đấng đã đến trong xác thịt. Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ Ta!” (Mathiơ 11:6), mà vấp phạm có nghĩa là mất đi tấm lòng kính sợ chứ không phải có ý nghĩa khác.
Tuy nhiên, sứ đồ Phierơ, sứ đồ Giăng và Giacơ luôn luôn không bao giờ quên mất Đức Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời, dù đi bất cứ đâu. Khi các môn đồ đi qua một làng xa nào đó với Đức Chúa Jêsus, những người làng đã ngăn chặn. Giăng và Giacơ bực mình nên hỏi Đức Chúa Jêsus rằng “Thưa Chúa, Chúa có muốn chúng tôi khiến lửa từ trên trời xuống thiêu họ chăng?” Vì hai môn đồ có tấm lòng kính sợ lớn đối với Đức Chúa Jêsus nên không thể chịu nổi người ta coi thường Đức Chúa Jêsus dù chỉ một chút. Đức Chúa Jêsus đã ngăn cản họ và đã đi làng khác. Sau đó Ngài đã đặt tên cho hai người là “Bôanẹt (con trai của sấm sét)”(Luca 9:51-56, Mác 3:17).
Dù Đức Chúa Trời đến trái đất này trong xác thịt, hoặc dù Ngài đến trong linh hồn, chúng ta tuyệt đối không được quên mất tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Cơ bản của đức tin là tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời. Điểm chung của những người làm gương đức tin cho chúng ta và dẫn dắt thế giới đức tin như Giôsép, Ápraham và Nôê là họ kính sợ Đức Chúa Trời.
Giống như các tổ phụ đức tin, vào thời đại này chúng ta cũng phải có tấm lòng kính sợ Đức Chúa Trời trong tấm lòng chúng ta và học phương pháp kính sợ Đức Chúa Trời. Tôi tha thiết mong tất thảy mọi người nhà Siôn mà đã đến nơi an toàn trong lòng Thánh Linh và Vợ Mới, đều đi theo con đường đẹp đẽ và đầy ân huệ mà Cha Mẹ dạy cho chúng ta cho đến cuối cùng, nhờ đó đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.