Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Giao ước và đức tin
Xã hội chúng ta được duy trì bằng lời hứa. Chẳng hạn như, tiền giấy chỉ là một tờ giấy mà thôi nhưng bởi lời hứa giữa người với người, tờ giấy này không phải là một tờ giấy bình thường nữa mà được thay đổi thành tiền tệ có thể mua bán hàng hoá.
Nếu một đứa bé xé tiền giấy thì người ta sẽ cảm thấy đáng tiếc, nhưng nếu đó chỉ là một tờ giấy thì họ sẽ không tiếc như thế. Bởi vì khác với tiền giấy, trong tờ giấy không có lời hứa.
Cũng như vậy, lời hứa rất là quan trọng.
Giữa Đức Chúa Trời với nhân loại cũng có lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập, tức là giao ước. Trong cuộc sống tín ngưỡng, nếu không hiểu biết về mối quan hệ tương quan về giao ước và đức tin thì không thể biết được tại sao chúng ta phải giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ đức tin Đức Chúa Trời Êlôhim, và cái rễ tín ngưỡng chúng ta không thể không bị lung lay bởi đức tin mập mờ.
Mục đích của đức tin là sự cứu rỗi linh hồn (I Phierơ 1:9). Trên thế gian có nhiều người xưng rằng mình đã được cứu rỗi, và mỗi người lại đề ra con đường sự cứu rỗi khác nhau. Nhưng trong sự cứu rỗi, điều mà chúng ta có thể tin tưởng được duy chỉ là lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho thôi. Chúng ta hãy có thời gian suy nghĩ về giao ước này mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại thật là quan trọng biết bao.
Lời hứa của Đức Chúa Trời được kết nối trực tiếp với sự cứu rỗi
Dù trên thế gian có nhiều triết học và tư tưởng nhưng phương pháp của sự cứu rỗi chỉ ở trong Kinh Thánh mà được chép về lời hứa của Đức Chúa Trời. Cho dù đó là một sự dạy dỗ giống như thật nhưng nếu không được chép trong Kinh Thánh thì đó là một giáo huấn không liên quan đến sự cứu rỗi. Lý do chúng ta bài trừ điều răn của loài người mà đang được giữ tại nhiều hội thánh thế gian hiện nay, cũng là vì trong đó không có lời hứa mà Đức Chúa Trời lập cho chúng ta.
Vì trong điều răn của Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Jêsus đích thân làm gương và các sứ đồ đã rao truyền có lời hứa của Đức Chúa Trời rằng người làm như thế thì có thể được cứu rỗi, nên chúng ta đang đi con đường tín ngưỡng the lời trong Kinh Thánh.
Galati 1:6-10 “... Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ. Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị anathem! Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị anathem!...”
Tin Lành là lời hứa mà Đức Chúa Trời lập cho chúng ta. “Tin lành khác” là sự phá vỡ lời hứa của Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời phán rõ ràng rằng những người rao truyền và giữ tin lành khác thì sẽ không được cứu rỗi. Giống như làm giả tiền giấy và sử dụng là tội phạm, hành vi biến đổi và phá vỡ hình thái của Tin Lành mà Đức Chúa Trời đã lập là hành vi phạm pháp.
Trong tiền giấy có lời hứa đã được lập trong xã hội. Chỗ này có chữ nào đó, chỗ kia có hình ảnh và con số nào đó, và cũng có hình thức đặc biệt xù xì để làm cho những người khiếm thị có thể xác định được dù chỉ sờ vào đó v.v..., trong đó có điều kiện mà có thể thông dụng với tư cách là tiền giấy.
Giống như vậy, Đức Chúa Trời đã lập điều kiện trong Kinh Thánh vì sự cứu rỗi của chúng ta.
Để làm cho những người đã trở thành kẻ mù phần linh hồn có thể tìm thấy Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời đã ghi chép trong Kinh Thánh lời hứa rằng “Hãy nhớ ngày nghỉ (ngày Sabát), là ngày thứ bảy đặng làm nên ngày thánh.”, “Bởi nghi thức ăn bánh và uống rượu nho vào buổi chiều tối Lễ Vượt Qua ngày 14 tháng giêng, Ta sẽ giao ước ban cho các ngươi được sự sống đời đời.” v.v...
Khải Huyền 22:18-19 “Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.”
Đức Chúa Trời phán rằng không được thêm hoặc bớt tất thảy mọi lời trong 66 quyển Kinh Thánh. Tiền giấy mà bị xóa một phần hình ảnh hoặc thêm vào một phần nào đó thì nó là tiền giấy giả mà không thể phát huy giá trị với tư cách là tiền tệ. Lời này có nghĩa rằng chúng ta đừng sử dụng hàng giả thể ấy, nhưng hãy sử dụng giao ước mà Đức Chúa Trời hứa cho chúng ta.
Nếu tiền giấy giả hoành hành thì trật tự xã hội sẽ bị phá vỡ. Đức Chúa Trời đã biết trước tin lành bị làm giả bởi ma quỉ Satan, sẽ đầy dẫy trên thế gian này nên Ngài phán lệnh cho chúng ta rằng không thêm hoặc không bớt lời. Bởi vì khi làm theo lời thì có sự cứu rỗi nên nếu thêm hoặc bớt điều gì trong lời thì không thể đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.
Khi đối chiếu từng mỗi một điều răn chúng ta đang giữ thông qua Kinh Thánh thì chúng ta có thể biết được rằng bây giờ chúng ta có đang sống cuộc sống đức tin phù hợp với lời hứa của Đức Chúa Trời không, và có được niềm tin chắc chắn vào sự cứu rỗi. Có rất nhiều người như cát bờ biển tự xưng rằng mình đã được cứu rỗi, nhưng chúng ta cần thiết xác nhận rằng họ có làm theo sự dạy dỗ trong Kinh Thánh hay không, và trong Kinh Thánh Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta như thế nào.
Lễ Vượt Qua là giao ước của Đức Chúa Trời
Về vấn đề này, trước hết chúng ta hãy dò xem về Lễ Vượt Qua mà chúng ta đang giữ. Lễ Vượt Qua là giao ước mới mà đích thân Đức Chúa Trời đã lập.
Giăng 6:53-55 “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt, ta sẽ khiến người đó sống lại. Vì thịt ta thật là đồ ăn, huyết ta thật là đồ uống.”
Đức Chúa Jêsus phán rằng người không ăn thịt của Đức Chúa Jêsus và không uống huyết của Đức Chúa Jêsus thì không có sự sống trong người đó. Dù là người vượt trội trên hết mọi người đi chăng nữa, nhưng nếu không có sự sống thì có ý nghĩa gì đây?
Lời phán rằng khi ăn thịt của Con người và uống huyết của Con người thì Ngài sẽ ban cho sự sống là lời hứa quý báu mà Đức Chúa Trời có quyền hạn cứu rỗi đã đích thân ban cho người dân của Ngài. Đức Chúa Trời không bao giờ phá hủy lời hứa này.
Vậy thì chúng ta hãy tìm hiểu xem Đức Chúa Jêsus chỉ ra cái gì mà xưng là thịt và huyết của Ngài?
Mathiơ 26:17-28 “... Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”
Ngài đã kết lời hứa rằng bánh của Lễ Vượt Qua là thịt của Đức Chúa Jêsus, rượu nho của Lễ Vượt Qua là huyết của Đức Chúa Jêsus. Lời phán rằng nếu không ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus thì không có sự sống, nghĩa là nếu không giữ Lễ Vượt Qua thì không thể được nhận sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời hứa ban cho.
Nếu Đức Chúa Trời, là Đấng cứu chúng ta, ban cho lời hứa như thế này thì chúng ta nhất định phải ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua biểu tượng cho thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus. Sự đi theo sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời là con đường sự cứu rỗi, sự sống đời đời và là đức tin chân thật.
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta Lễ Vượt Qua giao ước mới của sự sống, và thông qua giao ước này Ngài làm cho chúng ta có thể đi vào vương quốc vĩnh cửu của Đức Chúa Trời.
Giêrêmi 31:31-34 “Đức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa... Đức Giêhôva phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta... Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”
Trong giao ước mới mà Đức Chúa Trời lập, ân huệ và ân điển đáng ngạc nhiên của Đức Chúa Trời đã được chứa đựng vĩnh viễn. Hơn nữa, thông qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã làm chứng chắc chắn rằng Ngài tha thứ tội lỗi đấy nhưng Ngài sẽ tha thứ tội lỗi của những người dân ở trong giao ước mới. Vì thế, Lễ Vượt Qua giao ước mới là rất quan trọng.
Ngày Sabát là giao ước của Đức Chúa Trời
Nếu mong muốn được cứu rỗi thì chúng ta cần phải nghĩ rõ về sự thật rằng chúng ta đang làm theo lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta thông qua Kinh Thánh. Ngày Sabát mà chúng ta đang giữ cũng là giao ước của Đức Chúa Trời.
Êxêchiên 20:11-21 “Ta ban cho chúng nó luật lệ ta, và làm cho chúng nó biết mạng lịnh ta, là điều nếu người ta làm theo thì được sống bởi nó. Ta cũng cho chúng nó những ngày sa bát ta làm một dấu giữa ta và chúng nó, đặng chúng nó biết rằng ta là Đức Giêhôva biệt chúng nó ra thánh. Nhưng nhà Ysơraên nổi loạn nghịch cùng ta trong đồng vắng. Chúng nó không noi theo lệ luật ta, khinh bỏ mạng lịnh ta, là điều nếu người ta làm theo thì được sống bởi nó, và phạm các ngày sabát ta nặng lắm. Bấy giờ ta nói ta sẽ đổ cơn giận ta trên chúng nó trong đồng vắng, đặng diệt hết đi... Hãy biệt những ngày sabát ta ra thánh, nó sẽ làm dấu giữa ta và các ngươi, hầu cho các ngươi biết rằng ta là Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi. Nhưng con cái dấy loạn nghịch cùng ta; không noi theo luật lệ ta, không vâng giữ và không làm theo mạng lịnh ta, là điều người ta nếu làm theo thì được sống bởi nó; và chúng nó phạm những ngày sabát ta nữa...”
Dù có lời hứa rằng ngày Sabát là dấu giữa Đức chúa Trời và dân của Ngài nhưng những người nói rằng không cần giữ ngày Sabát hoặc hãy giữ bất cứ ngày nào thì sẽ bị ra sao? Kinh Thánh ghi chép rằng vào lúc cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ bó lại từng bó những người gian ác, tức là người làm trái luật pháp, mà không giữ lời hứa của Ngài, mà đốt đi. Rốt cuộc, Đức Chúa Trời sẽ quăng họ vào lò lửa địa ngục đời đời (So sánh: Mathiơ 13:30, 40-42).
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ ban sự cứu rỗi cho các con cái giữ điều răn, luật lệ và luật pháp của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Giăng đã ghi chép rằng “các con cái khác của Người Đàn Bà” mà sẽ được cứu rỗi trên trái đất này là những người đã giữ điều răn của Đức Chúa Trời một cách thành thật (Khải Huyền 14:12, Khải Huyền 12:17-18).
Sự chúng ta giữ ngày Sabát là sự tán dương Đức Chúa Trời Êlôhim đã sáng tạo trời đất và muôn vật thông qua ngày này, đồng thời còn có ý nghĩa xác nhận mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với chúng ta. Đó là chúng ta ghi khắc trong lòng rằng Đức Chúa Trời, là Đấng Sáng Tạo đã dựng nên muôn vật, là Đức Chúa Trời Cha Mẹ chúng ta.
Tuy nhiên, Tin Lành mà Đức Chúa Trời giao ước với chúng ta dần dần bắt đầu bị biến đổi từ cuối thời đại sứ đồ, rồi vào thế kỷ thứ 4 SCN, Tin Lành của Ngài đã biến đổi hoàn toàn rồi. Vào năm 321, ngày Sabát bị biến đổi thành Chủ nhật; vào năm 325, Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ. Thế lực Satan mà hủy phá lẽ thật của Đức Chúa Trời đã lập ra và thêm lễ Nôen vào khoảng năm 354 theo ý riêng, và vào khoảng năm 586 họ bắt đầu treo thập tự giá trên tháp của hội thánh. Nhưng những điều đó là nội dung không có ở bất cứ chỗ nào trong 66 quyển Kinh Thánh.
Họ đã xóa bỏ những phần được ghi chép trong sách Kinh Thánh, ngược lại họ làm ra quy định tùy ý rằng những người giữ điều răn mà Đức Chúa Trời lập ra là tà đạo.
Vào thời đại này cũng vậy, thế lực của Satan vẫn hủy phá lẽ thật của Đức Chúa Trời. Vì họ là những người ở trên lập trường sẽ bị hủy diệt nên họ cứ nói phiếm rằng giao ước của Đức Chúa Trời không có giá trị. Tuy nhiên, đối với các con cái của Đức Chúa Trời khát vọng sự cứu rỗi thì giao ước này là lời sự sống mà tuyệt đối cần thiết.
Vì các con cái bị lạc ở nơi không có lẽ thật, Cha Mẹ đến trái đất này và khôi phục lại tất thảy mọi lẽ thật giao ước mới đã bị biến mất. Nhờ Cha Mẹ dạy cho chúng ta từng mỗi một điều của luật pháp, luật lệ và điều răn đã bị mất, Ngài ban cho chúng ta sự cứu rỗi trọn vẹn và lập lại lời hứa giữa Đức Chúa Trời với chúng ta.
Hãy rao truyền lời hứa của Đức Chúa Trời
Đèn giao thông tại ngã tư có một lời hứa giữa người với người. Đèn đỏ chứa đựng ý nghĩa là dừng lại và đèn xanh chứa đựng ý nghĩa là đi qua. Hãy giả sử rằng coi thường hệ thống tín hiệu giao thông mà đã được hứa và cứ chạy xe theo ý riêng mình. Hành vi như vậy uy hiếp trật tự xã hội, và khiến cho không chỉ bản thân mà kể cả sự sống của những người khác cũng bị nguy hiểm.
Vì trật tự của vũ trụ và sự cứu rỗi của các con cái, Đức Chúa Trời đã dặn dò rằng chớ thêm hoặc bớt điều gì trong Kinh Thánh. Thần ác mà dẫn dắt chúng ta vào nơi không có sự sống chính là ma quỉ Satan. Kinh Thánh ghi chép rằng nếu rao truyền tin lành khác ngoài Tin Lành mà Đấng Christ đã dạy cho thì chỉ đi vào con đường đáng bị rủa sả mà thôi.
Chúng ta phải lấy lời Kinh Thánh dẫn dắt đến sự cứu rỗi và sự sống làm tiêu chuẩn, và sống theo sự dạy dỗ đó.
Nếu là lời của Đức Chúa Trời thì chúng ta bỏ suy nghĩ của mình và tiếp nhận tất thảy, ấy chính là đức tin. Nếu có Danh Mới trong lời Kinh Thánh thì chúng ta phải tin rằng có Danh Mới, trong lời Kinh Thánh có Thánh Linh và Vợ Mới thì chúng ta phải tin Thánh Linh và Vợ Mới có tồn tại.
Vì chúng ta đã gặp Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã đến trái đất này nên được vào trong sự cứu rỗi. Khi xem thông qua sự dạy dỗ Kinh Thánh, chúng ta đã trở thành con cái dự phần vào thịt và huyết của Đấng Christ, giữ tiệc Lễ Vượt Qua và ở trong lẽ thật Lễ Vượt Qua giao ước mới. Nhờ chúng ta dâng thờ phượng lên Đức Chúa Trời vào ngày Sabát, chúng ta giao cảm phần linh hồn với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời nhậm lấy thờ phượng của chúng ta như tế lễ của Abên.
Vì Đức Chúa Trời đã chứa đựng kế hoạch và sự quan phòng của Đức Chúa Trời vì sự cứu rỗi vào trong đó, nên Ngài đã phán rằng hãy rao truyền Tin Lành giao ước mới cho muôn dân thế gian. Vẫn có rất nhiều người không biết lời hứa của Đức Chúa Trời và tự xưng rằng mình tin vào Đức Chúa Trời, nhưng không đứng được ngay thẳng giữa ý muốn của Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải đi đến với họ và cho họ phân biệt được rằng tín ngưỡng của họ đã được hứa với Đức Chúa Trời hay không.
Nếu không có lời hứa thì dù diện tích của nó lớn và rộng nhưng chẳng qua chỉ là một tờ giấy đơn thuần mà thôi. Mặc dù mỏng và nhỏ hơn tờ giấy nhưng nếu chứa đựng lời hứa thì có giá trị với tư cách là tiền tệ.
Có sự khác biệt lớn giữa những gì có lời hứa và những gì không có lời hứa.
Tôi mong muốn các anh chị em hãy trở thành những người nhà Siôn tin một cách tuyệt đối giao ước được lập bởi Đức Chúa Trời quyền năng, là Đấng đã dựng nên trời đất bởi lời phán, và làm theo tất thảy mọi sự dạy dỗ của Ngài cho đến cuối cùng. Vì chúng ta đã nhận lời hứa nên vững tâm rồi. Lời của Đức Chúa Trời đã trở nên giấy bảo hành vững chắc bảo lãnh sự cứu rỗi và giúp đỡ cho chúng ta. Tất thảy mọi chúng ta đều hãy dâng cảm tạ, vinh hiển và tôn quý vĩnh cửu lên Đức Chúa Trời Cha An Xang Hồng và Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem, là Đấng ban cho chúng ta sự hiểu biết và sự cứu rỗi, và dẫn dắt chúng ta vào trong lẽ thật giao ước mới.