Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.
Sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng và sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời
Đối với chúng ta là những người tin thì Đức Chúa Trời là Đá Quý, còn đối với những người không tin thì Đức Chúa Trời trở nên là hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc. Vào đương thời Sơ Lâm, có những người nghi ngờ vô điều kiện về sự thật mà mắt mình chưa bao giờ thấy giống như Thôma, cũng có những người tham gia tại nơi đó với tấm lòng nghi ngờ ngay cả trước khi Đức Chúa Jêsus thăng thiên tại núi Ôlive. Thông qua Kinh Thánh, chúng ta có thể tìm thấy các môn đồ đã nhìn biết sự sáng vinh quang của Đấng Christ và làm theo cho đến cuối cùng giống như Phierơ, Giăng và Giacơ.
Khi ghi khắc lời “Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết.”, và “Đến nỗi có thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ.”, thì chúng ta có thể xác minh được rằng rốt cuộc, sự hiểu biết điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng là hiểu biết và tiếp nhận Đấng Christ là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Tôi mong các anh chị em hãy cố gắng hiểu biết Đức Chúa Trời và phát hiện ra tất thảy mọi sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng, và trở thành các người nhà Nước Thiên Đàng luôn ở trong lời hứa và sự bảo hộ của Đức Chúa Trời.
Điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng đã được giấu trong Đấng Christ
Mathiơ 13:10-13 “Môn đồ bèn đến gần Ngài mà hỏi rằng: Sao thầy dùng thí dụ mà phán cùng chúng vậy? Ngài đáp rằng: Bởi vì đã ban cho các ngươi được biết những điều mầu nhiệm của nước thiên đàng, song về phần họ, thì không ban cho biết. Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ được dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì lại cất luôn điều họ đã có nữa. Vậy nên ta phán thí dụ cùng chúng; vì họ xem mà không thấy, lắng tai mà không nghe, và không hiểu chi hết.”
Đức Chúa Jêsus phán rằng có người được ban cho biết điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng và có những người không được ban cho biết. Tại sao Đức Chúa Trời, là Đấng công nghĩa và công bình, lại cho chỉ những người đặc biệt được biết về điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng?
Trên trái đất này không chỉ các con cái của Đức Chúa Trời mà còn có những thế lực gian ác đi theo ma quỉ (Khải Huyền 12:9). Nếu con rắn uống nước thì nó tạo ra chất độc, và nếu con bò uống nước thì nó tạo ra sữa. Giống như có kết quả có hại và cũng có kết quả tốt tùy theo ai sử dụng điều đó, vì có người phải biết điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng và cũng có người không được biết nên Đức Chúa Trời đã phán tất thảy mọi lời thông qua ví dụ. Và nhiều người không thể giải nghĩa ví dụ này nên đích thân Ngài đến trái đất này và dạy cho chúng ta biết. Cho nên, đã được tiên tri rằng nhiều người nhóm vào Siôn và hiểu biết đường lối đến sự sống, và sẽ nói rằng hãy làm theo con đường đó (Tham khảo: Êsai 2:2-3, Michê 4:1-2).
Đấng Christ - Đấng dạy cho chúng ta biết sự mầu nhiệm của vương quốc của Đức Chúa Trời, chính là sự mầu nhiệm trong các sự mầu nhiệm.
Côlôse 2:2-3 “Hầu cho lòng những kẻ ấy được yên ủi, và lấy sự yêu thương mà liên hiệp, đặng có nhiều sự thông biết đầy dẫy chắc chắn, đến nỗi có thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ, mà trong Ngài đã giấu kín mọi sự quí báu về khôn ngoan thông sáng.”
Sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời đã được giấu kín trải muôn kiếp các đời là Đấng Christ (Côlôse 1:26-27). Rốt cuộc, những người hiểu biết Đấng Christ sẽ phát hiện tất thảy mọi sự khôn ngoan và thông biết, và hiểu biết về điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng. Thật phước lành thay cho chúng ta vì được hiểu biết về điều mầu nhiệm của vương quốc Đức Chúa Trời và hiểu biết Đấng Christ, là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời.
Đấng Christ đã trở nên hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc
Kinh Thánh là sách làm chứng về Đức Chúa Trời đến trái đất này trong xác thịt, tức là Đấng Christ (Giăng 5:39). Đức Chúa Trời dạy cho chúng ta trước về Đấng Christ sẽ đến trái đất này thông qua các đấng tiên tri rồi.
Tuy nhiên, đấng tiên tri Êsai đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ làm vai trò đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc, là hầm và bẫy đối với loài người.
Êsai 8:13-15 “Hãy tôn Đức Giêhôva vạn quân là thánh; các ngươi chỉ nên sợ Ngài và kinh hãi Ngài. Ngài sẽ là nơi thánh, nhưng cũng là hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc cho cả hai nhà Ysơraên, và là bẫy cùng lưới cho dân cư thành Giêrusalem vậy. Nhiều người trong bọn họ sẽ vấp chân; sẽ té và giập nát; sẽ sa vào lưới và bị bắt.”
Nếu loài người phán đoán Đức Chúa Trời theo tiêu chuẩn và quan điểm của bản thân mình thì chỉ bị vấp phạm mà thôi. Người ta tưởng rằng nếu là Đức Chúa Trời thì phải có điều gì đó khác. Họ nghĩ rằng Đức Chúa Trời phải làm công việc có tính siêu tự nhiên và cho thấy năng lực giống như ma thuật làm cho tất thảy mọi sự tự được hoàn thành.
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã đến trong sự bình phàm. Ngài đã đến trong xác thịt như chúng ta và sinh hoạt của Ngài cũng không có gì khác với người bình thường nên những người thế gian không nhìn biết Ngài.
Giăng 6:41-45 “Nhưng vì Ngài đã phán: Ta là bánh từ trên trời xuống, nên các người Giuđa lằm bằm về Ngài, mà rằng: Ấy chẳng phải là Jêsus, con của Giôsép, mà chúng ta đều biết cha mẹ người chăng? Vậy, thể nào người nói được rằng: Ta đã từ trên trời mà xuống? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Các ngươi chớ lằm bằm với nhau. Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt. Các sách tiên tri có chép rằng: Ai nấy đều sẽ được Đức Chúa Trời dạy dỗ. Hễ ai đã nghe Cha và học theo Ngài thì đến cùng ta.”
Đối với những người không tin thì chỉ có thể nhìn thấy Đức Chúa Jêsus là con trai của Giôsép một cách đơn thuần. Họ chống đối Đức Chúa Jêsus rằng “Chúng ta đều biết cha mẹ người chăng? Vậy thể nào người nói được rằng: Ta đã từ trên trời mà xuống?” Họ đã nghĩ theo khía cạnh xác thịt rằng “Đức Chúa Trời làm sao được sanh ra trong nhà nghèo, mà ấy lại là chuồng ngựa - nơi cư ngụ động vật?” Suy nghĩ phần xác thịt này trở nên yếu tố làm phá hủy đức tin của họ. Vì thế họ đoán định rằng Đức Chúa Jêsus không phải là Đức Chúa Trời và tự tin trong việc đóng đinh Ngài trên thập tự giá.
Nếu không muốn gây ra tội lỗi ác độc quá mức này thì chúng ta phải biết Đức Chúa Trời. Vậy thì chúng ta phải học từ Cha. Vì đã được chép rằng “Chớ xét đoán sớm quá, hãy đợi Chúa đến.”, nên theo như lời này, chúng ta phải học sự dạy dỗ đó từ Đấng Christ, là Đấng đã đến trái đất này, thì mới có thể tiếp nhận Đấng Christ (Tham khảo: I Côrinhtô 4:5).
Phước cho người chẳng vấp phạm vì cớ Ta
Người cảm nhận Đấng Christ là hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc, không thể hiểu được điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng dù muốn biết. Khi hiểu biết Đấng Christ, thì Đức Chúa Trời mở mắt linh hồn cho chúng ta và cho thấy điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng. Hãy dò xem rõ hơn về tình huống đương thời Đức Chúa Jêsus, và chúng ta hãy hiểu biết và tiếp nhận Đấng Christ, là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, một cách ngay thẳng.
Mathiơ 11:2-6 “Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Đấng Christ, thì sai môn đồ mình đến thưa cùng Ngài rằng: Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy về thuật lại cùng Giăng những điều các ngươi nghe và thấy: Kẻ mù được thấy, kẻ què được đi, kẻ phung được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết được sống lại, kẻ khó khăn được nghe giảng tin lành. Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ ta!”
Khi Giăng Báptít - người được sai đến để dọn đường cho Đấng Christ, bị nhốt tù, người đã sai các môn đồ đi gặp Đức Chúa Jêsus. Khi họ hỏi rằng “Xin hãy nói rõ ràng Đấng Christ phải đến có phải là Thầy chăng?” thì đích thân Đức Chúa Jêsus đã làm chứng về Ngài thông qua lời tiên tri Kinh Thánh, và Ngài còn phán thêm lời rằng “Phước cho ai chẳng vấp phạm vì cớ Ta.”
Đời sống của Đức Chúa Jêsus rất đủ để che giấu vinh hiển của Đấng Christ đối với loài người. Trong con mắt của loài người vào đương thời đó, Đức Chúa Jêsus như là một người bình thường chứ không phải như Đức Chúa Trời.
Giăng 7:14-15 “Giữa kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus lên đền thờ dạy dỗ. Các người Giuđa sững sờ mà nói rằng: Người nầy chưa từng học, làm sao biết được Kinh Thánh?”
Nói đơn giản thì những người Giuđa đã phỉ báng Đức Chúa Jêsus rằng “Người này chưa từng học mà làm sao đọc Kinh Thánh và tranh luận?” Khi Đức Chúa Jêsus ăn uống thì họ chỉ trích Đức Chúa Jêsus là “người ham ăn mê uống” (Mathiơ 11:19). Vì họ phỉ báng rằng “chưa từng học”, “ham ăn mê uống ”, và làm cho đức tin của người ta bị rời khỏi nên Đức Chúa Jêsus đã quở trách rằng họ là những người đóng Nước Thiên Đàng trước mặt người ta; chính họ không vào đó bao giờ, mà có ai muốn vào, thì lại ngăn trở.
Giăng 8:40-47 “... Đức Chúa Jêsus phán rằng... Tại sao các ngươi không hiểu lời ta? Ấy là bởi các ngươi chẳng có thể nghe được đạo của ta. Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối. Nhưng vì ta nói lẽ thật, nên các ngươi không tin ta. Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng? Nếu ta nói lẽ thật, sao các ngươi không tin ta? Ai ra bởi Đức Chúa Trời, thì nghe lời Đức Chúa Trời; cho nên các ngươi chẳng nghe, tại các ngươi không thuộc về Đức Chúa Trời.”
Đức Chúa Jêsus đã ban lời cho chúng ta về những người không công nhận và đối nghịch cùng Đức Chúa Trời.
Ngài đã bày tỏ rõ ràng chính thể của họ và phán rằng “Không tin Ta và không nghe lời Ta vì họ đã bởi ma quỉ mà sanh ra, và không thuộc về Đức Chúa Trời.”
Những người bắt bẻ hoàn cảnh và đời sống của Đức Chúa Jêsus
Đức Chúa Jêsus đã cho các môn đồ đi theo Ngài thấy hình ảnh Ngài cho năm ngàn người ăn bởi năm cái bánh mạch nha và hai con cá. Khi phải nộp tiền thuế, Ngài làm cho môn đồ đánh cá và chi trả chi phí tương đương với số tiền thuế ở bên trong bụng con cá ấy, thậm chí còn cho thấy hình ảnh Ngài biến hóa trên núi.
Người có cơ hội thể nghiệm thế giới linh hồn như thế thì đức tin mạnh mẽ hơn, nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo như thầy tế lễ, thầy thông giáo và người dòng Pharisi vào đương thời đó, không thể nhìn thấy được diện mạo thật của Đấng Christ. Họ đã coi đời sống và bối cảnh của Đức Chúa Jêsus là vấn đề, và chỉ tìm kiếm yếu tố để phản đối, nên điều mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng đã bị che giấu trong mắt của họ. Những kẻ mù làm sao nhìn thấy Đức Chúa Trời được?
Giăng 7:40-52 “Trong đoàn dân có nhiều người nghe những lời đó, thì nói: Người nầy thật là đấng tiên tri. Người khác thì nói: Ấy là Đấng Christ. Người khác nữa lại nói: Đấng Christ há từ Galilê mà đến sao? Kinh Thánh há chẳng nói rằng Đấng Christ phải ra từ dòng dõi vua Đavít sao? Vậy, dân chúng cãi lẽ nhau về Ngài...Vậy bọn lính trở về cùng các thầy tế lễ cả và các người Pharisi. Những người nầy hỏi họ rằng: Sao các ngươi không điệu người đến? Bọn lính thưa rằng: Chẳng hề có người nào đã nói như người nầy! Những người Pharisi nói rằng: Các ngươi cũng đã bị phỉnh dỗ sao? Có một người nào trong các quan hay là trong những người Pharisi tin đến người đó chăng? Song lũ dân nầy không biết luật chi cả, thật là dân đáng rủa! Nicôđem (là người trước có đến cùng Đức Chúa Jêsus và là một người trong đám họ) nói rằng: Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao? Họ trả lời rằng: Ngươi cũng là người Galilê sao? Ngươi hãy tra xét, sẽ thấy rằng chẳng có tiên tri nào từ xứ Galilê mà ra hết.”
Chỉ những người nghèo hèn như kẻ đánh cá, kẻ thâu thuế và phường đĩ điếm mới đã tin Ngài, chứ những người có học thức và sức mạnh đã không tin Đức Chúa Jêsus. Đối với những người phản đối, điều này cũng là yếu tố hủy báng. Khi Đức Chúa Jêsus ở cùng với các tội nhân và kẻ thâu thuế, họ đã nói rằng “Nếu người nầy là đấng tiên tri, chắc biết những người này là tội nhân.”, và họ đã coi Ngài như là sự tồn tại còn không bằng mức đấng tiên tri (Mathiơ 9:9-13, Luca 7:39).
Cũng có trường hợp bởi thông tin sai lầm mà họ đã phán đoán sai lầm về Đức Chúa Jêsus rằng “Làm sao Đấng Christ sanh ra từ xứ Galilê?” Họ không biết thậm chí nội dung rằng Đức Chúa Jêsus sanh ta tại Bếtlêhem.
Mặc dù trong Êsai chương 9 có lời tiên tri rằng Galilê của dân ngoại đã thấy sự sáng lớn, thế mà họ đã khinh dể ngay cả lời tiên tri ấy, và không muốn nhìn những lời mà khác với quan điểm của bản thân họ. Khi có những người lắng nghe lời của Đấng Christ, thì lại họ phá rối những người đó và nói rằng “Các người cũng bị cám dỗ hay chăng?”
Tình huống ngày nay cũng như vậy. Như 2000 năm trước, có trường hợp những người tôn giáo đang nắm quyền vào ngày nay cũng hủy báng Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ thông qua tin tức sai. Mặc dù chúng ta làm chứng cho họ thông qua lời Kinh Thánh rằng Đức Chúa Trời Mẹ có tồn tại, nhưng họ nói rằng lời này không phải là ý nghĩa đó mà là có ý nghĩa ẩn giấu khác. Nhưng có ý nghĩa ẩn giấu khác gì ngoài ý nghĩa mà Đức Chúa Trời đã che giấu đối với họ đây?
Chúng ta có thể nghĩ rằng vào đương thời đó Đức Chúa Jêsus là Đấng đã được yêu mến và tôn trọng bởi nhiều người tin vào Đức Chúa Trời, nhưng xem chỗ nào trong Kinh Thánh cũng thấy được chép rằng xung quanh Đức Chúa Jêsus chỉ toàn là những người bức hại và nghi ngờ Ngài, chứ không có nhiều người đã tin và đi theo Đức Chúa Jêsus một cách trọn vẹn. Dầu vậy, Đức Chúa Trời chúng ta không ngại phỉ báng và hủy báng của loài người, mà chỉ một mực cố gắng nhiệt tình trong công việc cứu các con cái thôi.
“Phước cho kẻ không vấp phạm vì cớ Ta!”, lời này để lại một dư âm sâu sắc trong tấm lòng của chúng ta vào thời đại này. Vào thời đại Sơ Lâm hoặc ngày nay, Đức Chúa Trời luôn trở nên vai trò hầm và bẫy, hòn đá vấp ngã, vầng đá vướng mắc.
Sứ mạng của những người được giao phó sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời
Thông qua cuộc đời của Đấng Christ vào 2000 năm trước và tất thảy mọi việc Ngài đã trải qua, chúng ta cần thiết suy nghĩ rằng tại sao những người tin Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ với những người không tin phải được phân chia ra. Vì mắt của họ đã bị che giấu nên không nhìn thấy được, còn chúng ta thì vì Đức Chúa Trời đã mở mắt linh hồn và cho phép chúng ta nhìn thấy nên chúng ta có thể nhìn thấy được. Chúng ta được gặp gỡ Danh Mới Đấng An Xang Hồng và Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem Mới, là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, mà thậm chí các nhà thần học hoặc các lãnh đạo tôn giáo cũng không biết. Thật là phước lành lớn lao cho chúng ta, là những người tiếp nhận Ngài là Đấng Cứu Chúa và đi theo sự dẫn dắt của Ngài.
Ôsê 6:3 “Chúng ta khá nhìn biết Đức Giêhôva; chúng ta khá gắng sức nhìn biết Ngài. Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai, Ngài sẽ đến cùng chúng ta như mưa, như mưa cuối mùa tưới đất.”
Sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng, tức là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, là Đấng Christ, nên chúng ta phải gắng sức hiểu biết Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên coi thường phước lành mà Ngài ban cho chúng ta vào thời đại này, và hãy gắng hết sức nỗ lực với tư cách là người được giao phó sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cho chúng ta biết sự mầu nhiệm của Ngài, ấy là chứng cớ rằng Đức Chúa Trời yêu mến và tôn trọng chúng ta đến mức ấy. Tôi mong các anh chị em hãy dâng vinh hiển, cảm tạ và tán dương lên Đức Chúa Trời hơn nữa và làm chứng cho những người chưa biết sự mầu nhiệm này về Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ, là Đức Chúa Trời chân thật. Theo như lời rằng “Anh biết rằng lời chứng của chúng ta là hiệp với lẽ thật.”, cho đến bây giờ chúng ta làm chứng rồi, nhưng vào ngày chúng ta được biến hóa một cách hốt nhiên, thời gian thắng lợi mà mắt của họ có thể xác minh được về tất thảy mọi chứng cớ của chúng ta, nhất định sẽ đến cùng chúng ta.
Chúng ta thật cảm tạ một lần nữa lên Đức Chúa Trời Cha Mẹ, là Đấng đã đến trái đất này để mở ra con đường sự sống đời đời và dạy cho chúng ta biết và nhìn thấy về sự mầu nhiệm của Nước Thiên Đàng mà Ngài đã che giấu đối với họ, và đã ban phước lành hầu cho chúng ta có thể tiếp nhận Đấng Christ, là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Tôi mong các anh chị em tuyệt đối đừng làm mất phước lành này nhưng hãy giữ cho đến cuối cùng, nhờ đó chúng ta trở thành con cái của Đức Chúa Trời Mẹ, “con cái khác của Người Đàn Bà” được đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.