한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Thói quen ác và thói quen tốt

Thói quen thường được gọi là thiên tính thứ hai. Bởi vì, tuy ai ai cũng có thiên tính bẩm sinh vốn có, nhưng điều gây ảnh hưởng lớn đối với con người không kém thiên tính, chính là thói quen ngấm vào thân thể một cách tự nhiên bởi lặp đi lặp lại lâu dài.

Trong các thói quen đa dạng mà loài người có, có thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen tốt giúp ích cho sinh hoạt đức tin, nhưng thói quen xấu trở nên chướng ngại vật cản trở con đường Tin Lành. Bởi vậy, Đức Chúa Trời dạy dỗ rằng phải bỏ thói quen cũ sai lầm, và sanh lại thành thói quen của những người Nước Thiên Đàng thì mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng. Thông qua Kinh Thánh, hãy có thời gian dò xem về thói quen ác và thói quen tốt, và hãy nuôi dưỡng thói quen tốt, và nếu có thói quen sai lầm thì hãy loại bỏ hết thảy và sanh lại.

Thói quen không nghe lời của Đức Chúa Trời


3500 năm trước trong quá khứ, trong số dân sự Ysơraên thoát khỏi Êdíptô và hướng về Canaan, có lẫn vào những người có thói quen lằm bằm. Sinh hoạt đồng vắng càng kéo dài thì họ càng đuối sức bởi đói bụng và khát nước. Họ thỉnh thoảng thốt ra lời lằm bằm về Đức Chúa Trời, và kể cả những người khác cũng bắt đầu vào hùa theo nữa. Kể cả sau khi Đức Chúa Trời ban dư dật nước và lương thực, họ cũng bất bình rằng luôn phải ăn thứ hệt nhau. Rốt cuộc, ở trong sinh hoạt đồng vắng 40 năm, những người dân Ysơraên đã luôn lằm bằm bất bình đại đa số đã bị ngã trên đồng vắng.

Thông qua hồi kết được ban cho họ, Đức Chúa Trời cho thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta, là những người đang bước đi trên con đường đồng vắng đức tin ngày nay phải tiến bước về Canaan phần linh hồn với thói quen đức tin như thế nào.

Giêrêmi 22:21 “Ta đã nói cùng ngươi đang thời ngươi thạnh vượng; nhưng ngươi nói rằng: Tôi chẳng khứng nghe. Từ khi ngươi còn trẻ, tánh nết ngươi đã dường ấy: đã chẳng vâng lời ta.”

Dù hết thảy mọi sự đều được thạnh vượng dưới sự bảo hộ của Đức Chúa Trời, nhưng lời đáp của họ đối với lời của Đức Chúa Trời là “Tôi chẳng khứng nghe.” Đức Chúa Trời đã biểu hiện rằng sự những người này không vâng lời của Đức Chúa Trời từ khi còn trẻ đã trở nên tánh nết của họ. Đối với những người thể này, há có sự nhân từ và ân sủng của Đức Chúa Trời sao? Đối với những người này, ân huệ của Đức Chúa Trời tuyệt đối không được ban cho.

Xét về mặt linh hồn thì trái đất này là nhà tù của linh hồn mà các tội nhân trên trời nhóm lại và sinh sống. Gắng sức hưởng bằng mức mà mình muốn hưởng và có bằng mức mà mình muốn có không thể được coi là thái độ sám hối mà tội nhân phải có ở trong ngục. Với thói quen lằm bằm và bất bình bởi cớ điều kiện và hoàn cảnh không như bản thân mình mong muốn thì không thể nào quay trở về quê hương.

Hãy suy nghĩ xem liệu mình có đang làm trái ngược lời của Đức Chúa Trời trong khi hợp lý hóa bản thân mình bởi nghĩ rằng “Chẳng phải mức độ này là được hay sao?”, “Dù ai đó làm như thế nhưng cũng không sao mà!” hay không. Khi làm hành vi sai lầm, ban đầu thì có cảm giác tội lỗi, nhưng nếu lặp lại hai lần, ba lần và trở thành thói quen thì càng táo bạo hơn trong việc làm ác của bản thân, và dẫn đến trạng thái không biết tội lỗi là tội lỗi. Chúng ta phải ngay lập tức bỏ đi hết thảy mọi thói quen lằm bằm và bất bình và không vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời.

Thói quen khinh bỉ Đức Chúa Trời và thói quen kính sợ Đức Chúa Trời


Thông qua các nhân vật mang tính đối lập sống trong cùng thời đại, Kinh Thánh làm chứng một cách rõ ràng rằng thói quen thấm sâu vào giữa đức tin chúng ta là quan trọng biết bao nhiêu.

I Samuên 2:12-17 “Hai con trai của Hêli là người gian tà, chẳng nhận biết Đức Giêhôva. Các thầy tế lễ thường đãi dân sự như vầy: Phàm khi có ai dâng của lễ, thì tôi tớ thầy tế lễ đến lúc người ta nấu thịt, tay cầm chĩa ba, chích vào hoặc trong cái vạc, cái chảo, cái nồi, hay là trong chảo nhỏ. Hễ món nào dính chĩa ba, thì thầy tế lễ bèn lấy. Đó là cách họ đối với hết thảy dân Ysơraên đến Silô. Lại trước khi xông mỡ, kẻ tôi tớ thầy tế lễ cũng đến nói cùng người dâng của lễ rằng: Hãy đưa thịt để nướng cho thầy tế lễ; người không nhậm thịt luộc của ngươi, nhưng chỉ nhậm thịt sống mà thôi. Ví bằng người đó đáp rằng; Người ta sẽ xông mỡ, kế sau sẽ lấy phần chi đẹp ý ngươi, thì kẻ tôi tớ đó nói: Không; ngươi phải cho tức thì, bằng không, ta sẽ giựt lấy. Tội lỗi của hai người trai trẻ nầy lấy làm rất lớn trước mặt Đức Giêhôva; vì họ gây cho người ta khinh bỉ các của tế lễ dâng cho Đức Giêhôva.”

Đối với Êli, là quan xét của Ysơraên, có hai người con trai là Hốpni và Phinêa. Những người này là các con trai của gia đình thầy tế lễ, nhưng lại là những kẻ hư hỏng khinh bỉ Đức Chúa Trời. Họ coi thường kể cả luật lệ dâng lên Đức Chúa Trời, và thậm chí không ngại ngần làm việc ác là tùy ý mình giành lấy lễ vật mà đáng lẽ ra phải dâng lên Đức Chúa Trời trước.

Đức Chúa Trời đã quyết định hủy diệt họ, là những người hành ác liên tục, và theo lời tiên tri ấy, Hốpni và Phinêa đã đón cái chết bi thảm ở chiến trường. Nghe tin tức của các con trai, Êli cũng bị ngã ngửa xuống khỏi ghế, gãy cổ và kết thúc cuộc đời (I Samuên 2:27-36, 4:11-18).

Hốpni và Phinêa đã lớn lên trong khi coi nhẹ lời phán của Đức Chúa Trời, nên rốt cuộc sự khinh bỉ Đức Chúa Trời đã cô đặc lại thành thói quen, và dẫn đến tự hành ác khiến Đức Chúa Trời nổi giận. Trái ngược với những người này, Samuên là nhân vật cùng thời đại, đã sinh hoạt tin kính luôn cung kính Đức Chúa Trời từ khi còn nhỏ.

I Samuên 2:18 “Còn Samuên phục sự trước mặt Đức Giêhôva. Người hãy còn thơ ấu, thắt lưng một cái êphót bằng vải gai.”

Thói quen mà Samuên làm quen từ khi còn nhỏ với thói quen ác ngấm vào thân thể của Hốpni và Phinêa đã khác nhau hoàn toàn. Samuên trưởng thành trong khi nuôi dưỡng thói quen tốt, luôn hầu việc Đức Chúa Trời và coi trọng luật lệ của Đức Chúa Trời. Samuên đã trở nên quan xét tiếp nối sau Êli, và đã được ban cho kể cả sứ mệnh xức dầu cho Saulơ và Đavít mà lấy làm vua của Ysơraên. Một phía thì đã bị hủy diệt bởi thói quen ác khinh bỉ Đức Chúa Trời, còn một phía khác thì được nhận phước lành bởi thói quen tốt kính sợ Đức Chúa Trời, nên đã sống cuộc đời mà Đức Chúa Trời luôn ở cùng.

Saulơ có thói quen không vâng phục


Saulơ, vua đầu tiên của Ysơraên, là nhân vật tiêu biểu đã tự mang lại sự hủy diệt bởi thói quen không vâng phục lời của Đức Chúa Trời. Trước khi lên ngôi vua, ông đã là người khiêm tốn coi bản thân mình là nhỏ và tự hạ mình xuống. Tuy nhiên, sau khi trở thành vua, ông trở nên kiêu ngạo, bởi đó có thói quen xấu ưu tiên lời nói của loài người hơn là lời phán mà Đức Chúa Trời chỉ thị.

I Samuên 15:3-13 “Vậy, hãy đi đánh dân Amaléc và diệt hết mọi vật thuộc về chúng nó. Ngươi sẽ không thương xót chúng nó, phải giết người nam và nữ, con trẻ và con bú, bò và chiên, lạc đà và lừa... Người bắt sống Aga, vua của dân Amaléc, rồi lấy gươm diệt hết thảy dân sự. Nhưng Saulơ và dân chúng dung thứ Aga, chẳng giết những con tốt hơn hết trong bầy bò và chiên, các thú về lứa đẻ thứ nhì, chiên con, và mọi vật tốt nhất. Chúng chẳng muốn diệt những vật đó, chỉ diệt hết những vật chi xấu và không giá trị. Bấy giờ có lời Đức Giêhôva phán cùng Samuên như vầy: Ta hối hận vì đã lập Saulơ làm vua; bởi người đã xây bỏ ta, không làm theo lời ta. Samuên buồn rầu, kêu cầu cùng Đức Giêhôva trọn đêm...”

Đức Chúa Trời đã phán lệnh cho Saulơ rằng “Hãy đi đánh dân Amaléc và diệt hết mọi vật thuộc về chúng nó.” Saulơ có vẻ như đã diệt Amaléc, nhưng đã không vâng phục trọn vẹn mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Ông bắt sống Aga, vua Amaléc, và trong số các gia súc thì đã không diệt những bò và chiên béo tốt, mà chỉ diệt hết những vật chi xấu và không giá trị.

Đức Chúa Trời đã hối hận sự Ngài đã lập Saulơ làm vua, và thông qua Samuên, Ngài đã chỉ trích sự không vâng phục của Saulơ. Saulơ đã biện minh rằng ông đã chỉ giữ lại những bò và chiên tốt để tế lễ lên Đức Chúa Trời, nhưng lại càng bị trách mắng nặng hơn nữa.

I Samuên 15:22-23 “Samuên nói: Đức Giêhôva há đẹp lòng của lễ thiêu và của lễ thù ân bằng sự vâng theo lời phán của Ngài ư? Vả, sự vâng lời tốt hơn của tế lễ; sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực; sự bội nghịch cũng đáng tội bằng sự tà thuật; sự cố chấp giống như tội trọng cúng lạy hình tượng. Bởi ngươi đã từ bỏ lời của Đức Giêhôva, nên Ngài cũng từ bỏ ngươi không cho ngươi làm vua.”

Ban đầu Saulơ cũng đã có đức tin thuần khiết hướng về Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi quyền lực lớn được ban cho ông, thì ông bắt đầu có suy nghĩ an nhàn như thể Đức Chúa Trời không ở cùng cũng không sao. Bởi đó mà dần dần ông đã quen với việc làm trái lời của Đức Chúa Trời đến mức thậm chí không cảm thấy sợ hãi.

I Sử Ký 10:13-14 “Ấy vậy, vua Saulơ chết, vì tội lỗi mình đã phạm cùng Đức Giêhôva, và vì chẳng có vâng theo mạng lịnh của Ngài; lại vì đã cầu hỏi bà bóng, chẳng có cầu hỏi Đức Giêhôva; vậy, vì cớ ấy Ngài giết người, dời nước người cho về Đavít, con trai Ysai.”

Bởi không vâng phục, ân huệ của Đức Chúa Trời rời xa, nên Saulơ đã bị mất hết thảy con cái trong trận chiến với Amaléc, và bản thân cũng chịu kết cục bi thảm trên chiến trường. Hết thảy sự bất hạnh này bắt nguồn từ thói quen sai lầm không vâng phục lời phán của Đức Chúa Trời.

Thói quen của những người mà Đức Chúa Trời ở cùng


Đavít đã được xức dầu bởi Samuên và trở nên vua thứ hai của Ysơraên. Đavít là nhân vật được Đức Chúa Trời công nhận là “người vừa lòng Ta” bởi ông có thói quen tốt hầu việc duy chỉ Đức Chúa Trời ở trong trọng tâm tấm lòng.

Thi Thiên 23:1 “Đức Giêhôva là Đấng chăn giữ tôi: Tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì.”

Thông qua một vần thơ mà Đavít để lại, cũng có thể thấy được tấm lòng của Đavít hướng về Đức Chúa Trời. Vì đã nhận thức được rằng nếu Đức Chúa Trời không ở cùng thì bản thân mình chẳng là gì cả, nên trước tiên nhất trong cuộc đời của ông là Đức Chúa Trời. Ông đã nhận biết sự thật rằng kể cả sự hưng vong thịnh suy của đất nước cũng phụ thuộc vào duy chỉ Đức Chúa Trời, nên ông đã có thói quen luôn ưu tiên hàng đầu Đức Chúa Trời trong khi làm mọi việc.

Trong Kinh Thánh, được biểu hiện rất tốt tấm lòng của Đavít, người yêu mến Đức Chúa Trời hơn bất cứ ai. Khi chuyển hòm giao ước mà Đức Chúa Trời ngự tại từ nhà của Ôbết Êđôm về thành Đavít, thì Đavít đã không hề để tâm đến thể diện của vua, nhưng đã vui mừng mà nhảy múa hết sức giống như đứa trẻ (II Samuên 6:12-15). Suy nghĩ tiếc nuối vì bản thân mình thì ở trong cung điện đẹp đẽ nhưng hòm giao ước của Đức Chúa Trời thì lại ở trong đền tạm, nên Đavít cũng đã lên kế hoạch xây dựng đền thờ mà Đức Chúa Trời sẽ ngụ ở trong. Đức Chúa Trời đẹp lòng với điều này, nên Ngài đã ban cho phước lành hoàn công việc xây dựng đền thờ thông qua Salômôn, là con trai của Đavít, và Ngài đã hứa rằng “Ngươi đi bất cứ nơi nào thì Ta cũng sẽ ở cùng với ngươi, và sẽ làm cho ngươi được sang trọng.” (II Samuên 7:1-17).

Thế thì, hãy dò xem Kinh Thánh tiên tri như thế nào về nhóm người sẽ được cứu rỗi vào thời đại cuối cùng này.

Khải Huyền 14:4 “Những kẻ ấy chưa bị ô uế với đàn bà, vì còn trinh khiết. Chiên Con đi đâu, những kẻ nầy theo đó. Những kẻ đó đã được chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con.

Chúng ta cần phải quan sát kỹ xem các thánh đồ thuộc về Đức Chúa Trời và Chiên Con, với tư cách là các trái đầu tiên sẽ được cứu chuộc ở trên trái đất này, có thói quen thế nào. Kể cả con đường khổ nạn đầy gai, kể cả đường sỏi đá, kể cả nơi ánh nắng mặt trời gay gắt, nếu Đức Chúa Trời dẫn dắt thì dù là bất cứ nơi nào, những người này cũng đều đi theo bằng tấm lòng cảm tạ. Sự vâng phục trọn vẹn này được thành ở trên nền tảng có 100% đức tin và sự tin tưởng hướng về Đức Chúa Trời. Với tư cách là các thánh đồ vâng phục và đi theo với tấm lòng vui vẻ nếu là lời của Đức Chúa Trời, chúng ta phải làm vững chắc quyết tâm đức tin hơn nữa.

Phải sanh lại thì mới được đi vào Nước Thiên Đàng


Thông qua lời Kinh Thánh mà Ngài ban cho như là sách hướng dẫn cơ bản nhất, hãy dò xem có điều gì trong thói quen tốt mà chúng ta phải có.

I Timôthê 6:3-8 “Ví thử có người dạy dỗ đạo khác, không theo lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và đạo lý theo sự tin kính, thì người đó là lên mình kiêu ngạo, không biết chi hết; nhưng có bịnh hay gạn hỏi, cãi lẫy, bởi đó sanh sự ghen ghét, tranh cạnh, gièm chê, nghi ngờ xấu xa, cùng những lời cãi lẽ hư không của kẻ có lòng hư xấu, thiếu mất lẽ thật, coi sự tin kính như là nguồn lợi vậy...”

Không theo đạo lý của Đức Chúa Trời có nghĩa là không coi lời Đức Chúa Trời là tuyệt đối. Bởi thế mà tấm lòng trở nên kiêu ngạo mà thích cãi lẫy, và suy nghĩ ác dần dần chi phối linh hồn ấy, rốt cuộc dẫn đến tình cảnh thiếu mất lẽ thật. Quen dần với sự không dò xem lời, và điều ấy trở nên thói quen thì tấm lòng trở nên hư xấu, và rốt cuộc những sự việc bất hạnh là rời xa Đức Chúa Trời không thể không ập đến trong cuộc sống.

Lý do mà hằng ngày phải dò xem lời của Đức Chúa Trời, tự suy ngẫm và kiểm điểm hình ảnh của bản thân nằm ở chính đây. Dù là kể từ bây giờ, hãy nhìn lại bản thân mình, xem thói quen của chúng ta quả thật có đáng đẹp lòng trong mắt Đức Chúa Trời không. Nếu như thói quen xấu ngấm vào trong giây phút mà chúng ta không biết thì hãy cắt bỏ toàn bộ, và trở thành các con cái của Đức Chúa Trời lấp đầy bởi lời của Đức Chúa Trời chí thánh.

Bởi vậy, kể cả Đức Chúa Jêsus cũng đã ban cho lời dạy dỗ rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.” (Giăng 3:3). Nói cách khác, lời này có nghĩa rằng nếu không sửa đổi thói quen sai lầm đã có ngày xưa sang thói quen mà những người Nước Thiên Đàng phải có, thì không thể đi vào Nước Thiên Đàng được.

Êphêsô 4:15-5:1 “Nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật... rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật... Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn, và đừng cho ma quỉ nhân dịp. Kẻ vốn hay trộm cắp chớ trộm cắp nữa; nhưng thà chịu khó, chính tay mình làm nghề lương thiện, đặng có vật chi giúp cho kẻ thiếu thốn thì hơn. Chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến. Anh em chớ làm buồn cho Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời, vì nhờ Ngài anh em được ấn chứng đến ngày cứu chuộc. Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy. Vậy anh em hãy trở nên kẻ bắt chước Đức Chúa Trời như con cái rất yêu dấu của Ngài.”

Đức Chúa Trời giáo huấn rằng hãy lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, và Ngài yêu cầu rằng hãy thoát lốt người cũ, là người sống theo thói quen sai lầm của ngày xưa, và phải mặc lấy người mới theo sự dạy dỗ của duy chỉ Đức Chúa Trời. Tiếp đó, Ngài giải thích về các thói quen tốt mà chúng ta phải có, và Ngài phán rằng hãy bắt chước Đức Chúa Trời, là Tấm Gương trọn vẹn. Chúng ta phải dò xem kỹ càng sự dạy dỗ của Kinh Thánh, ghi khắc vào trong lòng và lặp đi lặp lại để làm thành thói quen tốt.

Kể cả những người như Saulơ, Hốpni và Phinêa cũng đã được chọn, nhưng thói quen sai lầm mà đã quá quen thuộc đã khiến cho họ rời xa khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải luôn nhìn lại xem chúng ta có thói quen ác thể này không, và một lần nữa tôi mong rằng các con cái Siôn có thể cất bước chân hướng về Nước Thiên Đàng trong thói quen của cuộc sống tốt đẹp đi theo bất cứ nơi nào Đức Chúa Trời dẫn dắt.