한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Hãy dâng thờ phượng chí thánh lên Đức Chúa Trời

Thờ phượng là một yếu tố quan trọng tuyệt đối không thể thiếu trong sự kính sợ và hầu việc Đức Chúa Trời. Thông qua thờ phượng, người dân của Đức Chúa Trời có thể nhận được sự tha thứ hết thảy tội lỗi, được mặc lấy phước lành của sự chí thánh và được gần gũi hơn nữa với Đức Chúa Trời.

Thỉnh thoảng có những vị nghĩ thờ phượng chỉ ở mức độ đi đến Hội Thánh cho có lệ và nghe lời giảng đạo. Tuy nhiên, thờ phượng không phải là tham dự để nghe giảng luận trôi chảy của người giảng đạo, nhưng trong đó có chứa đựng rõ ràng ý nghĩa phần linh hồn mà chúng ta phải hiểu ra. Hết thảy các người giảng đạo chỉ đóng vai trò trung gian của cuộc gặp gỡ giữa thánh đồ với Đức Chúa Trời, và truyền đạt ý muốn của Đức Chúa Trời thông qua lời của Đức Chúa Trời thôi. Thông qua lời Kinh Thánh, hãy dò xem tầm quan trọng và ý nghĩa của thờ phượng dâng lên Đức Chúa Trời.

Ý nghĩa của thờ phượng được chứa đựng trong tế lễ của Cựu Ước


Luật pháp của Cựu Ước là bóng của sự tốt lành ngày sau, và biểu tượng cho Tân Ước sẽ xuất hiện là thực thể (Hêbơrơ 10:1). Tế lễ mà người dân Ysơraên đã dâng lên Đức Chúa Trời vào thời đại Cựu Ước thì đến thời đại Tân Ước đã được đổi thành nghi thức thờ phượng. Cho nên, khi nghiên cứu tế lễ của thời đại Cựu Ước thì chúng ta có thể hiểu ra ý nghĩa của thờ phượng dâng lên Đức Chúa Trời.

Tế lễ của Cựu Ước nhìn chung có thể phân ra thành mấy loại tùy theo đặc tính ấy. Có lễ thiêu mà dâng tế lễ bằng cách thiêu của lễ hy sinh là chiên hoặc dê mà dâng lên hương ấy, và có lễ chay mà dâng của lễ bằng cách nghiền ngũ cốc mà làm thành bột lọc rồi dâng lên. Lễ thù ân là lễ dâng lên khi cảm tạ ân huệ của Đức Chúa Trời, là Đấng đã tha thứ tội lỗi cho, hoặc khi dâng lên ước nguyện, lễ này có đặc trưng là người dâng lên của lễ có thể ăn của lễ ấy cùng với thầy tế lễ. Lễ chuộc tội và lễ chuộc sự mắc lỗi với hình thức lễ thiêu đều chứa đựng ý nghĩa chuộc cho hết thảy tội lỗi, nhưng có chút ít sự khác biệt ở điểm rằng khi phạm tội lên Đức Chúa Trời thì dâng lễ chuộc tội, còn khi vi phạm luật pháp của xã hội giữa người với người thì dâng lễ chuộc sự mắc lỗi.

Lêvi Ký 6:6-7 “Tùy theo sự đánh giá của ngươi, người ấy phải bắt trong bầy một chiên đực không tì vít chi, dẫn đến thầy tế lễ mà dâng cho Đức Giêhôva đặng làm của lễ chuộc sự mắc lỗi mình; thầy tế lễ sẽ làm lễ chuộc tội cho người trước mặt Đức Giêhôva, thì lỗi người sẽ được tha, bất luận lỗi nào người đã mắc.”

Như có thể biết thông qua luật lệ rằng được tha thứ tội lỗi và lỗi lầm bằng cách dâng lên lễ chuộc sự mắc lỗi, người dân Ysơraên vào thời đại Cựu Ước đã được nhận sự tha tội bằng cách dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời. Nếu như đã không có tế lễ dâng lên Đức Chúa Trời, thì những người đương thời ấy đã không có cách nào được Đức Chúa Trời tha thứ cho tội lỗi mà họ đã gây ra.

Như vậy, thờ phượng là mắt xích liên kết giữa Đức Chúa Trời với loài người, và giống như cái thang nối liền giữa trái đất và thiên thượng. Nếu Đức Chúa Trời đã không cho phép sự thờ phượng, thì chúng ta ngày nay bởi cái gì mà há có thể chuộc hết thảy tội lỗi lớn lao đã phạm trước mặt Đức Chúa Trời đây? Và bởi cái gì mà há có thể dâng cảm tạ ân huệ của Đức Chúa Trời đây? Thông qua thờ phượng, chúng ta phải dâng cảm tạ và vinh hiển chân thật lên Đức Chúa Trời, là Đấng đã tha thứ trọn vẹn tội lỗi và lỗi lầm quá khứ của chúng ta.

Người đã dùng thờ phượng lập giao ước cùng Đức Chúa Trời


Tế lễ định kỳ dâng lên Đức Chúa Trời được tiến hành vào ngày được định sẵn và giờ được định sẵn. Đức Chúa Trời phán rằng “Hãy nhớ ngày Sabát đặng làm nên ngày thánh.”, “Nầy là những lễ của Đức Chúa Trời, tức những sự nhóm hiệp thánh, các ngươi phải rao truyền ra khi đến kỳ nhất định.”, và sự mà Đức Chúa Trời kêu gọi và nhóm chúng ta lại chính là thờ phượng.

Trong thờ phượng, có sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, và có sự gặp gỡ với Đức Chúa Trời. Và thông qua sự gặp gỡ ấy, có lời dặn dò mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Trong đó bao hàm sự Ngài làm thức tỉnh về việc mà chúng ta phải làm và việc không được làm để được cứu rỗi, và kể cả sự sai đi của Đức Chúa Trời phán rằng hãy thay Đức Chúa Trời mà đi tới xứ Samari, cho đến cùng trái đất mà rao truyền hết thảy về lời dặn dò thể ấy rồi trở về.

Chúng ta được Đức Chúa Trời mời, nên đang tham dự thờ phượng ngày Sabát và thờ phượng ngày Thứ Ba chí thánh hằng tuần, và đến với Đức Chúa Trời vào thờ phượng lễ trọng thể chí thánh hằng năm. Chúng ta dâng thờ phượng để gặp gỡ Đức Chúa Trời, và để dâng cảm tạ ân huệ mà Ngài chúc phước và tha thứ hết thảy tội lỗi đã qua của chúng ta. Cho nên, dù là thờ phượng ngày Thứ Ba, dù là thờ phượng ngày Sabát, dù là thờ phượng lễ trọng thể, dù là bất cứ thờ phượng nào, thì không có thờ phượng nào là không quan trọng cả.

Đức Chúa Jêsus đã dạy dỗ như sau về tầm quan trọng của thờ phượng.

Giăng 4:21-23 “Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi người đàn bà, hãy tin ta, giờ đến, khi các ngươi thờ lạy Cha, chẳng tại trên hòn núi nầy, cũng chẳng tại thành Giêrusalem. Các ngươi thờ lạy sự các ngươi không biết, chúng ta thờ lạy sự chúng ta biết, vì sự cứu rỗi bởi người Giuđa mà đến. Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy.”

Đức Chúa Trời phán rằng Ngài ưa thích những người lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Đức Chúa Trời. Và Ngài đã tiên tri rằng vào thời đại cuối cùng, Ngài sẽ sai các thiên sứ Ngài mà nhóm lại những kẻ đã được lựa chọn của Ngài ở khắp bốn phương, từ cuối phương trời nầy cho đến tận phương kia. (Mathiơ 24:31). Đức Chúa Trời đang kiếm tìm những người thờ phượng ngay thẳng lên Đức Chúa Trời chân thật đặng đón về Nước Thiên Đàng.

Thi Thiên 50:4-5 “Ngài kêu các từng trời trên cao, Và đất ở dưới đặng đoán xét dân sự Ngài: Hãy nhóm lại cùng ta các người thánh ta, Là những người đã dùng của tế lễ lập giao ước cùng ta.”

Những người đã dùng của tế lễ lập giao ước cùng Đức Chúa Trời chính là các thánh đồ mà Đức Chúa Trời nhóm lại. Những người đã dùng của tế lễ, tức là thờ phượng, mà lập giao ước cùng Đức Chúa Trời chính là người dân sẽ được cứu rỗi mà Đức Chúa Trời nhóm lại.

Có rất nhiều người trên trái đất này tự xưng là tin vào Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang dò xem kỹ lưỡng từng mỗi một hành vi của họ để biết rằng giữa họ ai là người giữ thờ phượng một cách chân thành mà được ghi chép trong Kinh Thánh. Nếu không có thờ phượng thì không một ai có thể được liên kết với Đức Chúa Trời, và thậm chí tiêu chuẩn để phán đoán rằng họ là người tin vào Đức Chúa Trời hay là người không tin, cũng bị biến mất. Vậy nên, thờ phượng là tiêu chuẩn để phán quyết ai là người sẽ được cứu rỗi và ai sẽ không được cứu rỗi.

Khi suy nghĩ tới điều này thì chúng ta tuyệt đối không được đánh mất cơ hội quý báu được gọi là thờ phượng mà thông qua đó Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta. Khi Đức Chúa Trời nhóm lại những người đã được lựa chọn ở khắp bốn phương, thì chúng ta với tư cách là thánh đồ của Đức Chúa Trời, phải coi quý trọng thờ phượng hơn nữa, và giữ thờ phượng một cách chí thánh.

Thờ phượng mà Đức Chúa Trời lập nên bởi giao ước


Rất nhiều hội thánh của các giáo phái đa dạng đề ra giáo lý của mình mà giữ thờ phượng tùy ý mình. Giữa đó, thờ phượng nào là thờ phượng thuộc về Đức Chúa Trời, và được lập giao ước cùng Đức Chúa Trời vậy? Đây không thể không là vấn đề thật sự trọng đại vì sự cứu rỗi của linh hồn chúng ta. Thông qua Kinh Thánh, hãy xác minh về thờ phượng mà Đức Chúa Trời hứa rằng Ngài sẽ lập giao ước.

Xuất Êdíptô Ký 12:25-27 “Khi nào các ngươi vào xứ mà Đức Giêhôva sẽ ban cho, như lời Ngài đã phán, thì hãy giữ lễ nầy. Khi con cháu các ngươi hỏi rằng: Lễ nầy là nghĩa chi? Hãy đáp rằng: Ấy là của tế lễ Vượt qua của Đức Giêhôva, vì khi Ngài hành hại xứ Êdíptô thì Ngài đi vượt qua các nhà dân Ysơraên, và cứu nhà chúng ta đó.”

Đức Chúa Trời đã cho người dân Ysơraên biết một cách chi tiết về tế lễ phải dâng lên Đức Chúa Trời thông qua luật pháp. Trong số đó, tiêu biểu nhất là Lễ Vượt Qua, là lễ trọng thể của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đề cập rõ ràng rằng Lễ Vượt Qua này là “của tế Lễ Vượt Qua của Đức Giêhôva”. Những người giữ Lễ Vượt Qua là những người đã dùng tế lễ lập giao ước cùng Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời nhóm lại những người thể này.

Giêrêmi 31:31-34 “Đức Giêhôva phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ ta sẽ lập một giao ước mới với nhà Ysơraên và với nhà Giuđa. Giao ước nầy sẽ không theo giao ước mà ta đã kết với tổ phụ chúng nó trong ngày ta nắm tay dắt ra khỏi đất Êdíptô, tức giao ước mà chúng nó đã phá đi, dầu rằng ta làm chồng chúng nó, Đức Giêhôva phán vậy. Đức Giêhôva phán: Nầy là giao ước mà ta sẽ lập với nhà Ysơraên sau những ngày đó. Ta sẽ đặt luật pháp ta trong bụng chúng nó và chép vào lòng. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời chúng nó, chúng nó sẽ làm dân ta. Chúng nó ai nấy sẽ chẳng dạy kẻ lân cận mình hay là anh em mình, mà rằng: Hãy nhận biết Đức Giêhôva! Vì chúng nó thảy đều sẽ biết ta, kẻ nhỏ cũng như kẻ lớn. Đức Giêhôva phán: Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”

Đấng tiên tri Giêrêmi đã tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ lập lại tế lễ giao ước cũ mà Ngài đã lập vào ngày Ngài dẫn dắt dân Ysơraên ra khỏi đất Êdíptô thành tế lễ của giao ước mới. Trong giao ước mới, có chứa đựng lời hứa rằng “Đức Chúa Trời sẽ làm Đức Chúa Trời của những người ghi khắc luật pháp của Đức Chúa Trời vào lòng, và những người đó sẽ làm dân của Đức Chúa Trời.” Và trong đó cũng chứa đựng trọn vẹn kể cả ân huệ của sự tha tội rằng “Ta sẽ tha sự gian ác chúng nó, và chẳng nhớ tội chúng nó nữa.”

Đức Chúa Jêsus ngụ đến trái đất theo như lời tiên tri đã tuyên bố giao ước mới tại phòng cao của Mác vào ngày Lễ Vượt Qua, và đã ban cho phước lành sự tha tội và sự sống đời đời. Vậy nên, ngày nay, chúng ta - những người đang dâng thờ phượng Lễ Vượt Qua lên Đức Chúa Trời ở trong lẽ thật giao ước mới, rõ ràng chính là người dân trên trời mà Đức Chúa Trời tìm kiếm. Chúng ta - những người ở trong Siôn giữ lễ trọng thể, phải có lòng tự hào và kiêu hãnh bởi sự thật rằng chúng ta chính là người dân mà Đức Chúa Trời lựa chọn.

Kết cục của những người khinh bỉ thờ phượng


Có một số người hỏi rằng “Không phải hình thức thờ phượng là quan trọng, nhưng chẳng phải tấm lòng mới quan trọng hay sao?” Đương nhiên tư thế tinh thần thờ phượng cũng quan trọng. Tuy nhiên, Kinh Thánh biểu hiện rằng “Đức tin không có việc làm không những không cứu được bản thân, mà còn tự mình nó chết nữa.”(Giacơ 2:14-17). Để thổi sức sống vào đức tin thì việc làm nhất định phải đi đôi với.

Vậy nên, tuyệt đối không được coi nhẹ hoặc khinh bỉ thờ phượng dâng lên Đức Chúa Trời. Trong khi dò xem tiền lệ nhân vật trong Kinh Thánh đã bị rủa sả bởi khinh bỉ tế lễ của Đức Giêhôva, hãy suy nghĩ xem thờ phượng mà chúng ta ngày nay dâng lên là quan trọng biết bao nhiêu.

I Samuên 2:17 “Tội lỗi của hai người trai trẻ nầy lấy làm rất lớn trước mặt Đức Giêhôva; vì họ gây cho người ta khinh bỉ các của tế lễ dâng cho Đức Giêhôva.”

Kinh Thánh ghi chép rằng tội của những người khinh bỉ tế lễ dâng lên Đức Chúa Trời là rất lớn trước mặt Đức Chúa Trời. Hópni và Phinêa, là hai con trai của thầy tế lễ Hêli, đã gây ra việc ác là khinh bỉ tế lễ của Đức Chúa Trời, nên rốt cuộc đã bị rủa sả và bị chết (I Samuên 2:12-34). Dù là xem thông qua nội dung thể này, chúng ta cũng có thể xác minh được sự thật rằng chúng ta tuyệt đối không được khinh bỉ thờ phượng dâng lên trước mặt Đức Chúa Trời.

Hêbơrơ 10:26-29 “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi. Ai đã phạm luật pháp Môise, nếu có hai ba người làm chứng, thì chết đi không thương xót, huống chi kẻ giày đạp Con Đức Chúa Trời, coi huyết của giao ước, tức là huyết mà mình nhờ nên thánh, là ô uế, lại khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì anh em há chẳng tưởng rằng người ấy đáng bị hình rất nghiêm đoán phạt hay sao?”

Về tội lỗi đã gây ra khi chúng ta không biết Đức Chúa Trời trong quá khứ thì được ban cho cơ hội được tha thứ thông qua thờ phượng của giao ước mới. Tuy nhiên, một khi đã vào giữa lẽ thật rồi mà lại rời khỏi Đức Chúa Trời và đi lang thang vẩn vơ giữa tội lỗi, thì không những không còn có tế lễ chuộc tội ấy nữa, mà còn chỉ còn lại sự phát xét và hình phạt thôi.

Dù Đức Chúa Trời đã chuộc cho tội lỗi của chúng ta đáng phải trả giá bằng sự chết, thế mà lại quên mất ân huệ ấy và lại phạm tội nữa, thì ấy giống như hành vi coi huyết báu của Lễ Vượt Qua giao ước mới là ô uế. Đối với những người đã không dâng cảm tạ ân huệ cứu rỗi mà lại còn khinh lờn Đức Thánh Linh ban ơn, thì sự cứu rỗi há có được ban cho chăng?

Thái độ của cuộc sống chúng ta khi chưa biết Đức Chúa Trời trong quá khứ, với hình ảnh chúng ta sau khi đã tiếp nhận ngay thẳng Đức Chúa Trời và ở trong Đức Chúa Trời, phải khác nhau. Hãy trở thành các con cái của Đức Chúa Trời biết hòa đáp giọng tiếng của Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta tha thiết, bởi thờ phượng bằng tâm thần và lẽ thật.

Các thánh đồ gắng sức nhóm lại


Người dân Ysơraên thời Cựu Ước giao tiếp với Đức Chúa Trời bằng cách dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời không ngừng suốt cả năm. Họ đã dâng lễ hằng hiến vào buổi sáng và buổi chiều hằng ngày, và giao tiếp với Đức Chúa Trời thông qua tế lễ dâng lên Đức Chúa Trời tùy theo ngày Sabát hằng tuần và 3 kỳ 7 lễ trọng thể hằng năm.

Sang đến thời đại Tân Ước, Đức Chúa Trời đã đổi phương thức tế lễ khó khăn và phức tạp đã được cử hành vào thời đại Cựu Ước sang thờ phượng của giao ước mới một cách đơn giản. Kết quả là, kể cả trong xã hội hiện đại, chúng ta có thể dâng cảm tạ và vinh hiển lên Đức Chúa Trời mà không với khó khăn lớn gì. Dù vậy mà vẫn không tham dự vào thờ phượng thờ lạy Đức Chúa Trời, thì ấy là hành động quên mất ân huệ của Đức Chúa Trời, là Đấng cứu rỗi chúng ta khỏi tội lỗi bị định phải chết đời đời.

Hêbơrơ 10:24-25 “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.”

Vào đương thời Hội Thánh sơ khai cũng đã có những người có thói quen sai trái là bỏ sự nhóm lại. Sứ đồ Phaolô, là người đã làm theo trọn vẹn sự dạy dỗ của Đấng Christ, đã yêu cầu các thánh đồ Hội Thánh sơ khai lặp đi lặp lại rằng đừng bắt chước theo hành vi của những người thể ấy, nhưng hãy khuyên bảo nhau và gắng sức nhóm lại hơn nữa.

Trong trường hợp bất khả kháng như thiên tai địa biến, thì Ngài cho phép thờ phượng tại gia, nhưng nếu không phải trường hợp ấy thì phải luôn nhóm lại và dâng thờ phượng. Ấy là lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời. Vì Ngài mong muốn các thánh đồ được nhận phước lành, bằng cách ngày cứu rỗi càng gần chừng nào thì càng phải gắng sức mà nhóm lại và dâng thờ phượng chí thánh lên Đức Chúa Trời hơn nữa. Đức Chúa Trời kêu lên với người dân của Ngài rằng “Hãy nhóm lại!” trước khi ngày phán xét được tiên tri chưa đến, và Ngài phán rằng những người khiêm tốn, là những người giữ điều răn của Đức Chúa Trời, thì sẽ được giấu kín trong ngày ấy (Sôphôni 2:1-3).

Đức Chúa Trời đã bày tỏ sáng rõ ý muốn của Ngài rằng giữa rất nhiều nhân sinh đang sinh sống không có niềm trông mong giữa trái đất này, Ngài lựa chọn chúng ta và dùng thờ phượng mà lập giao ước cùng chúng ta, và đón vào Nước Thiên Đàng. Hết thảy chúng ta hãy dâng thờ phượng chí thánh lên Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn, nhờ đó được nhận đầy dẫy ân huệ và phước lành của Đức Chúa Trời. Mong chúng ta trở thành các người nhà Siôn dâng cảm tạ và vinh hiển đời đời lên Đức Chúa Trời Êlôhim, là Đấng ban thờ phượng đẹp đẽ và ân huệ cho chúng ta.