한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Tại sao Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh chính thống?

Trên thế gian này, có rất nhiều hội thánh thuộc nhiều giáo phái đa dạng, nhưng thật khó để tìm ra Hội Thánh chính thống kế thừa lời dạy dỗ của Đấng Christ y như hình ảnh của Hội Thánh sơ khai. Dù vậy mà, rất nhiều Cơ Đốc nhân không nhận thức được điều này, mà đang tin rằng hội thánh mà bản thân mình đi là chính thống, và rằng ở nơi ấy có sự cứu rỗi vô điều kiện.

Hội Thánh mà Đức Chúa Jêsus lập nên và các sứ đồ đi theo chính là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời”. Hội Thánh của Đức Chúa Trời mà ngày nay chúng ta đi, chính là Hội Thánh chính thống duy nhất mà Đức Chúa Trời lập nên vì sự cứu rỗi của loài người vào thời đại Đức Thánh Linh cuối cùng trải qua thời đại Đức Cha và thời đại Đức Con. Thông qua lời tiên tri Kinh Thánh và ghi chép lịch sử, hãy xác minh sự thật rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh chân chính đang kế thừa y nguyên lẽ thật giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus Christ đã dựng nên vào 2 nghìn năm trước.

Lịch sử lẽ thật bị biến đổi


Tại phương Tây, lấy tiêu chuẩn là sự ra đời của Đức Chúa Jêsus mà chia ra trước công nguyên và sau công nguyên mà biểu thị niên đại. B.C. có nghĩa là trước công nguyên, là từ viết tắt của từ tiếng Anh “Before Christ”, mang ý nghĩa là “Trước Đấng Christ”. A.D. có nghĩa là sau công nguyên, là từ viết tắt của từ tiếng Latinh “Anno Domini”, có ý nghĩa là “Năm ra đời của Đấng Christ.” Tùy theo các học giả, mà có phỏng đoán rằng Đức Chúa Jêsus ra đời trước đó khoảng 4 năm.

Dò xem đại lược dòng chảy của lịch sử hội thánh, thì thấy rằng Đức Chúa Jêsus đến trái đất này vào 2 nghìn năm trước, đã chịu phép Báptêm vào năm 30 tuổi theo lời tiên tri Kinh Thánh và bắt đầu truyền bá Tin Lành. Ngài đã trải qua thời gian cuộc đời Tin Lành trong 3 năm kể từ khi đó, và tuyên bố giao ước mới vào năm 33 tuổi, rồi qua đời trên thập tự giá (Tham khảo: Luca 3:21-23, 13:6-9).

Đức Chúa Jêsus phục sinh sau 3 ngày, rồi thăng thiên sau khi trải qua 40 ngày. Sau đó, các sứ đồ truyền bá rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ và giữ, truyền lại hết thảy mọi lời của Ngài một cách quý trọng. Thế mà, sau khi hết thảy các sứ đồ Hội Thánh sơ khai mà đã nhận sự dạy dỗ trực tiếp từ Đức Chúa Jêsus đã qua đời (sứ đồ Giăng bị đi đày ở đảo Bátmô qua đời cuối cùng vào khoảng năm 106 SCN), hội thánh bắt đầu bị thế tục hóa dần dần. Hội Thánh Đông phương có trung tâm là Tiểu Á vẫn liên tục giữ lời dạy dỗ mà các sứ đồ truyền lại, nhưng hội thánh Tây phương có trung tâm là hội thánh La Mã thì để thoát khỏi bắt bớ, đã bị đồng hóa với đế quốc La Mã, tiếp nhận phong tục và luật lệ của ngoại đạo như thờ phượng vào Chủ nhật, mà được coi là ngày thánh của đạo thần mặt trời La Mã, thay cho ngày Sabát trong Kinh Thánh.

Vào năm 313, hoàng đế Constantine của La Mã đã ban bố sách lệnh Milan với nội dung công nhận Cơ Đốc giáo, bởi đó sự bắt bớ được kết thúc, và bề ngoài thì có vẻ như Cơ Đốc giáo thắng lợi, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Hoàng đế Constantine cả đời duy trì chức thầy tế lễ thượng phẩm tối cao của giới tôn giáo La Mã được gọi là “Pontifex Maximus” đã coi thần mặt trời mà bản thân tin vào với Đấng Christ là đồng nhất, và đã đẩy mạnh sự dung hòa của các tôn giáo trong nội bộ đế quốc để thống trị có hiệu quả. Chính sách ưu đãi Cơ Đốc giáo của ông là để lợi dụng vào mục đích chính trị, nên mang lại kết quả là các giáo lý của đạo thần mặt trời tràn lan vào trong hội thánh.

Hoàng đế thể ấy đã ban xuống lệnh nghỉ Chủ nhật vào năm 321, và quy định Chủ nhật là ngày thờ phượng, bởi đó thay cho ngày Sabát của Kinh Thánh, chế độ thờ phượng Chủ nhật đã được xác lập trong hết thảy các hội thánh trên lãnh thổ đế quốc La Mã. Vào năm 325, tại hội nghị tôn giáo Nicaea mà hoàng đế Constantine triệu tập, kể cả Lễ Vượt Qua giao ước mới cũng đã bị biến mất. Kể từ trước đó hội thánh Tây phương cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Phục Sinh đã gây ra rất nhiều đợt tranh luận với Hội Thánh Đông phương cử hành lễ tiệc thánh vào Lễ Vượt Qua. Thế rồi, dựa trên thế lực của hoàng đế, hội thánh Tây phương đã triệu tập hội nghị, nghị quyết hầu cho làm theo phương thức của bọn họ, bởi đó dẫn tới việc xóa bỏ Lễ Vượt Qua một cách chính thức.

Ngoài ra, trong lịch sử hội thánh liên tục xuất hiện ghi chép lẽ thật bị thay đổi. Ghi chép về sự bắt đầu chúc mừng sự ra đời của Đức Chúa Jêsus vào ngày 25 tháng 12, ngày chúc mừng sự ra đời của thần mặt trời, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 354. Nói rằng thập tự giá - hình tượng biểu tượng của thần mặt trời là biểu tượng của Cơ Đốc giáo, và vào năm 431, bắt đầu dựng nên thập tự giá bên trong hội thánh, và từ năm 568, treo thập tự giá ở đỉnh tháp hội thánh. Cũng phát sinh những ngày lễ hội không có căn cứ trong Kinh Thánh như lễ tạ ơn thu hoạch hay lễ tạ ơn lúa mì.

Trong Kinh Thánh, không có ghi chép nào về sự Đức Chúa Jêsus và các môn đồ của Ngài đã làm những điều này. Những luật lệ xuất hiện từ sau thế kỷ thứ 2, là lúc kết thúc thời đại sứ đồ, là “điều răn của loài người” được làm ra bởi suy nghĩ của loài người chứ không liên quan đến ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉ cần nhìn vào năm phát sinh các loại nghi thức mà các hội thánh bây giờ coi là đặc trưng của hội thánh chính thống, thì cũng có thể xác minh rõ ràng sự thật rằng đó không phải là lẽ thật mà Đức Chúa Jêsus đã lập nên.

Lẽ thật của Hội Thánh sơ khai được làm chứng trong Kinh Thánh


Thế thì trong Hội Thánh chính thống mà Đức Chúa Trời lập nên, đã có lẽ thật nào? Chúng ta hãy dò xem từng điều một thông qua Kinh Thánh về phép đạo của Đức Chúa Trời mà đích thân Đức Chúa Jêsus thực tiễn và tuyên bố khi Ngài đến trái đất này.

Luca 22:7-13 “Đến ngày lễ ăn bánh không men, là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn. Hai người thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn lễ ấy tại đâu?... Hai môn đồ đi, quả gặp những điều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt qua.”

Đức Chúa Jêsus phán rằng “Ta sẽ giữ Lễ Vượt Qua.” và giữa mười hai môn đồ, Ngài đã sai Phierơ và Giăng đi, hầu cho họ dọn Lễ Vượt Qua. Theo như lời Ngài phán dặn, các sứ đồ đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với Đức Chúa Jêsus, đã rao truyền sự dạy dỗ ấy cho kể cả các môn đồ sau này nữa. Kể cả sứ đồ Phaolô, là người đi vào trong lẽ thật sau khi được nhận sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus, cũng nói rằng “Tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em.” và nhấn mạnh rằng phải giữ Lễ Vượt Qua (Tham khảo: I Côrinhtô 11:23-26, 5:7-8).

Luca 4:16 “Đức Chúa Jêsus đến thành Naxarét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sabát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc.”

Mathiơ 12:8 “Vì Con người là Chúa ngày Sabát.”

Ngày thờ phượng mà Đức Chúa Jêsus giữ theo thói quen và đích thân làm gương cho chúng ta không phải là Chủ nhật, là ngày đầu tiên trong tuần, mà là ngày Sabát, là ngày thứ bảy. Đức Chúa Jêsus đã làm thức tỉnh rằng chính Ngài là Chúa của ngày Sabát. Đấng Christ là Chúa của ngày Sabát, và là đối tượng của tín ngưỡng chúng ta, đã đích thân giữ ngày Sabát, nên nếu là thánh đồ tin ngay thẳng vào Đức Chúa Jêsus thì giữ ngày Sabát là đạo lý đương nhiên.

Giăng 7:2, 14, 37 “Vả, ngày lễ của dân Giuđa, gọi là lễ Lều tạm gần đến... Giữa kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus lên đền thờ dạy dỗ... Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống.”

Đức Chúa Jêsus không chỉ giữ Lễ Vượt Qua và ngày Sabát, mà Ngài còn đích thân cho thấy tấm gương giữ Lễ Lều Tạm nữa. Vậy thì, trong tín ngưỡng của chúng ta, nhất định phải có luật lệ của giao ước mới như Lễ Vượt Qua, ngày Sabát và Lễ Lều Tạm.

I Côrinhtô 11:4-6, 16 “Phàm người đàn ông cầu nguyện hoặc giảng đạo mà trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình. Nhưng phàm người đàn bà cầu nguyện hoặc giảng đạo mà không trùm đầu lại, thì làm nhục đầu mình... Bằng có ai muốn cãi lẽ, thì chúng tôi không có thói quen ấy, mà các Hội thánh Đức Chúa Trời cũng không có nữa.”

Khi thờ phượng Đức Chúa Trời, các thánh đồ nữ trùm khăn lên đầu, còn các thánh đồ nam không trùm gì cả. Luật lệ này đã được giữ kể từ thời Hội Thánh của Đức Chúa Trời sơ khai. Đương thời, ở trong Hội Thánh Côrinhtô đã có những người nữ chủ trương bình đẳng nên không định trùm khăn lên đầu. Về điều này, thông qua thư tín gửi cho Hội Thánh Côrinhtô, sứ đồ Phaolô đã chỉ đạo sự dạy dỗ ngay thẳng về luật lệ khăn trùm đầu, và đã nói một cách cương quyết rằng ở trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời không có thói quen người nữ bỏ khăn trùm đầu mà cầu nguyện hoặc nói tiên tri.

Thế nhưng, hình ảnh của các hội thánh ngày nay thì khác hoàn toàn so với Hội Thánh sơ khai. Ở trong hội thánh Tin Lành thì không thể thấy hình ảnh những người nữ trùm đầu khi thờ phượng, không chỉ vậy, ở trong Thiên Chúa giáo, ngược lại các người nam thì trùm gì đó lên đầu mà chấp hành thánh lễ. Hết thảy đều quá xa vời với sự dạy dỗ của Kinh Thánh.

Không có Tin Lành khác


Lẽ thật không hề biến đổi. Trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời, về lẽ thật bắt đầu từ luật lệ khăn trùm đầu trong Kinh Thánh, vào đương thời Đức Chúa Jêsus hay vào bây giờ, đều không có bất cứ một điều gì đổi khác cả. Sứ đồ Phaolô đã nhấn mạnh một cách mạnh mẽ về sự thật rằng cho đến tận giây phút Đấng Christ giáng lâm cuối cùng, không được thay đổi Tin Lành của Đấng Christ dù chỉ là một điều.

Galati 1:6-10 “Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác. Thật chẳng phải có tin lành khác, nhưng có mấy kẻ làm rối trí anh em, và muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ. Nhưng nếu có ai, hoặc chính chúng tôi, hoặc thiên sứ trên trời, truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành chúng tôi đã truyền cho anh em, thì người ấy đáng bị anathem! Tôi đã nói rồi, nay lại nói lần nữa: Nếu ai truyền cho anh em một tin lành nào khác với Tin lành anh em đã nhận, thì người ấy đáng bị anathem! Còn bây giờ, có phải tôi mong người ta ưng chịu tôi hay là Đức Chúa Trời? Hay là tôi muốn đẹp lòng loài người chăng? Ví bằng tôi còn làm cho đẹp lòng người, thì tôi chẳng phải là tôi tớ của Đấng Christ.”

Cảnh giác với sự các thánh đồ từ bỏ sự dạy dỗ của Đấng Christ mà đi theo tin lành khác, sứ đồ Phaolô đã quả quyết rằng ngoài Tin Lành của Đấng Christ ra thì không có tin lành nào khác. Và người đã cảnh cáo rằng sẽ có sự rủa sả đối với nhóm người làm biến đổi Tin Lành của Đấng Christ.

Đức Chúa Trời - Đấng biết sự cuối cùng từ buổi đầu tiên, đã tiên tri kể từ Kinh Thánh Cựu Ước rằng sự việc thể này sẽ xảy ra.

Đaniên 7:25 “Vua đó sẽ nói những lời phạm đến Đấng Rất Cao, làm hao mòn các thánh của Đấng Rất Cao, và định ý đổi những thời kỳ và luật pháp; các thánh sẽ bị phó trong tay người cho đến một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ.”

Satan - kẻ chống đối Đức Chúa Trời, đã bày ra đủ loại mưu kế hòng làm biến đổi thời kỳ và luật pháp của Đức Chúa Trời, và cuối cùng đã dẫn đến làm biến đổi lẽ thật sự sống. Ngày Sabát bị đổi thành thờ phượng Chủ nhật, Lễ Vượt Qua thành lễ Nôen, 3 kỳ 7 lễ trọng thể bị thay đổi thành ngày lễ do loài người định ra như lễ tạ ơn thu hoạch và lễ tạ ơn lúa mì v.v..., và trải qua thời kỳ tối tăm tôn giáo cho đến tận ngày nay, những lễ ấy đã châm rễ bên trong hội thánh.

Êxêchiên 8:14-16 “Ngài dẫn ta đến lối vào cửa nhà Đức Giêhôva, cửa ấy về phía bắc; nầy, tại đó ta thấy những đàn bà ngồi mà khóc Thammu. Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Ngươi sẽ còn thấy những sự gớm ghiếc lớn hơn nữa! Kế đó, Ngài đem ta vào hành lang trong của nhà Đức Giêhôva; nầy, nơi lối vào đền thờ Đức Giêhôva, giữa hiên cửa và bàn thờ, ta thấy có ước chừng hai mươi lăm người sấp lưng về phía đền thờ Đức Giêhôva và xây mặt về phía đông, hướng về phương đông mà thờ lạy mặt trời.”

Đấng tiên tri Êxêchiên tiên tri rằng ở trong đền thờ của Đức Chúa Trời, người ta làm việc gớm ghiếc là khóc Thammu và hướng về phương Đông mà thờ lạy mặt trời. Lời tiên tri này bày tỏ chân thực hình thái mâu thuẫn của các hội thánh hiện giờ, tuy xưng rằng hầu việc Đức Chúa Trời nhưng còn sót lại tàn dư của đạo thần mặt trời như thờ phượng Chủ nhật, lễ Nôen, thập tự giá v.v...

Trong ví dụ về cỏ lùng, người chủ lo rằng sẽ nhổ lộn lúa mì khi nhổ cỏ lùng, nên đã để cho cả hai cùng lớn lên cho đến tận mùa gặt. Vì cứ để mặc cỏ lùng có khả năng sinh sôi mạnh mẽ, nên nó sinh sôi nổi trội hơn lúa mì rất nhiều. Dù cỏ lùng sum suê thế nào chăng nữa, nhưng chẳng có ích gì đối với nông phu cả. Thứ mà nông phu muốn chính là lúa mì. Bởi thế, đối với rất nhiều người nói rằng “Lạy Chúa, lạy Chúa!”, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng “Hỡi những kẻ làm ác, làm trái luật pháp, hãy lui ra khỏi Ta.” (Mathiơ 13:24-30, 7:21-23).

Dù trông như là lúa mì nhỏ bé và yếu ớt bởi bị tắc dưới bóng râm của cỏ lùng, nhưng Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh chính thống mà Đức Chúa Trời dựng nên bởi huyết báu. Lẽ thật và tín ngưỡng của Hội Thánh sơ khai mà Đức Chúa Jêsus Christ lập nên vào 2 nghìn năm trước và các sứ đồ giữ, đang được kế thừa liên tục tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời.

Hội Thánh của Đức Chúa Trời - nơi lời tiên tri được ứng nghiệm


Hoặc có người chủ trương rằng trong Hội Thánh sơ khai có tồn tại điều răn như ngày Sabát, Lễ Vượt Qua, nhưng không có Đức Chúa Trời Mẹ. Tuy nhiên, Kinh Thánh tiên tri rõ ràng rằng ở trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời vào thời đại cuối cùng, Đức Chúa Trời Mẹ cùng xuất hiện với Đức Chúa Trời Cha.

Khải Huyền 1:1 “Sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến, thì Ngài đã sai thiên sứ đến tỏ những điều đó cho Giăng, tôi tớ Ngài.”

Khải Huyền là sách mà sứ đồ Giăng ghi chép sau khi nghe và thấy trực tiếp sự mặc thị mà Đức Chúa Trời cho thấy. Nói cách khác thì, đây là lời ghi chép về những việc trong tương lai mà sẽ xảy ra chứ không phải về những việc đương thời Hội Thánh sơ khai.

Khải Huyền 22:17-19 “Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không. Tôi ngỏ cho kẻ nào nghe lời tiên tri trong sách nầy: Nếu ai thêm vào sách tiên tri nầy điều gì, thì Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy tai nạn đã ghi chép trong sách nầy. Và kẻ nào bớt điều gì trong những lời ở sách tiên tri nầy, thì Đức Chúa Trời sẽ cất lấy phần họ về cây sự sống và thành thánh, mà đã chép ra trong sách nầy.”

Vợ Mới chỉ ra Giêrusalem trên trời, Mẹ chúng ta (Khải Huyền 21:9-10, Galati 4:26). Trong sự mặc thị về việc nhất định sẽ xảy ra, Đức Chúa Trời Cha - Thánh Linh cùng với Đức Chúa Trời Mẹ - Vợ Mới của Đức Chúa Trời Cha phán rằng “Hãy đến! Hãy nhận lấy nước sự sống.” và đang gọi các con cái. Trong lời nối tiếp, được làm chứng lặp đi lặp lại rằng bất cứ ai nếu thêm hoặc bớt lời trong Kinh Thánh thì không thể được cứu rỗi.

Là Hội Thánh chính thống, thì dù năm tháng trôi qua lâu đến đâu chăng nữa, cũng phải giữ gìn lẽ thật thuần túy của Hội Thánh sơ khai, và phải đáp ứng hết thảy mọi lời tiên tri Kinh Thánh. Trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời, hết thảy mọi sự này đang được ứng nghiệm. Hội Thánh của Đức Chúa Trời giữ và rao truyền giao ước mới mà Đức Chúa Jêsus lập nên và là nơi lời Kinh Thánh được ứng nghiệm y nguyên, chính nơi này là Hội Thánh chính thống duy nhất mà Đức Chúa Trời lập nên.

Ở xung quanh chúng ta vẫn có rất nhiều người chưa biết đúng về Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên yên lặng, nhưng phải cho biết rộng rãi khắp thế giới về sự thật này, và phải hầu cho cả nhân loại lắng tai nghe sự kêu gọi của Thánh Linh và Vợ Mới. Phải biết đến Hội Thánh chính thống thì mới có thể đến giữa sự cứu rỗi, chẳng phải vậy sao?

Đức Chúa Trời khẩn thiết mong muốn chúng ta nhận thức được ý muốn chân thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy nhận thức ngay thẳng rằng Hội Thánh của Đức Chúa Trời là Hội Thánh chính thống, và hãy làm hết sứ mệnh bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời ra khắp thế gian với lòng tự hào và kiêu hãnh. Hãy cho muôn dân khắp thế giới biết về tin tức sự cứu rỗi, nhờ đó hãy trở thành các con cái của Đức Chúa Trời dẫn dắt hầu cho nhiều người tìm được đúng Đức Chúa Trời và có thể kính sợ Ngài.