한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Nghiêm cấm in ấn và phổ biến Văn bản giảng đạo. Xin vui lòng ghi khắc ân huệ đã được nhận trong lòng và tỏa ra hương khí SIôn.

Lễ Vượt Qua là lẽ thật làm cho sống

Trái đất trông như là thế gian rộng lớn trong mắt người ta, nhưng là sự tồn tại nhỏ bé đến mức khó tìm thấy khi nhìn từ vũ trụ quảng đại. Kinh Thánh cho biết rằng đất này trước mắt Đức Chúa Trời như thể một mảy bụi rơi trên cân, và như một giọt nước nhỏ trong thùng (Êsai 40:15).
Đức Chúa Trời đã lập giao ước vì nhân loại đang sinh sống trong trái đất thể ấy. Trong mọi luật lệ, phép đạo và điều răn mà Đức Chúa Trời - Đấng kinh doanh đại vũ trụ ban cho, có chứa đựng ý muốn hầu cho nhân loại được hưởng phước lạc sự sống đời đời trên Nước Thiên Đàng.
Kể cả trong sự Đức Chúa Trời khôi phục giao ước mới Lễ Vượt Qua vào thời đại này và hầu cho chúng ta giữ cũng có phước lành và sự quan phòng đặc biệt của Ngài. Mong các người nhà Siôn hiểu ra ý muốn của Đức Chúa Trời - Đấng yêu thương chúng ta hết sức, rồi giữ gìn quý trọng và rao truyền lẽ thật sự sống giao ước mới.

Phước lành được chứa đựng trong điều răn


Trên thế gian có người giàu, cũng có người nghèo, có người khỏe mạnh, cũng có người không như vậy. Nhiều người đa dạng đa sắc đang sinh sống trong làng địa cầu, nhưng thời gian ở lại nơi này chỉ là chốc lát và có giới hạn. Bất cứ ai ra đời này thì đến lúc nào đó đều phải rời đi.

Hêbơrơ 9:27 “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét.”

Đức Chúa Trời đã định ra luật lệ và điều răn hầu cho loài người có thể đến gần thế giới vĩnh cửu sau khi kết thúc cuộc sống trên đất. Và Ngài đã chứa đựng mọi sự dạy dỗ ấy trong Kinh Thánh, và sắm sẵn phước lành Nước Thiên Đàng cho những người sống theo phép đạo của Đức Chúa Trời.

Phục Truyền Luật Lệ Ký 8:11-16 “Ngươi khá cẩn thận, e quên Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi, không giữ gìn những điều răn, mạng lịnh và luật lệ của Ngài, mà ngày nay ta truyền cho ngươi chăng... để hạ ngươi xuống và thử ngươi, hầu về sau làm ơn cho ngươi.”

Xuất Êdíptô Ký 20:4-6 “Ngươi chớ làm tượng chạm cho mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi... sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta.”

Ở đằng sau sự Đức Chúa Trời ban mạng lịnh, phép đạo và điều răn có ý muốn rằng về sau ban phước cho. Đức Chúa Trời đã phán rằng Ngài sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến Đức Chúa Trời và giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, nên chẳng phải có nghĩa là lời rằng sẽ ban cho phước lành đời đời hay sao?
Lý do chúng ta tuân theo trọn vẹn mà không thêm hoặc bớt dù chỉ là một điều trong điều răn của Đức Chúa Trời kể từ ngày Sabát, Lễ Vượt Qua cũng là bởi ở trong đó có phước lành mà Đức Chúa Trời đã hứa. Trong số đó, chúng ta hãy dò xem thông qua Kinh Thánh rằng Ngài đã chứa đựng phước lành nào trong Lễ Vượt Qua.

Lễ Vượt Qua, giao ước của sự sống hầu cho vượt qua tai nạn


Trong Lễ Vượt Qua có chứa đựng lời hứa của Đức Chúa Trời rằng sẽ cứu chúng ta khỏi tai nạn và dẫn dắt vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Chúng ta hãy xác minh sự thật này thông qua lịch sử đương thời Môise 3500 năm trước.

Xuất Êdíptô Ký 12:11-14  “Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giầy, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt qua của Ðức Giêhôva. Ðêm đó ta sẽ đi qua xứ Êdíptô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Êdíptô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Êdíptô; ta là Ðức Giêhôva. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi ta hành hại xứ Êdíptô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Ðức Giêhôva, tức là một lễ lập ra đời đời.”

Vào ngày tai nạn hủy diệt con đầu lòng giáng xuống toàn xứ Êdíptô, tai nạn đã vượt qua hết thảy những người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua. Ngược lại, những người Êdíptô không giữ Lễ Vượt Qua đều đã bị chịu tai ương mà không sót một nhà nào. Rốt cuộc, Pharaôn - vua Êdíptô khuất phục trước quyền năng của Đức Chúa Trời, đã giải phóng toàn bộ người dân Ysơraên đang sinh hoạt tôi mọi. Người dân Ysơraên vừa nhìn lịch sử đáng ngạc nhiên thể này, vừa hiểu ra Đức Chúa Trời và bắt đầu có đức tin.
Lịch sử người dân Ysơraên giữ Lễ Vượt Qua được cứu rỗi, còn người dân Êdíptô không giữ Lễ Vượt Qua bị chịu tai ương, là hình bóng của sự việc tương lai sẽ xảy ra trên thế gian tội ác này mà được biểu tượng bởi Êdíptô. Lời hứa của Đức Chúa Trời rằng “thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi” có hiệu lực không chỉ riêng vào thời đại Môise. Vào thời đại bây giờ cũng vậy, hễ giữ Lễ Vượt Qua thì được Đức Chúa Trời bảo vệ. Đức Chúa Trời cho xem thấy trước sẵn thông qua lịch sử của 3500 năm trước về sự rằng người giữ luật lệ, điều răn và phép đạo của Đức Chúa Trời sẽ được thoát khỏi tai nạn, được giải phóng khỏi thế gian tội ác và được đi vào Nước Thiên Đàng, là Canaan trên trời.

Thi Thiên 91:1-10  “Người nào ở nơi kín đáo của Đấng Chí Cao, Sẽ được hằng ở dưới bóng của Đấng Toàn năng. Tôi nói về Đức Giêhôva rằng: Ngài là nơi nương náu tôi, và là đồn lũy tôi; Cũng là Đức Chúa Trời tôi, tôi tin cậy nơi Ngài... Sẽ có ngàn người sa ngã bên ngươi, Và muôn người sa ngã bên hữu ngươi. Song tai họa sẽ chẳng đến gần ngươi. Ngươi chỉn lấy mắt mình nhìn xem, Và sẽ thấy sự báo trả cho kẻ ác. Bởi vì ngươi đã nhờ Đức Giêhôva làm nơi nương náu mình, Và Đấng Chí Cao làm nơi ở mình, Nên sẽ chẳng có tai họa gì xảy đến ngươi, Cũng chẳng có ôn dịch nào tới gần trại ngươi.”

Lời hứa mà Ngài phán rằng “Chẳng có tai nạn nào tới gần ngươi.” được bao hàm ở bên trong Lễ Vượt Qua. Đức Chúa Trời đã phán rằng dù ngàn người, muôn người sa ngã nhưng tai nạn tuyệt đối không xảy đến với người giữ Lễ Vượt Qua, nên thật may mắn và đáng cảm tạ dường bao vì được ở trong lời hứa của Đức Chúa Trời!
Đức Chúa Trời không hủy bỏ giao ước mà Ngài đã lập với loài người. Nhưng thật đáng tiếc là rất nhiều người ngày nay không có đức tin ngay thẳng, nên từ bỏ giao ước của Đức Chúa Trời và không giữ Lễ Vượt Qua. Những người làm theo lời Ngài là cực kỳ ít, nên Đức Chúa Jêsus đã ban sự dạy dỗ rằng “Hãy đi vào cửa hẹp.” (Mathiơ 7:13-14). Không nên đi theo một cách mù quáng bởi cớ rằng đó là con đường mà nhiều người đi, nhưng phải xác minh xem Đức Chúa Trời dẫn dắt vào con đường nào, và phải đi theo con đường ấy.

Dấu của sự cứu chuộc và ấn của Đức Chúa Trời


Đương thời Xuất Êdíptô, huyết của chiên con Lễ Vượt Qua được bôi trên hai cây cột và mày cửa đã trở nên dấu hiệu vượt qua tai nạn. Vào thời đại cuối cùng cũng vậy, Đức Chúa Trời đã ban dấu vượt qua tai nạn trên trán của những người giữ Lễ Vượt Qua. Sách Êxêchiên biểu hiện đây là “dấu”, còn sách Khải Huyền thì biểu hiện là “ấn”.

Êxêchiên 9:3-6 “... Ðức Giêhôva gọi người mặc vải gai, lưng đeo sừng mực mà phán rằng: Hãy trải qua giữa thành tức giữa Giêrusalem, ghi dấu trên trán những người nào than thở khóc lóc về mọi sự gớm ghiếc đã phạm giữa thành nầy. Rồi Ngài phán cùng những người kia cách như cho tôi nghe rằng: Hãy qua trong thành đằng sau nó, và đánh; mắt ngươi chớ đoái tiếc, và đừng thương xót. Nào già cả, nào trai trẻ, nào gái đồng trinh, nào con nít, đàn bà, hãy giết hết; nhưng chớ lại gần một kẻ nào là kẻ đã có ghi dấu; và khá bắt đầu từ nơi thánh ta. Vậy các người ấy bắt đầu từ các người già cả ở trước mặt nhà.”

Cảnh tai nạn vượt qua người dân được nhận dấu của Đức Chúa Trời khi Đức Chúa Trời giáng tai nạn xuống cả nhân loại, được xuất hiện trong lời tiên tri của Êxêchiên. Lời phán rằng “Chớ lại gần một kẻ nào là kẻ đã có ghi dấu trên trán.” là mệnh lệnh đồng nhất với lời Ngài đã phán hầu cho thiên sứ hủy diệt không đến gần người dân Ysơraên đã giữ Lễ Vượt Qua đương thời Xuất Êdíptô. Kể cả trong sách Khải Huyền cũng có mệnh lệnh giống hệt.

Khải Huyền 7:1-3 “Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển, hay là trên cây nào. Tôi lại thấy một vị thiên sứ khác, từ phía mặt trời mọc mà lên, cầm ấn của Ðức Chúa Trời hằng sống. Người cả tiếng kêu bốn vị thiên sứ đã được quyền làm hại đất cùng biển, và bảo rằng: Chớ làm hại đất, biển và cây cối, cho đến chừng nào chúng ta đã đóng ấn trên trán những tôi tớ Ðức Chúa Trời chúng ta.”

Theo lời tiên tri Kinh Thánh thì gió có nghĩa là chiến tranh (Giêrêmi chương 25, Đaniên chương 7), tại đây là gió dấy lên cùng một lúc ở bốn góc đất, tức là Đông Tây Nam Bắc, nên có nghĩa là chiến tranh thế giới. Đức Chúa Trời đã hầu cho đóng ấn trên trán các con cái Ngài trước khi tai nạn thể này giáng xuống. Ngài đã phán lệnh rằng đừng làm hại đất, biển và cây cối, tức là đừng giáng tai nạn nhưng hãy bảo lưu cho đến chừng nào đã đóng ấn xong, rồi khi công việc đóng ấn kết thúc thì lúc đó hãy hủy diệt hết thảy ngoại trừ những người đã được đóng ấn.

Khải Huyền 9:1-4 “Vị thiên sứ thứ năm thổi loa, thì tôi thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và được ban cho chìa khóa của vực sâu không đáy... Có lời truyền cho chúng nó chớ làm hại loài cỏ ở đất, thứ xanh và cây cối nào, nhưng chỉ làm hại những người không có ấn Ðức Chúa Trời ở trên trán.”

Lời rằng “đóng ấn của Đức Chúa Trời trên trán”, “có dấu của Đức Chúa Trời trên trán”, “huyết của chiên con trở nên dấu hiệu” hết thảy đều là biện pháp mà Đức Chúa Trời áp dụng trong tình huống tai nạn giáng xuống. Kể cả khi tai nạn giáng xuống Êdíptô, kể cả khi tai nạn cuối cùng giáng xuống, Đức Chúa Trời hầu cho không thể làm hại những người được đóng ấn của Đức Chúa Trời trên trán. Kể cả bây giờ Đức Chúa Trời cũng đang đóng ấn trên trán những người dân của Ngài bởi Lễ Vượt Qua.

Đấng Christ là Chiên của Lễ Vượt Qua


Lẽ thật mà Đức Chúa Trời - Đấng biết sự cuối cùng từ buổi đầu tiên khôi phục vì sự cứu rỗi của nhân loại vào thời đại cuối cùng, chính là Lễ Vượt Qua. Chúng ta hãy dò xem bởi nguyên lý nào mà hễ giữ Lễ Vượt Qua thì được thoát khỏi tai nạn và được cứu rỗi.

I Côrinhtô 5:7 “Hãy làm cho mình sạch men cũ đi, hầu cho anh em trở nên bột nhồi mới không men, như anh em là bánh không men vậy. Vì Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta, đã bị giết rồi.”

Chiên của Lễ Vượt Qua biểu tượng cho Đấng Christ. Giống như nhà nào bôi huyết chiên con Lễ Vượt Qua đương thời Xuất Êdíptô đã được vượt qua tai nạn, thì vào thời đại Tân Ước, người nào mặc lấy huyết báu của Đấng Christ - thực thể của chiên con Lễ Vượt Qua sẽ được cứu rỗi khỏi tai nạn. Vì vậy Đức Chúa Jêsus đã hầu cho sứ đồ Phierơ và Giăng dọn Lễ Vượt Qua, và đã giữ Lễ Vượt Qua cùng với các môn đồ.

Luca 22:7-15, 19-20 “Đến ngày lễ ăn bánh không men là ngày người ta phải giết con sinh làm lễ Vượt qua, Đức Chúa Jêsus sai Phierơ và Giăng đi, mà phán rằng: Hãy đi dọn lễ Vượt qua cho chúng ta ăn... Hai môn đồ đi, quả gặp những điều như Ngài đã phán, bèn dọn lễ Vượt qua. Đến giờ, Ngài ngồi bàn ăn, các sứ đồ cùng ngồi với Ngài. Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt qua này với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn... Đoạn, Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn xong, bẻ ra phân phát cho môn đồ, mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, đã vì các ngươi mà phó cho; hãy làm sự này để nhớ đến ta. Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén đưa cho môn đồ mà phán rằng: Chén nầy là giao ước mới trong huyết ta vì các ngươi mà đổ ra.”

3500 năm trước, Ngài đã hầu cho giết chiên con rồi bôi huyết nó trên hai cây cột và mày cửa, nhưng giờ thì Ngài đóng ấn bởi thịt và huyết của Đấng Christ, là chiên con Lễ Vượt Qua. Mọi việc làm này của Đức Chúa Jêsus đều là tấm gương mà Ngài cho thấy để chúng ta cũng làm giống như thế và được cứu rỗi.

Giăng 13:15 “Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.”

Lễ Vượt Qua giao ước mới là lẽ thật của sự sống mà Đức Chúa Jêsus lập nên vì nhân loại. Khi chúng ta giữ Lễ Vượt Qua theo như Đức Chúa Jêsus đã làm gương, bởi ăn bánh của Lễ Vượt Qua biểu tượng cho thân thể chí thánh của Đức Chúa Jêsus và uống rượu nho của Lễ Vượt Qua biểu tượng cho huyết báu, Đức Chúa Trời sẽ ở cùng với chúng ta, và nhờ đó ấn của sự cứu chuộc được khắc trên trán chúng ta. Và với tư cách là con cái được thừa hưởng thịt và huyết của Đức Chúa Trời, chúng ta được nhận sự sống đời đời và được công nhận tư cách đi vào Nước Thiên Đàng (Giăng 6:53-57). Lẽ thật bảo vệ chúng ta khỏi tai nạn, cứu nhân loại và ban cho phước lành Nước Thiên Đàng vĩnh cửu chính là Lễ Vượt Qua.

Giao ước mới phải được rao truyền đến tận ngày Ngài đến


Đức Chúa Jêsus cũng đã giữ Lễ Vượt Qua, các môn đồ gồm sứ đồ Phierơ và Giăng cũng đã giữ Lễ Vượt Qua. Cho đến tận khoảng năm 100 SCN mà các môn đồ trực tiếp nhận sự dạy dỗ của Đức Chúa Jêsus vẫn còn sống, các thánh đồ Hội Thánh sơ khai đều đã giữ Lễ Vượt Qua hết thảy. Ghi chép này có trong Kinh Thánh và sách Sử Hội Thánh. Nhưng, sự sáng lẽ thật bắt đầu bị mờ dần đi, và đến năm 325 SCN thì Lễ Vượt Qua bị xóa bỏ tại Công đồng Nicaea. Nghĩa là điều răn của Đức Chúa Trời đã bị mất đi bởi loài người.
Loài người há có thể tùy ý không giữ lẽ thật mà Đức Chúa Trời đã quy định chăng? Ai đã phán lệnh rằng hãy giữ, và ai đã làm theo mệnh lệnh ấy vậy? Lễ Vượt Qua là lễ trọng thể mà Đức Chúa Jêsus rất muốn giữ, và là điều răn mà kể cả các sứ đồ nhận sự dạy dỗ từ Đức Chúa Jêsus cũng đã giữ và truyền bá. Sứ đồ Phaolô cũng nhấn mạnh sự thật rằng Lễ Vượt Qua là lẽ thật không nên bị biến mất.

I Côrinhtô 11:23-26  “Vả, tôi có nhận nơi Chúa điều tôi đã dạy cho anh em: Ấy là Ðức Chúa Jêsus, trong đêm Ngài bị nộp, lấy bánh, tạ ơn, rồi bẻ ra mà phán rằng: Nầy là thân thể ta, vì các ngươi mà phó cho; hãy làm điều nầy để nhớ ta. Cũng một thể ấy, sau khi ăn bữa tối rồi, Ngài lấy chén và phán rằng: Chén nầy là sự giao ước mới trong huyết ta; hễ khi nào các ngươi uống, hãy làm điều nầy để nhớ ta. Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh nầy, uống chén nầy, thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.”

Lời phán rằng “Hễ khi nào ăn bánh này, và hễ khi nào uống chén nầy” có nghĩa rằng hàng năm hãy tiếp tục giữ và rao truyền Lễ Vượt Qua. Bởi thế, Đức Chúa Trời đã đến đất này lần thứ hai và khôi phục lẽ thật Lễ Vượt Qua. Trong sự Ngài ban Lễ Vượt Qua vào thời đại này có ý muốn của Đức Chúa Trời để cứu chúng ta. Dù vậy mà rất nhiều hội thánh ngày nay tuy không giữ Lễ Vượt Qua nhưng lại nói rằng chỉ cần tin là được. Người tin thì phải làm hành động có đức tin.
Trong giao ước mà Đức Chúa Trời ban cho luôn bao hàm phước lành. Đây là phước lành đời đời chứ không phải là phước lành phút chốc có một lát rồi lại biến mất. Mong các người nhà Siôn nhìn trông thứ đời đời và cầu khẩn nhiều hơn nữa phước lành của thế giới vĩnh cửu, và hãy mau chóng cho nhiều người hơn nữa: gia đình, hàng xóm, người thân biết về lẽ thật giao ước mới Lễ Vượt Qua mà Đức Chúa Trời ban cho để cứu nhân loại và để ban cho phước lành. Nhờ đó khẩn thiết mong cả nhân loại cùng tham dự vào bữa tiệc Lễ Vượt Qua chí thánh, để nhận được sự sống và được cứu rỗi.