한국어 English 日本語 中文简体 Deutsch Español हिन्दी Português Русский Đăng nhậpĐăng ký

Đăng nhập

Xin hoan nghênh!

Cảm ơn quý vị và các bạn đến với trang Web của
Hội Thánh của Đức Chúa Trời Hiệp Hội Truyền Giáo Tin Lành Thế Giới.

Bạn có thể đăng nhập để sử dụng menu dành riêng cho hội viên.
Đăng nhập
Tên truy nhập
Mật khẩu

Bạn đã quên mật khẩu chăng? / Đăng ký

Đấng Christ Tái Lâm

Kinh Thánh cho biết về nơi quan trọng liên quan rất mật thiết với sự cứu rỗi của chúng ta. Đó chính là vườn Êden. Lịch sử vườn Êđen cho chúng ta biết về khởi nguyên và sự chết của loài người. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể phát hiện ra sự mầu nhiệm của sự sống trong lịch sử vườn Êđen. Sau khi phạm tội ở vườn Êđen, loài người đã phải chịu sự chết. Vậy thì, làm thế nào để chúng ta có thể được cứu rỗi khỏi sự chết?

Về vấn đề này, Đấng Christ Tái Lâm Đấng An Xang Hồng đã cho biết rằng duy chỉ những người ăn “trái sự sống” mới được cứu rỗi. Nói một cách dễ hiểu thì, con đường duy nhất để những linh hồn phạm tội bởi trái thiện ác được sống, là ăn trái sự sống. Nhưng mà Đức Chúa Trời đã chặn đường để tội nhân không thể đến được trái sự sống, và cuối cùng con đường đến trái sự sống đã bị chặn lại bởi Satan vào năm 325 SCN.

Kinh Thánh tiên tri rằng Đức Chúa Jêsus Tái Lâm lại mang đến trái sự sống để ban sự sống đời đời cho loài người không tránh khỏi sự chết, mà Đấng mang đến trái sự sống là Đấng An Xang Hồng nên Hội Thánh của Đức Chúa Trời tiếp nhận Đấng An Xang Hồng là Đức Chúa Jêsus Tái Lâm.

Vậy, trái sự sống là gì?

Đấng mang đến trái sự sống có đúng là Đấng An Xang Hồng không?


Thứ Được Giấu Từ Sáng Thế, Trái Sự Sống

Mathiơ 13:34 “Đức Chúa Jêsus lấy lời ví dụ mà phán những điều đó cùng đoàn dân, Ngài chẳng phán điều gì cùng họ mà không dùng lời ví dụ, để được ứng nghiệm lời đấng tiên tri rằng: Ta sẽ mở miệng nói lời ví dụ, Ta sẽ rao bảo những điều kín nhiệm từ khi dựng nên trời đất.”

Đức Chúa Jêsus đã rao bảo những điều kín nhiệm từ khi dựng nên trời đất bằng lời ví dụ. Vậy thì trong 66 quyển Kinh Thánh, sách chứa đựng lịch sử sáng thế là gì? Đó chính là sách Sáng Thế Ký. Trong sách Sáng Thế Ký có chứa đựng rất nhiều ví dụ liên quan đến sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy nghiên cứu về trái sự sống trong ví dụ được giấu kín trong sách Sáng Thế Ký.

Sáng Thế Ký 2:16 “Rồi Giêhôva Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa qủa các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết.”

Giữa vườn Êđen, Giêhôva Đức Chúa Trời đã đặt cây sự sống và cây biết điều thiện và điều ác. Và Đức Chúa Trời đã phán với Ađam và Êva rằng đừng ăn trái của cây biết điều thiện và điều ác.

Nhưng họ đã bị Satan cám dỗ mà hái ăn trái thiện ác và làm trái mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Bởi đó nhân loại đã chịu kết cục không tránh khỏi sự chết, từ lúc này sự chết đã vào trong thế gian bởi tội lỗi.

Sau khi loài người phạm tội ở vườn Êđen, Giêhôva Đức Chúa Trời đã từng ban cho cơ hội nào để được cứu rỗi khỏi sự chết chưa? Lẽ nào không có cơ hội được giải phóng đời đời khỏi sự chết sao?

Sáng Thế Ký 3:22 “Giêhôva Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta;vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sự sống đời đời chăng.”

Giống như đã đề cập ở trên, duy chỉ có một con đường đến sự sống đời đời. Đó chính là sự ăn trái sự sống.


Thực Thể của Trái Sự Sống là Đức Chúa Jêsus

Vậy, chúng ta làm thế nào để ăn được trái sự sống?

Chúng ta xem lại lịch sử vườn Êđen thì, Đấng không cho tội nhân ăn trái sự sống là Đức Chúa Trời thì Đấng có thể cho phép chúng ta ăn lại trái sự sống cũng là duy chỉ Đức Chúa Trơi mà thôi. Cho nên, Đức Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời, đã đến với tư cách là Đấng Cứu Chúa để hồi phục trái sự sống cho nhân loại không tránh khỏi sự chết do bị mất trái sự sống.

Giăng 10:10 “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật.”

Ngài đến thế gian để ban sự sống, nghĩa là Ngài mang đến trái sự sống mà đã bị mất trong vườn Êden. Vậy thì thực thể của trái sự sống mà Đức Chúa Jêsus mang đến là gì?

Giăng 6:53 “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng họ rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt của Con người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các ngươi đâu. Ai ăn thịt và uống huyết ta thì được sự sống đời đời; nơi ngày sau rốt ta sẽ khiến người đó sống lại.”

Trong Sáng Thế Ký, chúng ta phải ăn cái gì để nhận được sự sống đời đời? Đó là trái sự sống. Vậy, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng phải ăn gì để được sự sống đời đời vậy? Đó chính là thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus. Vậy thì, thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus biểu tượng cho cái gì ở vườn Êđen? Đó chính là trái sự sống.

Đúng như vậy. Thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus biểu tượng cho trái sự sống ở vườn Êđen. Bởi ăn thịt và uống huyết của Ngài, chúng ta có thể được ăn trái sự sống mà đã bị mất ở vườn Êđen bởi Ađam và Êva. Theo đó, để nhận được sự sống đời đời, chúng ta phải ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus.


Trái Sự Sống là Bánh và Rượu Nho của Lễ Vượt Qua

Giờ, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách làm thế nào để có thể ăn được thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus, là thực thể của trái sự sống ở Êđen. Việc chúng ta ăn bản thân Đức Chúa Jêsus là bất khả thi. Vậy thì, lời của Đức Chúa Jêsus trong Giăng 6:53 có ý nghĩa gì? Lời này liên kết với Mathiơ 26:17. Tại đây, chúng ta có thể biết được phương pháp có thể ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus.

Mathiơ 26:17-26 “Trong ngày thứ nhứt ăn bánh không men, môn đồ đến gần Đức Chúa Jêsus mà thưa rằng: Thầy muốn chúng tôi dọn cho thầy ăn lễ Vượt qua tại đâu? Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi. Môn đồ làm y như lời Đức Chúa Jêsus đã dạy mà dọn lễ Vượt qua... Khi đương ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội.”

Đức Chúa Jêsus phán rằng bánh và rượu nho ăn vào Lễ Vượt Qua chính là thịt và huyết của Đức Chúa Jêsus, tức chính là bản thân Đức Chúa Jêsus. Cho nên, sự ăn bánh và rượu nho của Lễ Vượt Qua chính là sự ăn trái sự sống ở vườn Êđen. Tại đây, chúng ta biết được sự thật rằng trái sự sống là ví dụ để chỉ ra Đức Chúa Jêsus, và phương pháp ăn thịt và uống huyết của Đức Chúa Jêsus được hoàn thành bởi lẽ thật Lễ Vượt Qua.

Cho nên, chúng ta có thể biết được rằng trái sự sống được ban cho nhân loại thông qua Lễ Vượt Qua, và Đức Chúa Jêsus, là Đấng hồi phục trái sự sống, chính là Đức Chúa Trời.


Đấng An Xang Hồng Lại Ban Cho Trái Sự Sống

Đức Chúa Trời đã đích thân đến trong xác thịt, ban bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua, là trái sự sống, cho loài người không tránh khỏi sự chết do bị mất trái sự sống ở vườn Êđen, nên chúng ta mới có thể nhận được sự sống đời đời.

Tuy nhiên, ma quỉ đã xóa bỏ lẽ thật vinh hiển Lễ Vượt Qua, là trái sự sống, thông qua Hội công đồng Nicaea (Năm 325 SCN). Điều này có nghĩa là trái sự sống lại bị giấu kín một lần nữa, nên kể từ đó không ai có thể nhận được sự sống đời đời.

Không có Lễ Vượt Qua, là lẽ thật trái sự sống, thì chúng ta làm sao có thể chờ đợi sự cứu rỗi được đây? Đấng có thể ban lại lẽ thật Lễ Vượt Qua, là trái sự sống, cho loài người chúng ta, chỉ có thể là duy nhất Đức Chúa Trời, giống với thời Sơ Lâm.

Hêbơrơ 9:28 “Cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài.”

Mục đích Đấng Christ đến lần thứ hai là để ban sự cứu rỗi. Để ban sự cứu rỗi nhất thiết cần phải có Lễ Vượt Qua. Đấng lại ban cho lẽ thật Lễ Vượt Qua này chính là Đấng An Xang Hồng.

Cho nên, Đấng An Xang Hồng là Đấng Christ xuất hiện vào thời đại này theo tất thảy mọi lời tiên tri Kinh Thánh, và chính là Đức Chúa Trời đã hồi phục lại lẽ thật Lễ Vượt Qua, là trái sự sống, để ban sự cứu rỗi cho loài người không tránh khỏi sự chết bởi tội lỗi.